Khi các nhà kinh tế bận rộn tìm giải pháp cho thất nghiệp ngày nay, một số nhà chiến lược đã bận rộn làm việc về những kế hoạch cho cạnh tranh toàn cầu trong tương lai. Trận chiến này bắt đầu hình thành trong giáo dục để phát triển lực lượng lao động tương lai cho tăng trưởng kinh tế.

Mọi chỉ báo kinh tế đều chỉ ra rằng việc ghi danh vào giáo dục cao hơn là nhân tố dẫn đầu cho tăng trưởng kinh tế. Khi một nước tăng số sinh viên đại học nó giáo dục, nước đó có xu hướng tận hưởng tăng trưởng kinh tế mạnh trong thập kỉ sau đó. Điều đó đã xảy ra ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Singapore vào cuối những năm 1980 khi các nước này bây giờ tận hưởng là nền kinh tế tốt nhất trong lịch sử của họ.

Trung Quốc cũng muốn làm cùng điều đó với đầu tư hàng năm $250 tỉ đô la vào giáo dục đại học, chính phủ Trung Quốc đã tăng gấp đôi số các đại học và tăng số đăng tuyển sinh viên lên năm lần. Có lẽ đó là việc bành trướng lớn nhất trong giáo dục đại học trong lịch sử của nó. Kết quả là 28% dân số trẻ của Trung Quốc (18 tới 26 tuổi) được tuyển vào đại học. Tuy nhiên khi chính phủ Trung Quốc quyết định làm giáo dục bậc cao hơn thành ưu tiên chính sách, các nhà chiến lược của nó lại vội vàng xây dựng nhiều đại học mà không cân nhắc tới chất lượng của các thầy khoa hay chương trình đào tạo. Năm ngoái, một kiểm điểm của chính phủ đã thừa nhận rằng đó là lập kế hoạch kém khi việc đo được đặt vào số trường và số sinh viên ghi danh, nhưng không còn cái gì khác. Về căn bản đó là về số lượng thay vì chất lượng đã làm nảy sinh các chương trình đào tạo nghèo nàn, việc đào tạo của các thầy trong khoa bị lạc hậu, người tốt nghiệp có kĩ năng thấp và không có kế hoạch nào để cung cấp việc cho những sinh viên này khi họ tốt nghiệp. Hiện thời có số lớn những người tốt nghiệp đại học mà không có kĩ năng, không việc làm, và con số này liên tục tăng lên theo tỉ lệ báo động cỡ năm triệu người tốt nghiệp đại học mỗi năm.

Ấn Độ cũng muốn làm cùng điều nhưng thay vì đầu tư của chính phủ vào giáo dục, nó cho phép khu vực tư nhân nắm quyền và kết quả là không khác gì mấy. Việc khuyến khích có nhiều sinh viên trong đại học cung cấp cơ hội cho các doanh nhân “với đầu óc lợi nhuận” chiếm ưu thế của tình huống này. Trong một thời gian ngắn, hàng nghìn đại học tư mở ra trên khắp Ấn Độ. Phần lớn đều bị giới hạn vào vài lĩnh vực “nóng” như khoa học máy tính, công nghệ thông tin và kinh doanh. Kết quả cũng là thảm hoạ với hàng triệu người tốt nghiệp không có tri thức và kĩ năng và không có việc làm. Hai năm trước, công nghiệp thông tin (NASSCOM) đã cảnh báo trong một báo cáo dài rằng trên 75% người tốt nghiệp CNTT không có kĩ năng để làm việc trong công nghiệp CNTT.

