03 Feb, 2021
Xu hướng mới ở Ấn Độ
Trong cuộc thăm viếng của tôi tới Ấn Độ năm 2005, một người bạn Ấn Độ hỏi tôi: “Chúng tôi có những đại học tốt tương tự như ở Mĩ. Sinh viên của chúng tôi học giỏi về toán và khoa học, thậm chí còn giỏi hơn Mĩ. Nhưng tại sao chúng tôi không tạo ra được các nhà doanh nghiệp như Bill Gates hay Steve Jobs? Chúng tôi có nhiều công ti công nghệ thành công nhưng phần lớn học đều làm dịch vụ khoán ngoài chứ không phải các công ti phát kiến như Apple, Google hay Microsoft? Có cái gì đó mà chúng tôi không biết không?”
Tôi bảo ông ấy: “Phát kiến yêu cầu trạng thái tâm trí, một loại tư duy mới, khả năng nhận ra cơ hội, và thái độ dám nhận rủi ro. Điều đó phần lớn tuỳ thuộc vào hệ thống giáo dục liệu bạn có thúc đẩy tư duy phát kiến hay không. Phần lớn hệ thống giáo dục châu Á vẫn còn theo hệ thống truyền thống của việc học thụ động nơi thầy giáo truyền tri thức và học sinh tuân theo chỉ đạo hơn là suy nghĩ ra ngoài hệ thống. Việc học thụ động này không khuyến khích tư duy mới, ý tưởng mới, hay khả năng nhận ra cơ hội mới. Không ai muốn nêu sáng kiến về bất kì cái gì mới mà chờ đợi hướng dẫn từ thầy giáo. Khi họ đi làm việc, họ cũng chờ đợi chỉ đạo từ người quản lí. Không ai muốn mại hiểm cái gì vì họ sợ thất bại. Vào lúc này, phần lớn học sinh sung sướng được tới trường, được bằng cấp, được việc làm có lương; vài người không muốn làm cái gì khác. Không ai muốn phá vỡ truyền thống.”
“Vấn đề khác là thái độ công chúng đối với thất bại. Ở Mĩ thất bại là bình thường, không ai cười bạn nếu bạn bắt đầu một công ti và nó thất bại. Ở châu Á, thất bại là rất tồi tệ và mang gánh nặng cho một người và gia đình. Ở Mĩ thất bại là bài học được học nhưng ở châu Á nó là “mất hình ảnh” tới mức không ai muốn liên kết với nó. Bắt đầu công ti riêng của bạn là mạo hiểm tới mức nhiều người không muốn làm.”
“Có vấn đề khác mà sinh viên Ấn Độ nói với tôi: Hệ thống hôn nhân được thu xếp ở Ấn Độ. Một người tốt nghiệp phần mềm làm việc cho công ti như Infosys, TCS, Wipro hay IBM thường nhận được các đề nghị hôn nhân tốt nhất. Ở Ấn Độ, nhiều gia đình giầu muốn con gái của họ lấy kĩ sư phần mềm, người làm việc cho các công ti phần mềm nổi tiếng. Họ sẵn lòng cho nhiều của hồi môn (ở Ấn Độ, của hồi môn là gia đình người phụ nữ đem cho người đàn ông trong hôn nhân). Kĩ sư phần mềm không làm việc cho công ti phần mềm nhưng muốn bắt đầu công ti riêng của mình không được coi là “ứng cử viên tốt cho hôn nhân”. Xã hội Ấn Độ tin rằng sau khi tốt nghiệp, nếu bạn không thể kiếm được việc làm tốt, bạn là “kẻ bại” và cô gá trẻ không bao giờ nhìn vào “kẻ bại”. Truyền thống ở Ấn Độ là gần như mọi người tốt nghiệp sẽ đi làm việc cho chính phủ, với ý định trở thành chính khách, hay làm việc cho ngân hàng đầu tư nước ngoài, và gần đây là làm việc cho công ti phần mềm trong công nghiệp khoán ngoài. Tất cả những vị trí này đều cho lương tốt. Nếu họ độc thân, họ có thể hấp dẫn nhiều sự chú ý từ các gia đình giầu có và có nhiều liên hệ mà có con gái. Không có lí do để bắt đầu công ti riêng của bạn hay làm bất kì cái gì khác với truyền thống này.”
