Tuần trước, đã có tranh cãi về giáo dục trên kênh ti vi đại chúng và ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) đã đưa ra luận cứ sắc bén liên quan tới hệ thống giáo dục nhà nước. Đại diện của nhiều công ti CNTT và máy tính phàn nàn về thiếu hụt lớn công nhân CNTT, người lập trình, kĩ sư, người phân tích, và các chuyên gia hệ thông tin khác do ít sinh viên tốt nghiệp CNTT và chương trình đào tạo lỗi thời ở nhiều đại học nhà nước.

Theo nhóm công nghiệp CNTT, ít nhất 80,000 và có thể nhiều tới 1.2 triệu việc làm CNTT hiện đang không được lấp đầy ở Mĩ. Các đại học nhà nước thậm chí không thể bắt đầu đáp ứng được nhu cầu vì họ chỉ cho tốt nghiệp xấp xỉ 25000 người tốt nghiệp CNTT mọi năm và nhiều người thậm chí không có kĩ năng mà công nghiệp cần. Đó là lí do tại sao những công ti CNTT này đang giận dữ bởi vì họ phải tìm khắp thế giới, thường ở những nơi xa xôi như châu Á và châu Âu về công nhân có kĩ năng. Và họ vẫn không có đủ. Điều này nghĩa là nếu các công ti CNTT không có công nhân, nhiều sản phẩm CNTT sẽ không được xây dựng, cơ hội kinh doanh sẽ bị mất. Một đại diện nói: “Với 18 triệu sinh viên ở đại học, sao ít người học về khoa học và công nghệ vậy? Tại sao các đại học nhà nước không làm gì về điều đó? Tại sao các đại học nhà nước không đáp ứng cho nhu cầu này từ công nghiệp?”

Một quan chức giáo dục giải thích rằng các đại học nhà nước không có đủ phòng học cho nhiều sinh viên hay nhiều tiền để thuê các giáo sư phụ thêm. Lựa chọn lĩnh vực nào để học tập là chọn lựa của sinh viên, không phải của trường và chọn lựa hiện thời trong các sinh viên là kinh doanh và nghệ thuật, không về khoa học và công nghệ. Liên quan tới lời cáo buộc về có việc đào tạo lỗi thời, một giáo sư đại học nhà nước thừa nhận: “Phải mất ít nhất hai năm để xây dựng môn học đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp nhưng tới lúc đó, công nghệ đã thay đổi rồi. Chúng tôi không thể săn đuổi mục tiêu di động được. Đại học nhà nước không phải là nơi đào tạo cho công nghiệp.”

Lí do cho thế khó xử này là nhu cầu về công nhân có kĩ năng CNTT đã bùng nổ bên ngoài mọi mong đợi trong những năm gần đây. Chắc sẽ là khó cho bất kì đại học nào bắt kịp với nhu cầu cao này. Nhiều đại học thực ra đang tranh giành để sống còn vì nhiều giáo sư của họ cũng bỏ đi kiếm việc tốt hơn trong công nghiệp. Một quan chức nhà trường giải thích: “Ngày nay sinh viên tốt nghiệp trong khoa học máy tính hay kĩ sư phần mềm có thể làm được trên $100,000 một năm, quãng cùng lương của giáo sư đại học. Với giáo sư có mười năm kinh nghiệm, dễ dàng kiếm được việc làm trả $250,000 tới $300,000. Không có lí do gì cho họ ở lại trong giáo dục và làm ra lương ít hơn. Thiếu hụt công nhân CNTT có kĩ năng làm tổn hại cho đại học nữa.”

Nhưng vấn đề đi ra ngoài việc trao đổi giữa công nghiệp và đại học. Nó phản ánh việc thiếu lập kế hoạch chiến lược và hiểu biết của các nhà giáo dục hàng đầu trong chính phủ để tài trợ cho chương trình giáo dục mà có thể giúp cải tiến nền kinh tế. Trong nhiều năm, các quan chức giáo dục bao giờ cũng đưa ra những kế hoạch, sáng kiến và chương trình cải tiến nhưng phần lớn đã không đem lại kết quả tích cực nào. Vài năm trước, họ ủng hộ cho các kế hoạch tài trợ nhiều cho giáo dục kinh doanh và tài chính bởi vì các khu vực này hấp dẫn nhiều sinh viên và có đăng tuyển cao. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, khi hàng trăm nghìn sinh viên kinh doanh không thể tìm được việc làm, nhiều chương trình đã bị dừng lại. Với cắt giảm ngân sách hiện thời, không ai dám đề nghị cái gì mới.