Tất nhiên, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có những đại học hàng đầu, các thầy khoa có tài và chương trình đào tạo tốt nhất nhưng họ chỉ nhận vào một phần nhỏ những sinh viên rất được chọn lọc. Giáo dục đại trà là cái gì đó mà các trường này không thể cung cấp được. Một giáo sư Trung Quốc nói với tôi: “Tất cả các trường hàng đầu của chúng tôi có thể nhận được quãng 10,000 sinh viên mới một năm, một phần nhỏ của 50 triệu người đến tuổi vào đại học. Chúng tôi phát triển những người tốt nghiệp đại học có kĩ năng cao và tất cả họ đều có việc làm tốt nhưng chúng tôi không thể làm được nhiều hơn điều đó. Giáo dục chất lượng phải bắt đầu với thầy khoa giỏi hơn và chương trình đào tạo tốt hơn, không với nhiều trường hay nhiều sinh viên hơn. Mọi kế hoạch năm năm, mười năm đầy tham vọng có vẻ tốt trên giấy tờ vì chính phủ phí tiền vào xây trường thay vì đào tạo các thầy trong khoa; họ đầu tư vào máy tính và phòng thí nghiệm nhưng không đầu tư vào chương trình đào tạo. Đó là lập kế hoạch kém và thực hiện nghèo nàn và đó là lí do tại sao chúng tôi có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp ngày nay và người của chúng tôi bắt đầu chất vấn về giá trị của đào tạo đại học. Điều đó cũng giải thích tại sao mỗi năm vài trăm nghìn sinh viên bỏ sang học ở Mĩ hay châu Âu.”

Vì cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không có khả năng cải thiện hệ thống giáo dục của họ nhưng đã có cái gì đó mà không ai sẽ dự đoán được. Năm 2008 với giúp đỡ của công nghệ, các đại học Mĩ, được lãnh đạo ởi các trường hàng đầu như Harvard, Stanford, Princeton và MIT đã quyết định đưa các môn học của họ lên trực tuyến. Sinh viên có truy nhập vào máy tính và kết nối internet có thể theo các lớp được các thầy khoa hàng đầu giảng dạy trong hầu hết bất kì lĩnh vực nào họ chọn. Khái niệm về Môn học trực tuyến mở cho số đông – Massive Open Online Courses (MOOC) được thiết kế để đào tạo số lớn sinh viên bắt đầu làm thay đổi mọi thứ. Cuộc cách mạng giáo dục này cho phép mọi người trên trái đất có được truy nhập vào giáo dục tốt nhất, chương trình tốt nhất, và các thầy khoa giỏi nhất có thể có. Bạn tôi ở Stanford bảo tôi rằng ông ấy có 60,000 sinh viên cho lớp “Nhập môn vào cơ sở dữ liệu.” Một người bạn khác ở MIT cũng nói rằng ông ấy có trên 40,000 sinh viên trong môn “Lập trình di động.” Hiện thời có hàng nghìn môn sẵn có khi các đại học Mĩ đang cộng tác với nhau để đưa các môn học của họ lên trực tuyến cho bất kì ai muốn học.

Năm ngoái khi tôi dạy ở Ấn Độ, một giáo sư đại học hỏi tôi: “Tại sao các trường Mĩ làm điều đó? Sao họ làm điều đó mà không bắt trả tiền? Sao đào tạo toàn thế giới khi không có ích lợi gì trong điều đó?” Tôi giải thích: “Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin nơi tri thức và kĩ năng là điều mấu chốt. Mọi nước đều cần công nhân có kĩ năng cho nên giáo dục không nên dành cho vài người ưu tú mà phải được cung cấp cho mọi người.” Ông ấy bị lẫn lộn: “Nhưng tại sao đào tạo công nhân cho nước khác như Ấn Độ và Trung Quốc?” Tôi giải thích: “Với toàn cầu hoá, thế giới là “phẳng” và biên giới đang “biến mất.” Để kinh tế tăng trưởng kinh doanh phải tăng trưởng và để tăng trưởng kinh doanh, mọi công ti đều cần công nhân có kĩ năng.” Ông ấy lắc đầu không tin: “Tôi chẳng thấy tại sao Mĩ lại muốn đào tạo sinh viên Ấn Độ hay Trung Quốc, chẳng có ích lợi gì cho họ.” Tôi cười: “Ông nghĩ người có kĩ năng của ông sẽ làm việc cho ai? Khi họ có kĩ năng tốt hơn, giáo dục tốt hơn, họ sẽ ở lại hay đi đâu đó tìm việc tốt hơn, lương tốt hơn và cơ hội tốt hơn?”

