Đôi khi tôi tự hỏi liệu các công ti thuê người tốt nghiệp có hài lòng với đào tạo đại học của họ không.

Tuần trước một khảo cứu của chính phủ Mĩ xác nhận rằng có lỗ hổng giữa điều công nghiệp cần và điều trường cung cấp. Sự kiện là nhiều đại học nhà nước quá chậm thay đổi, mặc cho các phàn nàn từ công nghiệp. Nhiều nhà giáo dục thiết lập vững chắc cách nhìn của họ rằng giáo dục không phải là chỗ đào tạo cho công nghiệp và sẽ không tuỳ thuộc theo nhu cầu của công nghiệp. Những người điều hành từ công nghiệp tức giận và ra lệnh cho người của họ không thuê người từ các đại học như vậy và tăng việc khoán ngoài và thúc đẩy di trú cởi mở hơn để thuê công nhân có kĩ năng nước ngoài. Không may trong việc trao đổi cách nhìn này, một số sinh viên trở thành nạn nhân vì họ bị mắc kẹt gữa “thuần tuý” hàn lâm là “thực tại” công nghiệp.

Khảo cứu của chính phủ Mĩ nhận diện xu hướng thuê người công nghiệp hiện thời  với 59% công ti thuê người phát triển phần mềm và người lập trình; 43% thuê người quản lí hệ thông tin, quản lí dịch vụ, và phân tích doanh nghiệp (kĩ sư yêu cầu); 50% đang thuê các nhà chuyên nghiệp cơ sở dữ liệu; 36% thuê kiến trúc sư hệ thống; 46% thuê người phát triển an ninh hệ thống và mạng và phát triển di động; và 37% cần người quản lí dự án phần mềm.

Trong 800 công ti tham gia vào khảo cứu này, bốn trong mười công ti báo cáo rằng người mới thuê của họ đã không được chuẩn bị thành công để thực hiện việc làm trong công ti của họ, nhiều người phải được đào tạo lại trong ít nhất 6 tháng, điều là chi phí phụ thêm cho công ti. Có nhiều quan ngại về việc thiếu tri thức doanh nghiệp của người hiện tốt nghiệp và cách doanh nghiệp vận hành. Số khác 32% nói rằng đã có lỗ hổng nhỏ trong kĩ năng mà có thể được đào tạo trong vài tháng. Chỉ 9% đánh giá người mới thuê là “được đào tạo tốt, thực sự làm việc được” nhưng phần lớn trong họ đều tới từ các trường tư, không phải là các đại học nhà nước nơi đào tạo gióng thẳng với nhu cầu công nghiệp. Bên ngoài kĩ năng kĩ thuật của họ, các công ti tìm những công nhân có kĩ năng phụ thêm trong doanh nghiệp, những người có thể thấy “bức tranh lớn” hay hiểu cách nhìn chiến lược hơn là ngắn hạn.

Có mối quan ngại rằng các nước như Trung Quốc và Ấn Độ đang tạo ra đại thể mười lần số người kĩ thuật hơn người của Mĩ nhưng khảo cứu này đã thấy rằng những người tốt nghiệp này được đào tạo kém tới mức sẽ mất ba tới bốn năm cho họ làm việc trong lực lượng lao động để đạt tới phẩm chất của người kĩ thuật được đào tạo ở Mĩ.

Trong những phát hiện phụ thêm có: công nghệ thay đổi nhanh chóng là lí do chính tạo ra lỗ hổng kĩ năng, tiếp đó là đào tạo bị giới hạn, đào tạo lạc hậu và đào tạo không hiệu quả.

—-English version—-

Current trend in Industry

Some time I have wondered if companies that hire graduates are ever happy with their college training. Last week a new U.S. government study confirmed that there was a gap between what industry needs and what school are providing. The fact was many state universities were too slow to change, despite complaints from the industry. Many educators firmly established their view that university is not a training place for industry and will not subject to demand from industry. Executives from industry were angry and ordered their people not to hire from such universities and increase the amount of outsourcing and promote more open immigration to hire foreign skilled workers. Unfortunately in this exchange of views, some students become victims as they get squeezed between academic “purity” and industry “reality”.

The U.S. government study identified the current industry hiring trends where 59% of company are hiring Software Developers and Programmers; 43% are hiring Information System Managers, Service Manager, and Business analysts (Requirements Engineer); 50% are hiring database professionals; 36% hiring System Architects; 46% are hiring system and network security and mobile developers; and 37% needs Software Project Manager.

Among 800 companies participated in the study, four in ten companies reported that their new hires were not sufficiently prepared to perform jobs within their companies, many had to be retrained for at least 6 months, which were additional cost to companies. There was more concern about current graduates’ lack of knowledge of business and how it work. Another 32% said that there were small gaps in skills which could be trained in few months. Only 9% rated new hires as “well trained, ready to work” but most of them came from private universities, not state universities where training was in alignment with industry needs. Beyond their technical skills, companies were looking for workers with additional skills in business, people who can see the “big picture” or understand strategic view rather than just short term.

There was a concern that countries like China and India are producing roughly ten times the number of technical people than the U.S. but the study have found that these graduates were so poorly trained that it would take them three to four years in the workforce to reach the quality of U.S. trained technical people.

Among the additional findings are: Rapidly changing technology was the main reason contributing to the skills gap, followed by limited training, obsolete training, and ineffective training.