Ngày nay giáo dục đại học không còn là thứ xa hoa mà là điều bản chất để có việc làm và tương lai tốt hơn.

Theo một khảo cứu của chính phủ Mĩ, người tốt nghiệp trung học kiếm được thu nhập ít hơn 48% so với người tốt nghiệp đại học và có thể bị thất nghiệp nhiều gấp ba lần. Tuy nhiên không phải mọi bằng cấp đại học là như nhau bởi vì một số lĩnh vực học tập không còn được cần và một số có thể không có tương lai việc làm. Đó là lí do tại sao nhiều người tốt nghiệp đại học gặp khó khăn trong tìm việc làm bởi vì họ không có kĩ năng được cần trong thị trường việc làm khó khăn này.

Nhiều sinh viên vào đại học mà không coi rằng giáo dục là đầu tư về thời gian của họ và tiền bạc của gia đình họ. Họ lựa chọn lĩnh vực học tập dựa trên điều họ thích vào lúc đó; hay đi theo chọn lựa của bạn bè họ để cho họ có thể ở cùng nhau; hay theo giấc mơ về nghề nghiệp thời thượng nào đó mà họ thấy trên phim ảnh hay tạp chí. Trong thời khó khăn này, sinh viên đại học cần thực tế để lựa chọn các lĩnh vực học tập nào đó mà có thể giúp họ xây dựng nghề nghiệp lâu dài trong cuộc đời. Không có cân nhắc cẩn thận, họ có thể phải đối phó với thất nghiệp hay chấp nhận việc làm lương thấp hơn mà có thể chẳng liên quan gì tới giáo dục của họ.

Tháng trước đã có một nghiên cứu về thất nghiệp trong các sinh viên đại học trong đó các tác giả đã nhận diện một số lĩnh vực kém nhất cũng như lĩnh vực tốt nhất để học trong đại học. Dùng nhiều nguồn dữ liệu, họ xem xét số người tốt nghiệp trong hơn hai trăm đại học; dữ liệu thất nghiệp từ chính phủ; lương mà người tốt nghiệp có được; việc thuê người và dự đoán của công nghiệp rồi họ làm dự báo về những khu vực nào đó mà sinh viên nên xem xét tới và những lĩnh vực họ có thể cần tránh. Các lĩn vực tốt nhất là trong STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học) và lĩnh vực kém nhất là trong nghệ thuật, sân khấu, thời trang, xã hội học, lịch sử và văn học.

Nghiên cứu này nhận được nhiều chỉ trích từ các giáo sư và quan chức nhà trường và đã dẫn tới tranh cãi trong các nhà giáo dục về vai trò của giáo dục trong suy thoái toàn cầu này. Vấn đề chính là: “Giáo dục đại học có nên hội tụ vào việc cung cấp đào tạo cho công nghệ hay phát triển con người hiểu biết toàn diện?” “Các đại học có nên cung cấp tri thức rộng hơn hay đa khu vực hay tri thức chuyên sâu trong một khu vực đặc biệt?” Có hai cách nhìn chính về vai trò của giáo dục. Cách nhìn truyền thống được bắt rễ từ thời cổ rằng đại học hay hàn lâm được thiết kế cho vài người ưu tú, người muốn học về các ý tưởng, trí huệ, và tri thức nào đó. Các trường này cùng các giáo sư vẫn muốn duy trì triết lí rằng vai trò của đại học là để phát triển “con người hiểu biết toàn diện” (khái niệm của Hi Lạp cổ đại) hay “kẻ sĩ” (khái niệm của Trung Quốc cổ đại). Cách nhìn thực tế dựa trên triết lí xã hội rằng đại học là nơi học tập dành cho số đông và vai trò là phát triển công nhân cho nhu cầu của nền kinh tế đất nước, do đó giáo dục nên thay đổi bất kì khi nào nhu cầu thay đổi. Ngày nay nhiều đại học hàng đầu của Mĩ đang làm việc chặt chẽ với công nghiệp để cung cấp người tốt nghiệp có hiểu biết và kĩ năng cao. Khái niệm về học để làm tăng tri thức chuyên sâu và các ý tưởng cao hơn không còn được khuyến khích. Tuy nhiên cách nhìn truyền thống vẫn còn mạnh ở châu Âu và châu Á nơi triết lí này đã không thay đổi hàng thế kỉ. Tranh cãi này vẫn không có kết luận vì cả hai phe đều không chịu nhân nhượng cho nên đến cuối, các trường đi tới tạm ngừng tranh cãi rằng thôi thì tuỳ sinh viên ra quyết định và họ nên lựa chọn cái gì là tốt nhất cho họ.

