11 Jan, 2021
Viếng thăm Ấn Độ
Vài năm trước, khi tôi ở Bangalore, tôi thấy một vụ tai nạn giao thông và phải mất nhiều giờ xe cứu thương mới tới. Lí do có thể là tắc nghẽn giao thông hay có thể là cái gì đó khác, vì ở hầu hết các thành phố Ấn Độ, giao thông rất tệ. Nhưng bây giờ điều mới đã xảy ra.
Bạn tôi, Vivek giải thích: “Chính phủ Ấn Độ mới tài trợ cho việc tạo ra một dịch vụ do một công ti khoán ngoài của Ấn Độ tạo ra để cung cấp dịch vụ xe cứu thương chuyên dụng đầu tiên của đất nước. Trong nhiều năm nước này đã không có lấy một số điện thoại để gọi xe cứu thương, từng bệnh viện phải có xe cứu thương riêng của họ và số điện thoại riêng. Bây giờ chính phủ cho vận hành dịch vụ Quản lí khẩn cấp 108 cung cấp một số điện thoại và một đội xe cứu thương với các phương tiện khẩn cấp để phục vụ toàn bộ dân chúng Ấn Độ trước năm 2010. Anh có thể gọi nó là “khoán trong” thay vì “khoán ngoài” bởi vì dịch vụ này được công ti Satyam lập ra, một công ti khoán ngoài. Chính phủ Ấn Độ sẽ tài trợ 75 phần trăm cho dịch vụ này, chi phí còn lại do Satyam trả với chi phí vận hành dự kiến lên tới $500 triệu đô la đến năm 2010.
Vài năm trước, Vivek đã khuyên tôi: “Nếu anh ốm, xin anh đừng ốm ở Ấn Độ vì bệnh viện ở đây khủng khiếp lắm” nhưng lần này anh ấy bảo tôi: “Ốm ở đây cũng được bởi vì có nhiều bệnh viện quốc tế mở ra ở đây bây giờ.” Khi người Ấn Độ giầu có hơn, họ yêu cầu bệnh viện tốt hơn, bác sĩ tốt hơn và tạo ra nhu cầu khổng lồ cho nên nhiều công ti y tế quốc tế mở kinh doanh ở các thành phố lớn của Ấn Độ. Khi các công ti nước ngoài khoán ngoài phần mềm cho Ấn Độ, họ cũng mang theo hệ thống y tế của họ ở đây. Ngày càng nhiều người Ấn Độ sẵn lòng trả tiền nhiều để vào các bệnh viện theo chuẩn quốc tế và có các bác sĩ có kĩ năng cao. Dường như đó là kinh doanh tốt cho cả hai bên.
Bangalore là một thành phố sinh động với hàng triệu người làm phần mềm cả ngày lẫn đêm và khi họ làm ra nhiều tiền hơn, nhiều người trong số họ bắt đầu hưởng phong cách sống tương tự như phương tây. Nó nghĩa là quán cà phê, tiệm rượu bia, karaoke và câu lạc bộ nhảy nơi thanh niên lui tới thường xuyên. Tuy nhiên khi ngày càng nhiều người đi làm muộn, hay nửa tỉnh nửa say khi làm việc ngày hôm sau, các công ti phần mềm phàn nàn và chính quyền địa phương đã ban hành các qui tắc đặc biệt buộc mọi nơi giải trí phải đóng cửa trước nửa đêm nửa giờ để cho mọi người có thể về nhà, ngủ và sẵn sàng đi làm việc ngày hôm sau. Vivek giải thích: “Đó là qui tắc không được mọi người ưa chuộng nhưng cảnh sát nghiêm khắc áp đặt qui tắc này vì nó giúp duy trì luật pháp và trật tự và kiểm tra được tội ác. Theo luật mới, ban nhạc sống bị cấm nhảy múa trong câu lạc bộ và sàn nhảy. Các câu lạc bộ đêm hát karaoke cũng phải để nhạc nhỏ và dừng trước nửa đêm. Phần lớn công nhân phần mềm của Bangalore, đặc biệt những người làm việc muộn, chỗ duy nhất họ có thể tới sau khi làm việc là nhà hàng. Điều đó giữ cho người chủ nhà hàng rất sung sướng vì họ không phải cạnh tranh với quán rượu và câu lạc bộ nhảy”.