Đại diện công nghiệp phàn nàn: “Ban giáo dục dành nhiều tiền vào trong những việc làm không còn tồn tại. Họ giảm cấp ngân quĩ cho các chương trình đại học đưa tới các vị trí được trả lương cao như nghiên cứu, kĩ nghệ, hệ thông tin mà có thể cải tiến thương mại quốc tế của chúng ta và giúp giảm thất nghiệp. Kết quả là, chúng tôi bị buộc phải khoán ngoài nhiều công việc cho Ấn Độ và Trung Quốc thay vì thuê người riêng của chúng ta và họ trách chúng tôi xuất khẩu việc làm của người Mĩ. Ngày nay lương trung bình cho công nhân máy tính vượt quá $100,000 một năm và nhiều vị trí CNTT sẽ không được lấp kín, chúng tôi không có chọn lựa nào ngoài việc thuê thêm công nhân ngoại quốc. Vấn đề hiện thời của chúng tôi là chúng tôi không thể tìm được đủ người trong số họ.”

Theo một khảo cứu của chính phủ vừa đây, cứ mỗi năm xấp xỉ 3 triệu sinh viên bắt đầu giáo dục đại học của họ nhưng đa số không biết học gì và họ cần lời khuyên gì. Việc học tập tới cùng một danh sách dài các lĩnh vực tiềm năng cần tránh, bao gồm luật pháp, bán hàng, tiếp thị, quảng cáo và kinh doanh tài chính. Nó khuyến khích sinh viên xem xét khoa học máy tính và công nghệ thông tin như các lĩnh vực tốt nhất với tương lai tốt nhất. Theo khảo cứu này, công nghệ là loại nghề hàng đầu, với kĩ nghệ theo sát sau, rồi tới y học và chăm sóc sức khoẻ đứng thứ ba. Sở Lao động Mĩ đặt khoa học máy tính và thông tin vào quĩ đạo tăng trưởng 22% từ 2008 tới 2018, với hệ thống mạng và viễn thông được mong đợi tăng trưởng 53% cho cùng thời kì. Công nghiệp chăm sóc sức khoẻ được mong đợi thêm 3 triệu việc làm trong năm năm tới. Kĩ nghệ sẽ tăng trưởng với tỉ lệ 11% nhưng một số sẽ tăng gấp đôi tỉ lệ đó, bao gồm công nghệ sinh học, kĩ nghệ công nghiệp và kĩ nghệ môi trường, tất cả những điều này sẽ vượt quá 20% tăng trưởng cho tới 2018.

Một quan chức chính phủ nói: “Chúng tôi đã thấy tăng trưởng nhanh trong những khu vực này. Xu hướng này không chỉ là ở Mĩ mà ở nhiều nước vì công nghệ đang tạo ra nhiều việc làm hơn trong kĩ nghệ và khoa học tính toán. Những khu vực nào đó trong chăm sóc sức khoẻ cũng tăng trưởng mạnh hơn mong đợi vì nhiều người đang già đi và họ cần nhiều giúp đỡ y tế. Có những cơ hội mới trong công nghệ sinh học, robotic, và dữ liệu lớn mà chúng ta không thể dự báo về khả năng. Không thể nào dự báo được cái gì sẽ là nóng trong vài năm tới vì với toàn cầu hoá, nhiều điều thế thay đổi nhanh chóng. Thanh niên vào đại học năm nay có thể tốt nghiệp trong thị trường việc làm hoàn toàn mới mà chúng ta thậm chí không biết. Với nhiều bất định thế, chỉ có một điều chắc chắn là học tập công nghệ. Điều quan trọng là giữ cho tâm trí bạn mở để cho bạn có thể linh hoạt và sẵn sàng điều chỉnh theo thay đổi.

