08 Jan, 2021
Xã hội tri thức-8
Với nhiều nước, toàn cầu hoá nghĩa là cơ hội kinh doanh và thị trường mới.
Làn sóng đầu tiên của toàn cầu hoá là mở thị trường mới cho các công ti ở các nước đã phát triển để bán sản phẩm cho khách hàng ở nước đang phát triển nhưng cuối cùng xu hướng này bị đảo ngược khi cạnh tranh giữa các nước trở nên mãnh liệt hơn. Làn sóng thứ hai của toàn cầu hoá bây giờ bắt đầu hình thành, những công nghệ thúc bẩy như internet cho phép “công ti vô danh” cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng ở bất kì đâu và vào bất kì lúc nào. Chẳng hạn một công ti nhỏ ở một làng xa xôi ở châu Phi có thể tạo ra một website để bán sản phẩm cho khách hàng ở New York, Paris, và Hong Kong, chừng nào họ có phương tiện gửi hàng hoá cho khách hàng nhanh chóng và thoả đáng. Một kĩ sư phần mềm với kĩ năng chuyên môn ở Ba Lan có thể dễ dàng làm việc cho một công ti ở California mà không phải rời khỏi Ba lan, vì người đó có thể đòi lương ít hơn nhiều, vì chi phí sống ở Ba Lan thấp hơn, người đó có thể cạnh tranh với các kĩ sư khác ở Mĩ. Những người cạnh tranh “làn sóng thứ hai” này nổi lên từ mọi ngóc ngách trên thế giới đóng góp cho một xu hướng toàn cầu mới hướng tới sản phẩm hoá nhiều hơn, làm cho mọi công ti đều khó khăn hơn trong việc duy trì vai trò chi phối trên thị trường. Với làn sóng toàn cầu hoá thứ hai này, các nước đang phát triển có thể bắt kịp hay vượt qua các nước đã phát triển bởi vì qui tắc kinh doanh đã thay đổi: “Kẻ lớn sẽ KHÔNG đánh bại kẻ nhỏ, nhưng kẻ nhanh SẼ đánh bại kẻ chậm.”
Ta hãy nhìn vào một số sự kiện: việc chấp nhận rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho một số nước đang phát triển đi nhanh hơn các cường quốc toàn cầu trong khung cảnh phát kiến đổi mới. Tạp chí Time lưu ý vào đầu năm 2008 rằng, mặc dầu đã có tăng trưởng hàng năm 4.7% về ứng dụng bằng phát minh toàn cầu, con số bằng phát minh ở Trung Quốc, từ 1995 tới 2005, đã tăng 800%. Dựa trên dữ liệu này, tạp chí Time dự đoán rằng nhiều phát kiến và bằng phát minh tương lai về khoa học và công nghệ có thể dần tới từ các nước đang phát triển bởi vì họ tập trung nhiều hơn vào các miền này và miền này có thể thay đổi cân bằng kinh tế thiên về họ nhiều hơn. Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, đến 2025, nền kinh tế của Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc được dự phóng tăng trưởng một nửa kích cỡ của Nhóm G7, vốn bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật, Nga, Anh và Mĩ. Ngày nay nền kinh tế của ba nước này chỉ chứa ít hơn 15% của G7. Làm sao họ có thể đi từ 15% tới 50% trong một thời gian rất ngắn? Đại học Harvard kết luận rằng chính phủ Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil hiểu ưu thế của toàn cầu hoá và việc thiết lập nền công nghiệp tri thức cho nên họ đầu tư nặng vào giáo dục và công nghệ để tăng tốc xu hướng này. Sự kiện là Trung Quốc và Ấn Độ đã cho tốt nghiệp trên một triệu kĩ sư hàng năm là dấu hiệu rằng họ đang lập kế hoạch để chi phối miền này. Sự kiện khác là cả hai chính phủ Trung Quốc và Brazil đều khuyến khích việc dùng năng lượng mặt trời và sức gió để tránh phụ thuộc vào dầu và tránh việc ấm lên toàn cầu là dấu hiệu mạnh khác rằng họ đang tiến lên hàng đầu trong khi ở Mĩ, người ta vẫn còn tranh cãi chẳng đi tới kết luận nào, liệu việc ấm lên toàn cầu là hiện tượng tự nhiên hay nó do việc công nghiệp hoá của con người gây ra.