Khi chúng tôi bước gần tới câu lạc bộ đêm phổ biến có tên “Hard rock Café”, “Purple Haze” quãng 11:00 giờ đêm, tôi thấy nhiều cảnh sát bắt đầu giám định ở đó. Vivek bảo tôi: “Vào 11 giờ đêm đèn sẽ tắt, âm nhạc dừng lại, quán rượu đóng cửa và không cái gì còn lại cho nên mọi người không có chỗ nào đi ngoài tiệm ăn hay về nhà. Có nhiều tiền thế ở Bangalore, khi các công ti như Infosys và TCS đang tận hưởng kiếm tiền quãng vài tỉ đô la mỗi năm và lương phần mềm trung bình tăng lên 10% tới 20% mỗi năm, công nhân phần mềm ở đây đang hưởng cuộc sống của họ còn nhiều hơn bất kì ai ở Ấn Độ. Họ thay đổi việc làm nhanh chóng để được lương tốt hơn bởi vì các công ti không thể thuê đủ công nhân có kĩ năng cho nên họ cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên, Bangalore là “Thành phố chán” bởi vì chẳng có gì mấy để làm vào ban đêm, phần lớn mọi người đều để tiền vào ngân hàng và làm cho nhà băng thành giầu có. Thanh niên bắt đầu ăn mặc quần áo thiết kế đắt và làm cho cửa hàng giầu lên, tất nhiên phần lớn người làm phần mềm đều làm việc chăm chỉ và không có thời gian nấu nướng cho nên họ thường ăn ngoài và làm cho nhà hàng giầu lên. Khi họ uống nhiều và không thể đi được xe bus họ phải gọi taxi và làm cho công ti taxi giầu lên. Đến cuối, mọi người đều được lợi từ công nghiệp khoán ngoài phần mềm khi chúng tôi tiếp tục mở rộng kinh doanh của mình ra toàn cầu.”
Tôi hỏi anh ấy: “Anh có nghĩ Trung Quốc sẽ có khả năng cạnh tranh với Ấn Độ không? Họ có thể sao chép thành công của các anh ở đây nhưng tại Bắc Kinh hay Thượng Hải?” Vivek lắc đầu: “Tôi không nghĩ vậy, không có trong tương lai gần bởi vì hôm nay chúng tôi đã kiểm soát được quá nửa thị trường khoán ngoài phần mềm toàn cầu. Chúng tôi có kế hoạch và chiến lược để giữ kẻ khác ở xa. Như anh biết, khoán ngoài phần mềm không giống như khoán ngoài phần cứng hay chế tạo, nó không thể sao chép được bởi vì một khi anh đã giải quyết được khu vực miền, anh sở hữu nó một thời gian lâu bởi vì không ai biết anh đã làm gì, anh mã như thế nào, anh bảo trì phần mềm thế nào. Khách hàng không thể lấy nó đi và đưa cho ai đó khác được bởi vì họ phải biết điều chúng tôi đã làm trước nhất. Ngày nay chúng tôi có 60% thị trường, khi chúng tôi có 70% hay 80% điều có thể xảy ra trong ba tới năm năm nữa thị trường phần mềm sẽ là của chúng tôi. Tôi nghĩ Trung Quốc có quãng hai tới ba năm để đuổi kịp và nếu họ bỏ lỡ cơ hội này, họ sẽ không bao giờ có khả năng cạnh tranh với chúng tôi.”
Tôi biện minh: “Nhưng họ có thể làm điều đó rẻ hơn nhiều vì giá của các bạn đã tăng rồi.” Vivek bảo tôi: “Thị trường đã đổi rồi; vấn đề không còn là chi phí mà là tri thức và kĩ năng. Ngày nay phần lớn khách hàng của chúng tôi không thương lượng về chi phí thêm nữa và họ sẵn lòng trả giá cao hơn cho kĩ năng của chúng tôi. Đó là lí do tại sao chúng tôi mở vài khu trường để đào tạo công nhân của mình. Chúng tôi phải làm điều này nhanh chóng vì yêu cầu rất lớn và các đại học của nhà nước lại quá chậm phản ứng. Vài năm nữa kể từ nay, không ai sẽ nói về khoán ngoài nữa đâu khi phần lớn các công ti vận hành toàn cầu và họ thuê người ở bất kì đâu họ có thể tìm thấy được người. Tôi nghĩ Bangalore sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng cả Chennai, Pune, và Hyderabad cũng tăng trưởng khi chúng tôi đào tạo quãng nửa triệu kĩ sư phần mềm mỗi năm. Dựa trên một số nghiên cứu, phần mềm được xem như dẫn lái then chốt cho tăng trưởng và mọi việc làm phần mềm đều tạo ra quãng bẩy tới mười hai việc làm khác trong nền kinh tế rộng hơn. Với lực lượng lao động hiện thời quãng hai triệu người phần mềm, chúng tôi đã giúp tạo ra quãng hai mươi triệu việc làm phụ nhưng với một nước cả tỉ người điều đó vẫn là con đường dài cần đi qua.”