Bạn tôi Ravi bảo tôi: “Nếu ông tới đại học và học về phần mềm, ông sẽ không gặp vấn đề gì về việc có bạn gái. Ba mươi năm trước, việc làm của chính phủ là nóng rồi hai mươi năm trước, việc làm ở ngân hàng nước ngoài là nóng nhưng ngày nay, phần mềm là việc làm tốt nhất vì lương cao và vị trí danh giá.”
Cuối năm này tôi tới Ấn Độ, tôi để ý rằng một số thay đổi đã xảy ra. Tôi gặp vài nhà doanh nghiệp những người đã tạo ra công ti riêng của họ. Tất cả họ đều bảo tôi rằng lúc đầu điều đó là khó vì bố mẹ họ không sung sướng nhưng họ quyết tâm làm điều họ tin. Người đầu tiên là Vishal Gondal, ông ấy được coi là “Bill Gates” của Ấn Độ. Ông ấy đã bỏ học ở trường để bắt đầu công ti của mình có tên là “Indiagames” khi ông ấy mới 16 tuổi. Sáu năm sau ông ấy bán công ti của mình được nhiều triệu đô la rồi bắt đầu một công ti khác. Bây giờ ông ấy trở thành tỉ phú với nhiều công ti thuộc vào nhóm có tên “Sweat & Blood Venture Group”. Khi tôi hỏi về kinh doanh của ông ấy, ông ấy nói: “Tôi thích công nghệ, đặc biệt là trò chơi máy tính cho nên tôi bỏ học ở trường và bắt đầu công ti. Vào thời đó tôi đã không biết gì mấy về kinh doanh cho nên tôi đã phạm phải nhiều sai lầm. Cho dù tôi thành công bây giờ, tôi chưa bao giờ khuyên bất kì ai theo bước đó. Tôi bao giờ cũng bảo họ hãy hoàn thành trường trước, học thật nhiều như bạn có thể học rồi bắt đầu công ti của bạn.”
Một người khác là Ajay Mahesh, người làm việc trong công nghiệp khoán ngoài trong hai năm rồi bỏ để bắt đầu công ti an ninh phần mềm với vài người bạn. Ông ấy bảo tôi rằng tất cả họ đều bị sức ép từ bố mẹ họ không làm điều “ngu xuẩn”. Bản thân ông ấy cũng đã có cuộc hôn nhân được đề nghị bị cắt bỏ. Ông ấy nói: “Bố mẹ tôi không thể hiểu được tại sao tôi bỏ việc làm lương cao để bắt đầu một công ti với nhiều rủi ro. Hôn phu của tôi cũng nghĩ rằng tôi dở hơi cho nên cô ấy tìm một kĩ sư khác làm việc cho Infosys. Tôi tan nát lòng trong vài tháng nhưng tôi muốn theo giấc mơ của mình.” Vài năm sau, khi an ninh máy tính trở thành vấn đề chính trong công nghiệp, doanh nghiệp của ông ấy cất cánh. Khi ông ấy làm ra vài triệu đô la năm đó, không ai phàn nàn gì nữa. Ngày nay công ti của ông ấy sử dụng trên một trăm nhân viên với thu nhập hàng năm đạt tới bốn mươi triệu đô la. Ông ấy nói: “Bây giờ tôi không có vấn đề gì, bố mẹ tôi đã nhận nhiều cuộc hôn nhân được đề nghị cho tôi và họ lựa chọn vợ cho tôi.”
Bạn tôi Ravi bảo tôi rằng vài năm trước, phần lớn các công ti phần mềm đều được bắt đầu bởi những người đã làm việc ở Mĩ. Nhiều người tận dụng ưu thế của chi phí lao động thấp ở Ấn Độ để xây dựng dịch vụ khoán ngoài nhưng gần đây điều đó thay đổi. Bây giờ Ấn Độ có các nhà doanh nghiệp bắt đầu công ti phát kiến riêng của họ để xây dựng các sản phẩm và dịch vụ khác cho người riêng của họ. Dường như là thanh niên bắt đầu đổi tư duy của họ và không muốn theo truyền thống nữa. Ông ấy hi vọng rằng trong vài năm nữa, Ấn Độ sẽ có các công ti có thể cạnh tranh với Microsoft hay Google thì mọi sự sẽ thay đổi.