Ngày nay, với giáo dục và chỉ đạo đúng, phát kiến công nghệ không còn là tầm ảnh hưởng riêng của các công ti trong nền kinh tế đã phát triển. Thời đại thông tin đang thay thế thời đại công nghiệp, hội tụ vào công nghệ cao, đặc biệt các qui trình công nghệ xanh. Các doanh nghiệp công nghệ mới này là động cơ tăng trưởng dẫn lái các cơ hội mới trong cải tiến kinh tế, năng suất, phát kiến và gia tăng giá trị cho kinh doanh. Thế giới “phẳng hơn” đã tác động tới cả các nước đã và đang phát triển khi kinh doanh tiếp tục thay đổi và điều chỉnh. Hiện thời nhiều nước đang phát triển đã cưỡi lên làn sóng công nghệ và không chỉ đơn thuần nhấn mạnh và sản xuất chế tạo. Trung Quốc đã dịch chuyển nhiều nhà máy chế tạo sang các nước khác và hội tụ nhiều hơn vào công nghệ cao như điện tử và viễn thông. Brazil đang đặt nhiều nỗ lực hơn vào công nghệ sinh học xem như nhân tố tạo khả năng kinh tế then chốt thay vì các nhà máy dây chuyền lắp ráp trước đây. Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển vẫn duy trì việc lắp ráp chế tạo thay vì chuyển sang xuất khẩu “công nghệ cao” mặc cho tác động có hại của công nghiệp hoá và việc phá hỏng đất đai vĩnh viễn của họ. Lí do chính là thiếu tri thức và kĩ năng để làm những thay đổi công nghệ xảy ra bởi vì hệ thống giáo dục của họ không được thiết kế để bắt kịp với những thay đổi này. Nhiều nước ở châu Phi và Trung Mĩ sẽ tiếp tục vật lộn bởi vì họ không có tầm nhìn, kết cấu nền, kĩ năng quản lí và kĩ thuật, hệ thống giáo dục hội tụ vào khoa học để giải quyết các chướng ngại như nghèo nàn, tội phạm, và thất học. Nhiều nước có thể bị “ngắt” ra khỏi xu hướng toàn cầu mới và bị bỏ lại sau mà không hi vọng gì theo kịp do sự mãnh liệt của cạnh tranh toàn cầu.
Xu hướng toàn cầu hoá cũng đang ném nhiều công ti vào khủng hoảng bởi vì môi trường kinh doanh thay đổi nhanh hơn họ có thể bao quát được. Nhiều mô hình kinh doanh dựa trên cấu trúc cứng nhắc không thể áp dụng được qua các biên giới kinh tế và văn hoá. Trong khi mọi công ti đều có mô hình kinh doanh duy nhất đóng góp cho sự thành công của nó, một công ti toàn cầu phải giữ cân bằng mô hình kinh doanh của mình với văn hoá duy nhất của các nước mới, vùng mới hay thị trường mới. Ts. Robert Rycroft tại Đại học George Washington dự đoán rằng trong mười năm tới, mô hình kinh doanh sẽ thay đổi từ mở rộng công nghệ sang cộng tác công nghệ. Cách tiếp cận mở rộng truyền thống được dẫn lái bởi việc kiểm soát ngân sách kinh doanh cứng nhắc và cấu trúc tổ chức phân cấp cứng sẽ không có tác dụng trong môi trường toàn cầu linh hoạt. Để tồn tại trong thế kỉ 21, các công ti toàn cầu phải hội tụ vào việc cục bộ hoá có kết mạng các thị trường, với nhấn mạnh vào qui trình, công nghệ và con người, do vậy làm cân bằng việc tập trung hoá và phi tập trung hoá. Trong cái phức tạp thị trường toàn cầu hoá, hiệu năng thành công sẽ dựa trên bốn năng lực: Khả năng cộng tác, khả năng hiểu và đáp ứng với thay đổi, khả năng bản địa hoá, và khả năng phát kiến.
Các yêu cầu năng lực mới này sẽ thay đổi cách các trường kinh doanh cung cấp đào tạo quản lí đặc biệt trong chương trình MBA. Ts. Rycroft tin rằng với toàn cầu hoá, Quản lí hệ thông tin (MIS) hay Quản lí công nghệ thông tin (MSIT) sẽ “phù hợp hơn” so với chương trình Thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA). Phần lớn chương trình MBA đều hội tụ vào tài chính và quản lí dựa trên mô hình kinh doanh của “văn hoá phương tây” nơi tổ chức phân cấp và “kiểm soát trên xuống” là chuẩn. Với công nghệ bây giờ đóng vai trò chiến lược quan trọng, việc gióng thẳng kinh doanh và công nghệ là sự hội tụ chính của các chương trình MIS và MSIT và sự linh hoạt này mang tính thích ứng với mô hình kinh doanh toàn cầu hơn là mô hình MBA. Ông ấy kết luận việc nghiên cứu của mình bằng việc động viên quản lí cấp cao:
1) Kiểm điểm lại cách tiếp cận của công ti tới toàn cầu hoá và tài sản xem liệu bộ phận công nghệ thông tin có hỗ trợ cho thị trường toàn cầu không.