Tôi hỏi: “Vậy điều đó là tốt cho thành phố như Bangalore và Hyderabad bởi vì họ đang là thủ đô khoán ngoài nhưng còn các thành phố khác thì sao, sau rốt Ấn Độ là một nước lớn với mức độ nghèo cao?” Vivek giải thích: “Ngày nay, với thôi thúc của chính phủ, nhiều công ti phần mềm đang mở các vận hành khoán ngoài qui trình nghiệp vụ (BPO) ở các làng xa xôi như cách để giảm chi phí trong khi cải tiến cuộc sống trong nước. BPO kiểu như “Trung tâm Gọi”, “Trung tâm liên hệ” dễ dàng vận hành và dễ đào tạo. Chúng tôi mang công nghệ tới các làng vùng sâu vùng xa nhưng trước hết chúng tôi cần cải tiến kết cấu nền vì nhiều làng không có điện hay truy cập internet. Phần lớn mọi người ở Ấn Độ đều nói tiếng Anh và đó là ưu thế cạnh tranh so với Trung Quốc và Việt Nam cho nên với vài tháng đào tạo trả lời điện thoại thế rồi chúng tôi bắt đầu kinh doanh. Có ưu thế chi phí lớn cho một công ti ở giữa vùng sâu vùng xa bởi vì chi phí lao động rất thấp. Chúng tôi tin trong vòng vài năm nữa, 80 tới 90 triệu người có thể được đào tạo để chăm nom các nhu cầu hậu văn phòng cho toàn thế giới và điều đó sẽ là bước tiến tiếp của chúng tôi. Mọi người ở làng xã không đổi việc khi họ kiếm 4,000 rupees (USD $ 50) một tháng và họ có thể sống hoàn toàn thoải mái vì ngày nay họ chỉ kiếm được ít hơn USD $ 10 một tháng. Chúng tôi tin khi việc làm BPO được tạo ra, các kiểu việc làm khác cũng sẽ được tạo ra nhanh chóng với nhiều nhà hàng hơn hay nhiều công ti vận tải và viễn thông phục vụ cho công nhân, thúc đẩy kinh tế địa phương. Như tôi bao giờ cũng tin tưởng, công nghệ phần mềm có thể thay đổi nền kinh tế nhanh chóng và sinh lời. Thách thức của chúng tôi không phải là về cung cấp đào tạo hay tạo ra nhiều việc làm hơn mà thách thức then chốt là đảm bảo mọi thứ vẫn còn trong Ấn Độ và không ở đâu đó khác.”
—-English version—-
A visit to India
Few years ago, when I was in Bangalore, I saw a traffic accident and it took several hours for the emergency ambulance to arrive. The reason could be traffic jam or it could be something else, as in most India cities, traffic is very bad. But now a new thing has happened. My friend, Vivek explained: “The Indian government just funds the creation of a service created by an Indian outsourcing company to provide the country’s first dedicated ambulance service. For years the country has had no single number to call an ambulance, with each hospital having their own ambulances and own numbers. Now the government has roll out the Emergency Management 108 service that offers one number and one ambulance fleet with emergency vehicles to serve India’s entire population by 2010. You may call it “In-sourcing” rather than “Out-sourcing” because the service was established by Satyam, an outsourcing company. The India government will fund 75 per cent of the service, with the remaining costs met by Satyam with the running costs expected to hit $500 million USD by 2010.
Few years ago, Vivek advised me: “If you get sick, please do not get sick in India as hospitals here are terrible” but this time he told me: “It is OK to get sick here because there are many international hospitals opening here now”. As more Indian getting richer, they demand better hospitals, better doctors and create a huge demand so many international health companies are opening business in India’s big cities. As foreign companies outsource software to India, they also bring their health systems here. More and more Indian are willing to pay top money for international standard hospitals and highly skilled doctors. It seems that it is a good business for both sides.