—-English version—-

Industry and education trends

Last week, there was a debate about the education on public TV channel and the Information Technology (IT) industry produced a powerful argument regarding the state education systems. Representatives of several IT and computer companies complained about the significant shortage of skilled IT workers, programmers, engineers, analysts, and other information-system specialists due to fewer IT graduates and the obsolete training programs at several state universities.

According to the IT industry group, at least 80000 and possibly as many as 1.2 million IT jobs are currently unfilled in the U.S. The state universities cannot even begin to meet the demand as they only graduate approximately 25000 IT graduates every year and many do not even have the skills that the industry needs. That is why these IT companies are angry because they have to search all over the world, often as far away as Asia and Europe for skilled workers. And they still do not have enough. This means that if IT companies do not have workers, many IT products will not get built, business opportunities will be lost. A representative said: “With 18 million students in college, why only few are studying science and technology? Why state universities are not doing anything about it? Why state universities are not responsive to the demand from the industry?”

An education official explained that state universities do not have enough classrooms for more students or more money to hire additional professors. Selecting what field to study is students’ choice, not the school and the current choices among students are business and arts, not science or technology. Regarding the accusation of having obsolete training, a state university professor testified: “It would take at least two years to develop courses that meet the industry needs but by that time, the technology is already changed. We cannot chase after a moving target. State university should not be a training place for the industry.”

The reason of this dilemma is the demand for IT skilled workers has exploded beyond all expectations in recent years. It would have been difficult for any university to catch up with the high demand. Many in fact are scrambling to survive because many of their professors are also leaving for better jobs in industry. A school official explained: “Today a graduate in computer science or software engineer could make over $100,000 a year, about the same salary of a college professor. For a professor with ten years of experience, it is easily to get jobs that pay $250,000 to $300,000. There is no reason for them to stay in education and make less. The shortage of skilled IT workers is hurting university too.”

But the problem goes beyond the exchange of words between the industry and university. It reflects the lack of strategic planning and understanding of top educators in government to fund education programs that can help improve the economy. For many years, education officials always came up with plans, initiatives and improvement programs but most have not bring any positive results. Few years ago, they sponsored plans to fund more business and financial education because these areas attracted a lot of students and have high enrollment. After the financial crisis, when hundred thousands of business students could not find jobs, many programs were halted. With current budget cut, no one would dare to propose anything new.

The industry representative complained: “The education department puts money into jobs that no longer exist. They reduce funding to university programs that lead to highly paid positions such as research, engineering, information systems that could improve our international trade and help reduce unemployment. As a result, we are forced to outsource more works to India and China instead of hiring our own people and they blame us for export American jobs. Today the average wage for a computer worker exceeds $100,000 a year and many IT positions are going unfilled, we do not have any choice but to hire more foreign workers. Our current problem is we cannot find enough of them.”

According to a current government study, each year approximately 3 million students are starting their college educations but a majority does not know what to study and they need advices. The study came up with a long list of potential fields to avoid, including law, sales, marketing, advertising, and financial trading. It encourages students to consider computer science and information technologies as best fields with the best future. According to the study, technology is the top career category, with engineering close behind, then medicine and health care came in third. The U.S Bureau of Labor Statistics puts computer and information science on a growth trajectory of 22% from 2008 to 2018, with network systems and telecommunications expected to grow by 53% for the same period. The health care industry is expected to add another 3 million more jobs in the next five years. Engineering will grow at a rate of 11% but some will double that rate, including biotechnology, industry engineering and environmental engineering, all of which will exceed 20% growth through 2018.

A government official said: “We are already seeing fast growth in these areas. The trend is not just in the U.S but in many countries as technologies are creating more jobs in engineering and computer science. Certain areas in the health care sector are also growing stronger than expected as more people are growing old and they need more medical help. There are new opportunities in biotechnology, robotics, and big data that we cannot possibly predict. It is impossible to predict what will be hot in the next few years because with globalization, so many things change fast. Young people entering college this year could graduate into a completely new job market that we do not even know. With so much uncertainty, there is only one sure thing which is study technology. It is important to keep your mind open so that you can be flexible and ready to adjust to changes.