2) Đưa phát kiến và công nghệ thông tin lên đỉnh của danh sách ưu tiên chiến lược.
3) Thiết lập các chương trình huấn luyện để làm cho cán bộ quen thuộc với cả hoàn cảnh công nghệ và văn hoá cho các thị trường mà trong đó công ti vận hành và có ý định vận hành.
4) Phát triển cấu trúc tổ chức linh hoạt tạo khả năng và duy trì mô hình kinh doanh cộng tác.
5) Tạo khả năng các qui trình tạo ra con đường cộng tác giữa công ti và khách hàng bên ngoài.
Ông ấy cũng tin rằng khách hàng toàn cầu, được tạo điều kiện bởi luồng thông tin và tiền tự do, sẽ định nghĩa lại cấu trúc kinh tế, thương mại, luật pháp, văn hoá, xã hội và công ti. Với toàn cầu hoá, không nước nào có thể đứng cô lập mà là một phần của mạng toàn cầu và các nước với công nghệ thông tin và truyền thông mạnh sẽ được lợi nhất. Ông ấy dự đoán rằng sẽ có:
1) Sức ép liên tục lên thoả thuận thương mại giữa các nước để làm giảm rào cản thương mại. Sức ép như vậy sẽ làm tăng tích hợp dây chuyền cung cấp và sự tương thuộc, dẫn lái cộng tác và chia sẻ công nghệ.
2) Tính biến thái tăng lên và việc lấy lại cân bằng của luồng ngân quĩ giữa các nước sẽ định hình lại các thoả thuận thương mại toàn cầu.
3) Việc phân phối lại có ý nghĩa và liên tục các kĩ năng trên qui mô toàn cầu nơi mọi người có thể làm việc cho các công ti toàn cầu mà không phải đổi vị trí.
4) Nhu cầu về tài năng sẽ tiếp tục tăng lên đặc biệt trong phần mềm và công nghệ thông tin.
5) Nhiều mạng truyền thông tạo điều kiện cho việc chuyển dữ liệu và tri thức không ngừng, thời gian thực giữa các nước.
Để tận dụng ưu thế của xu hướng này, các nước đang phát triển phải hội tụ vào phát triển giáo dục thông tin và công nghệ mạnh để đảm bảo rằng đất nước có đủ tài năng đáp ứng cho những cơ hội mới và thay đổi này. Không có kĩ năng và tri thức trong miền này, có thể là đất nước sẽ bị “ngắt” khỏi mạng kinh doanh toàn cầu. Bằng việc có lực lượng lao động mạnh, các nước đang phát triển có thể tăng tốc sự tăng trưởng kinh tế của mình thông qua ghép nối toàn cầu và động viên việc phát triển khu vực điều có thể cạnh tranh và bắt kịp với các nước khác.
—-English version—-
Knowledge Society – 8
To many countries, globalization means new business opportunities and new markets. The first wave of globalization is the opening of new markets to companies in developed countries to sell products to customers in developing countries but eventually this trend is reversed as competition among countries becomes more intense. The second wave of globalization that begins to take shape now, leverage technologies such as the internet to allow “unknown company” to provide products and services to customers from anywhere and anytime. For example a small company in a remote village in Africa could create a website to sell products to customers in New York, Paris, and Hong Kong, as long as they have a mean to send merchandises to customers quickly and reasonably. A software engineer with specialized skill in Poland could easily work for a company in California without have to leave Poland, since he could charge much lesser salary, because the cost of living in Poland is lower, he could compete with other engineers in the U.S. These “second wave” competitors emerge from all corners of the world contribute to a new global trend toward more commoditization, making it harder than ever for any company to maintain the dominant role in the market. With the second wave of globalization, developing countries could catch up or overcome developed countries because the business rule has changed: “The big will NOT beat the small, but the fast WILL beat the slow”.
Let’s look at some facts: the widespread adoption of information technology has let some developing countries outpace global powers in innovation perspectives. Time Magazine noted in early 2008 that, although there has been an annual growth of 4.7% in global patent applications, the number of patents in China, from1995 through 2005, has increased 800%. Based on this data, Time Magazine predicted that many future innovation and patents in science and technology could increasingly come from developing countries because they are more focusing in these areas and this could change the economy balance to favor them more. According to a study by HarvardUniversity, by 2025, the economies of Brazil, India and China are projected to grow to be half the sizes of the Group of Seven (G7) which include France, Germany, Italy, Japan, Russia, the U.K. and the U.S. Today these three countries economy only comprise less than 15% of the G7. How could they go from 15% to 50% in a very short time? HarvardUniversity concluded that the government of China, India and Brazil understand the advantage of globalization and the establishment of knowledge industry so they invest heavily in education and technology to accelerate this trend. The fact that China and India have graduated over a million engineers each year is the signal that they are planning to dominate this area. Another fact is that both China and Brazil governments are encouraging the use of solar energy and wind power to avoid dependent on oil and avoid global warming is another strongly signal that they are moving ahead when in the U.S, it is still being debated without any conclusion, whether global warming is a nature phenomenon or it is caused by human’s industrialization.