—-English version—-
The new Trend in India
During my visit to India in 2005, an Indian friend asked me: “We have good universities similar to the U.S. Our students are doing well in math and science, even better than the U.S. But why we do not produce entrepreneurs like Bill Gates or Steve Jobs? We have many successful technology companies but most of them are outsourcing services not innovation companies like Apple, Google or Microsoft? Is there something that we do not know?
I told him: “Innovation requires a state of mind, a new kind of thinking, an ability to recognize opportunity, and a risk taking attitude. It depends mostly on the education systems whether you promote innovation thinking or not. Most Asian education systems are still following the tradition system of passive learning where teachers transmit knowledge and students follow the direction rather than thinking outside of the system. This passive learning does not encourage new thinking, new ideas, or the ability to recognize new opportunities. No one wants to initiate anything new but wait for instruction from teachers. When they go to work, they also wait for direction from managers. No one wants to risk anything as they are afraid of failure. At this time, most students are happy to go to school, get a degree, get a job with good wages; few would want to do anything else. No one wants to break the tradition.”
“Another issue is the public attitude with failure. In the U.S failure is normal, nobody laugh about you if you start a company and it fails. In Asia, failure is very bad and carries a burden to a person and the family. In the U.S failure is a lessons learned but in Asia it is a “Loser image” that nobody want to associate with. To start your own software company is a risk that many people do not want to do.”
“There is another issue that Indian students told me: The arranged-marriage system in India. A software graduate who work for company like Infosys, TCS, Wipro or IBM would often command the best marriage proposals. In India, many rich families want their daughters to marry software engineer who works for a well known software company. They are willing to come up with a lot of dowry incentives (In India, dowry is for the woman’s family to give to a man during marriage). A software engineer who does not work for a software company but want to start his own company is not considered a “Good candidate for marriage”. Indian society believes that after graduate, if you cannot get a good job, you are “loser” and young girls never look at “loser”. The tradition in India is nearly all the graduates will go to work for government, with the intention to become politicians, or work for foreign investment banks, and recently work for software company in the outsourcing industry. All of these positions offer good salaries. If they are single, they can attract a lot of attentions from rich and well connected families that have daughters. There is no reason to start your own company or doing anything differs from this tradition.”
My friend Ravi told me: “If you go to college and study software, you will not have any problem getting girl friend. Thirty years ago, Government jobs were hot then twenty years ago, Foreign banking jobs were hot but today, software is the best job in India because of the high salaries and prestigious positions.”
This fall when I went to India, I noticed that some changes were happening. I met several entrepreneurs who created their own companies. All of them told me that it was difficult at first because their parents were not happy but they determined to do what they believed in. The first was Vishal Gondal, he is considered the “Bill Gates” of India. He dropped out of school to start his company called “Indiagames” when he was only 16. Six years later, he sold his company for a multi-million dollar then started another company. Now he became a billionaire with several companies under the portfolio called “Sweat & Blood Venture Group”. When I asked about his venture, he said: “I love technology, especially computer games so I dropped out of school and started a company. At that time I did not know much about the business so I made many mistakes. Even I was successful now, I never advise anyone to follow that step. I always told them to complete school first, learn as much as you can then start your company.”
Another person is Ajay Mahesh, who worked in the outsourcing industry for two years then left to start a software security company with few friends. He told me that all of them got pressure from their parents not to do “Stupid” thing. He himself also had his proposed marriage cancelled. He said: “My parents could not understand why I would leave high-paying jobs to start a company with a lot of risks. My fiancée also thought that I was crazy so she found another engineer who worked for Infosys. I was heartbroken for few months but I wanted to follow my dream.” Few years later, when computer security became a major issue in the industry, his business took off. When he made few million dollars that year, nobody complain anymore. Today his company employed over one hundred employees with an annual revenue reaching forty million dollars. He said: “Now I do not have any problem, my parents received several proposed marriages for me already and they are selecting a wife for me.”
My friend Ravi told me that few years ago, most software companies were started by people who had worked in the U.S. Many took advantage of the low labor cost in India to build outsourcing services but recently it changes. Now India has entrepreneurs who start their own innovation companies to build different products and services for their own people. It seems that young people begin to change their thinking and do not want to follow the tradition anymore. He hopes that in the next few years, India will have companies that could compete with Microsoft or Google then everything will change.