Bangalore is a vibrant city with million software people working days and nights and as they are making more money, many of them begin to enjoy a lifestyle similar to the west. It means coffee shops, bars, karaoke and dancing clubs where young people are frequent. However as more people go to work late, or half awake or drunk when working the next day, software companies complained and local government has issued special rule for all entertainments to close half an hour before midnight so people can go home, sleep and ready to go to work the next day. Vivek explained: “It is an unpopular rule but the police strictly enforcing the rule as it helps maintain law and order and keeps crime in check. Under the new rule, live bands are banned in dancing in clubs and discotheques. Karaoke nightclubs also have to keep music low and stopped before midnight. Most Bangalore’s software workers, especially for those who work late, the only place they can go after work is restaurants. That keeps restaurant owners very happy because they do not have to compete with bars and dancing clubs”.
When we walked near popular nightclubs called “Hard rock Café”, “Purple Haze” around 11:00 pm, I saw a lot of police begin their inspections there. Vivek told me: “at 11pm. the lights go off, the music stops, the bar is closed and there is nothing left so people has no place to go but to restaurants or go home. There is so much money in Bangalore, as companies such as Infosys and TCS are enjoying their earning amount to several billion dollars each year and average software salaries are increasing 10% to 20% every year, software workers here are enjoying their life more than anyone in India. They also change jobs quickly for better paid because companies could not hire enough skilled workers so they compete with each others. However, Bangalore is a “Boring city” because there is nothing much to do at night, most people put money in banks and make the banks gets rich. Young people begins to wear expensive designer clothes and makes department stores get rich, of course most software people work hard and have no time to cook so they eat out often and make restaurants get rich. As they drink heavily and can not travel by bus so they have to call taxi and make taxi companies get rich. In the end, everybody benefits from the software outsourcing industry as we continue to expand our business globally”.
I asked him: “Do you think China will be able to compete with India? Could they copy your success here in Beijing or Shanghai?” Vivek shaked his head: “I do not think so, not in the near future because today we already control more then half of the global software outsourcing market. We have plans and strategies to keep others away. As you know, software outsourcing is not like hardware or manufacturing outsourcing, it can not be duplicate because once you handle a domain area, you owned it for a long time because nobody know what you have done, how do you code, how do you maintain the software. Customer can not take it away and give to somebody else because they have to know what we have done first. Today we have about 60% of the market, when we have about 70% or 80% which could happen in another three to five years the software market will be ours. I think China probably has about two to three years to catch up and if they miss this opportunity, they will never be able to compete with us”.
I agued: “But they can do it much cheaper since your price has gone up.” Vivek told me: “The market has changed; it is no longer cost but knowledge and skills. Today most of our customers do not negotiate on costs anymore and they are willing to pay high price for our skills. That is why we opened several campuses to train our workers. We must do this quickly as demands are very strong and state-universities are too slow to react. Few years from now, nobody will talk about outsourcing anymore as most companies will operate globally and they hire people wherever they can find them. I think Bangalore will continue to grow but also Chennai, Pune, and Hyderabad as we are training about half million software engineers each year. Based on some researches, software is seen as the key driver for growth and every software job creates about seven to twelve other jobs in the broader economy. With current workforce about two million software people, we helped create about twenty million additional jobs but to a country of a billion people that is still a long way to go”.
I asked: “So it is good for city like Bangalore and Hyderabad because they are the outsourcing capitals but what about others, after all India is a big country with high level of poverty?” Vivek explained:” Today, at government urging, many software companies are opening business process outsourcing (BPO) operations in rural villages as a way of keeping down costs while improving the life in the country. BPO such as “CallCenter”, “ContactCenter” are easy to operate and easy to train. We are bringing technology to the remote villages but first we need to improve the infrastructure since many villages do not have electricity or internet access. Most people in India do speak English and that is a competitive advantage over China and Vietnam so with a few months training in answering phones then we are in business. There is a big cost advantage to a company locating in rural areas because the labor costs are very low. We believe within few years, 80 to 90 million people could be trained to take care of the back-office needs of the entire world and that will be our next move. People in village do not change jobs as they are making about 4,000 rupees (USD $ 50) per month and they could live quite comfortable as today they only earned less than USD $ 10 per month. We believe as BPO jobs are created, other types of jobs will also be created quickly with more restaurants or transportation and telecommunication companies to serve the workers, boosting the local economy. As I always believe, software technology can change the economy quickly and profitably. Our challenge is not about provide training or create more jobs but the key challenge is to make sure thing remains in India and not somewhere else”