Today with proper education and direction, technology innovation is no longer the exclusive purview of companies in developed economies. The Information Age is replacing industrial focused with high technology, especially green technology processes. These new technology businesses are the growth engines that drive new opportunities in economic, productivity improvements, innovation and added value to the business. The “flatter” world already affects both developed and developing countries as the business continue to change and adjusting. Currently many developing countries have climbed onto the technology wave and are no longer merely emphasize manufacturing production. China already shifted several manufactures to other countries and focusing more on high technology such as electronics and telecommunication. Brazil is putting more efforts on biotechnology as the key economic enabler rather than the former assembly-line manufactures. However, many developing countries are still maintaining manufacturing assembly rather than switching to “high-technology” exports despite the harmful effect of industrialization and the permanent damage to their lands. The main reason is the lack of knowledge and skills to make technological changes happen because their education systems are not designed to keep up with these changes. Many countries in Africa and Central America will continue to struggle because they do not have the vision, infrastructure, management and technical skills, scientific focus education systems to solve obstacles such as poverty, crimes, and illiterate. Many could be “disconnected” from the new global trend and left behind with no hope to recover as global competitive intensify.
The globalization trend is also throwing many companies into crisis because the business environment changes faster than they can cope. Many business models are based on rigid structures that could not be applied across cultural and economic boundaries. While every company has a unique business model that contributes to its success, a global company must balance its business model with the unique culture of the new countries, new regions, or new markets. Dr. Robert Rycroft of GeorgeWashingtonUniversity predicts that in the next ten years, business models will change from technological extension to technological collaboration. The traditional extension approach driven by rigid business budget control and hierarchical organizational structures will not work in a flexible global environment. To survive in the 21st century, global companies must focus on the networked localization of markets, with the emphasis on process, technology and people, thus balancing the centralization and decentralization. In this complexity of the globalized marketplace, successful performance will be based on four capabilities: The ability to collaborate, the ability to understand and respond to change, the ability to localize, and the ability to innovate.
These new capability requirements will change the way business schools provide management training especially in the MBA program. Dr. Rycroft believes that with globalization, the Management of Information Systems (MIS) or Management of Information technology (MSIT) will be “more suitable” over the current Master in Business Administration (MBA) program. Most MBA programs are focusing on finance and management based on the business model of “western culture” where hierarchical organization and “top down control” are standard. With technology now plays an important strategic role, the alignment of business and technology is the main focus of the MIS and MSIT programs and this flexibility is more adaptable to a global business model than the MBA model. He concluded his study by encourages senior management to:
6) Review company’s approach to globalization and assess whether your information technology department can support a global marketplace.
7) Put innovation and information technology at the top of the strategic priority list.
8) Establish training programs to familiarize staff with both technology and the cultural context for the markets in which company operate and intend to operate.
9) Develop a flexible organizational structure that can enable and maintain a collaborative business model.
10) Enable processes that create collaboration paths between the company and external customers.
He also believes that global consumers, facilitated by a free flow of information and money, will redefine economics, commerce, law, culture, social and company structure. With globalization, no country can stay in isolation but be part of a global network and countries with the strongest information and communication technologies will be the most beneficial. He predicts that there will be:
6) Continued pressure on trading arrangements between countries to reduce trade barriers. Such pressure will increase global supply chain integration and interdependence, drive collaboration and sharing of technologies.
7) Increased volatility and rebalancing of the flow of funds between countries will reshape global trade arrangements.
8) Significant and continual redistribution of skills on a global scale where people could work for global companies without have to relocate.
9) Demand for talent will continue to increase, especially in the software and information technology.
10) More communication networks that facilitate the seamless, real-time transfer of data and knowledge among countries.
To take advantage of this trend, developing countries must focus on develop a strong information and technology education to ensure that the country has enough talents to meet these new and changing opportunities. Without skills and knowledge in this area, it is possible that the country could be “Disconnected” from the global business network. By having a strong workforce, developing countries can accelerate its economic growth through global connectivity and encourage regional development which can compete and catch up with others.