—-English version—-

The new education trend

When economists are busy finding solutions for the unemployment issue today, some strategists have been busy working on plans for global competition in the future. The battle is beginning to take shape in education to develop the future workforce for economic growth.

All economic indicators show that higher education enrollment is a leading factor of economic growth. When a country increases the number of university students it educates, that country tends to enjoy a strong economic growth in the decade that follows. It happened in Japan, Korea, Taiwan, and Singapore in the late 1980s as these countries now enjoying the best economy in their history.

China also wants to do the same with its annual $250-billion investments in college education. Began in 2000s, Chinese government has doubled the number of universities and increased student enrollment five-fold. It probably is the greatest expansion in university education of its history. As a result, 28% of China’s younger population (18 to 26 year old) is enrolled in colleges. However when China government decided to make higher education a policy priority, its strategists were in a hurry to build many universities without considered the quality of their faculty or the training programs. Last year, a government review admitted that it was bad planning where the measurements were on numbers of school and student enrolled, but not anything else. Basically it was quantitive instead of quality that resulted in poor training programs, obsolete faculty trainings, low skilled graduates and no plans to accommodate these students when they graduate. Currently there are a massive number of college graduates without skills, without jobs, and the number keeps increasing to an alarming rate of five million college graduates per year.

India also wants to do the same but instead of government invests in education, it allows the private sector to take over and the result was not much different. The encouragement to have more students in college provides an opportunity for “profit-minded” business people to take advantage of the situation. Within a short time, thousand private universities opened up all over India. Most were limited to a few “hot” fields of study such as computer science, information technology and business. The result was also a disaster with million graduates without knowledge and skills and no jobs. Two years ago, the information industry (NASSCOM) warned in a lengthy report that over 75% of IT graduates do not have the skills to work in IT industry.

Of course, both China and India have top universities, talented faculties, and best training programs but they only admit a small proportion of very selected students. The education for the masses is something these schools could not accommodate. A Chinese professor told me: “All of our top schools can admit about 10,000 new students a year, a small fraction of 50 million college age population. We develop highly skilled graduates and they all get good jobs but we cannot do more than that. Quality education must start with better faculty and training programs, not with more schools or more students. All ambitious five-year plans, ten-year plans look good on paper as government wastes money on building schools instead of training faculties; they invest on computers and laboratories but not on training programs. It is bad planning and poor execution and that is why we have so many unemployed graduates today and our people begin to question the value of our college education. It also explains why each year several hundred thousand students left to study in the U.S or Europe.”

As both China and India are incapable of improving their education systems but there was something that no one would predict. In 2008 with the help of technology, American universities, led by top schools such as Harvard, Stanford, Princeton and MIT have decided to put their courses online. Students with access to computer and internet connection can take classes taught by top faculties in almost any fields of their choice. The concept of Massive Open Online Courses (MOOC) is designed to train large number of students begins to change everything. This education revolution allows everyone on earth to get access to the best education, the best programs, and the best faculty possible. My friend at Stanford told me that he had 60,000 students for his “Introduction to Database course”. Another friend at MIT also said that he had over 40,000 students in the “Mobile programming” course. Currently there are thousands of courses available as U.S universities are collaborating with each other to put their courses online for anyone who likes to learn.

Last year when I taught in India, a college professor asked me: “Why would U.S schools do that? Why they do it without charging money? Why train the whole world when there is no benefit in it? I explained: “We are living in the information age where knowledge and skills are critical. All countries need skilled workers so education should not be for a few elites but must be provided for everybody.” He was confused: “But why train workers for another country such as India or China.” I explained: “With globalization, the world is “Flat” and borders are “disappearing”. For the economy to grow businesses must grow and to grow the business, every company needs skilled workers.” He shook his head in disbelief: “I do not see why the U.S want to train Indian or Chinese students, there is no benefit for them.” I laughed: “Who do you think your skilled people will work for? When they have better skills, better educated would they stay or would they go somewhere for better jobs, better wages, and better opportunities?