Trong nhiều năm chính phủ đã khuyến khích sinh viên học các nghề STEM nhưng nhiều trường không muốn vi phạm vào việc tạm ngừng đó cho nên họ để cho sinh viên ra quyết định riêng của mình. Câu hỏi là: Bao nhiêu sinh viên biết lĩnh vực nào để học tập? Họ có nhận được thông tin cần thiết để cho phép họ ra quyết định đúng không? Họ có hiểu công nghiệp cần gì không? Họ có biết về số lượng thất nghiệp lớn trong những người tốt nghiệp đại học không? Ngay cả trong thời đại thông tin này, nơi thông tin là có sẵn dưới cú bấm chuột, bao nhiêu sinh viên đang tiến hàng nghiên cứu để tìm ra cái gì là tốt nhất cho họ? Cái gì sẽ là tốt nhất cho tương lai của họ? Có niềm tin chung trong những sinh viên năm thứ nhất rằng các nghề nghiệp STEM là khó nhưng các lĩnh vực khác là dễ hơn nhiều. Một số sinh viên tin rằng với bằng đại học họ vẫn có thể kiếm được việc làm tốt mà không xem xét tới lĩnh vực học tập. Đó là lí do tại sao trong những năm gần đây nhiều người tốt nghiệp đại học đang đối diện với thực tế mà họ không mong đợi. Một số đổ cho kinh tế kém và suy thoái nhưng nhiều người vẫn còn hi vọng rằng khi kinh tế tốt hơn, mọi sự sẽ thay đổi. Thực tại là ngay cả khi sự việc thay đổi, nếu họ không có kĩ năng được cần, họ sẽ không có khả năng kiếm được việc làm.

Môt giáo sư xã hội học nghiên cứu về xu hướng giáo dục toàn cầu nói với tôi: “Thầy có thể thấy các khác biệt văn hoá ở Mĩ, ở châu Âu và châu Á thông qua thái độ của sinh viên đại học. Sinh viên Mĩ rất thực tế. Đối diện với thất nghiệp, một số lập tức trở về trường để học các lĩnh vực khác mà sẽ cho họ việc làm, xem như bằng chứng là trong khảo cứu của chính phủ là quãng 37% người tốt nghiệp bây giờ ghi danh trở lại trường, phần lớn trong các nghề STEM. Một số chấp nhận thực tại và sẵn lòng nhận việc làm lương thấp, việc không liên quan gì tới giáo dục của họ. Sinh viên châu Á rất thụ động; họ chủ yếu dựa trên sự hỗ trợ của bố mẹ họ hay gia đình. Chừng nào họ vẫn còn chỗ ở và cái ăn, họ vẫn tiếp tục đi chơi với bạn bè như khi họ còn trong trường và hi vọng rằng khi mọi sự tốt lên, họ có thể có việc làm. Thầy có thể thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc có số lớn những người tốt nghiệp trên 20 và gần 30 tuổi vẫn còn sống với bố mẹ họ. Châu Âu thì nhiều kịch tính hơn, nhiều người tốt nghiệp đã bị thất nghiệp trong nhiều năm. Do thất vọng, một số lâm vào tội phạm, dùng ma tuý, rượu bất hợp pháp, nhưng nhiều người đang bắt đầu phản đối và đòi hỏi thay đổi trong chính phủ như đã thấy ở nhiều nước ở châu Âu.”

Mối quan ngại của tôi là khi bạn có nhiều thanh niên và người được giáo dục nhưng không có khả năng đóng góp tích cực cho xã hội, đó là lãng phí khổng lồ. Tôi tin các trường nên làm việc tốt hơn trong giáo dục sinh viên về nghề nghiệp của họ và điều đó nên bắt đầu sớm từ trường trung học. STEM không phải là cái gì đó bạn học trong đại học mà nền tảng nên được xây dựng từ trường trung học. Tôi tin các phụ huynh và thầy giáo nên có thảo luận nhiều hơn về vai trò của giáo dục cũng như chuẩn bị cho tương lai của con cái họ trong các khu vực cho phép thế hệ tiếp có được giáo dục cao để cho họ có thể đóng góp tích cực cho xã hội của chúng ta. Hơn bao giờ hết, vai trò của giáo dục là rất mấu chốt trong cải thiện nền kinh tế và xã hội.

—-English version—-

The role of education

Today college education is no longer a luxury but an essential for employment and better future. According to a U.S Government study, a high school graduate earns 48% less than a college graduate and is three times likely to be unemployed. However not all college degrees are the same because some fields of study are no longer needed and some may have no prospective for employment. That is why many college graduates have difficulty in finding jobs because they did not have the skills that are needed in this difficult job market.

Many students go to college without consider that education is an investment of their time and their family money. They select fields of study based on what they like at that time; or follow their friends’ choices so they can be together; or follow a dream of certain fashionable careers that they saw on movies or magazines. In this difficulty time, college students need to be practical to select certain fields of study that can help them to build a long term career in life. Without careful consideration, they may have to deal with unemployment or accept a lower paying job that may have nothing to do with their education.

Last month there was a research on the unemployment among college graduates where the authors identified some worst fields as well as best fields to study in colleges. Using several sources of data, they examined the number of graduates in over two hundred universities; the unemployment data from government; the salaries that graduates earned; the industry hiring and forecasting then make predictions about certain areas that students should consider and some they may want to avoid. The best fields are in STEM (Science, Technology, Engineering and Math) and the worst fields are in arts, theaters, fashions, sociology, history and literature.

The research received several criticisms from professors and school officials and led to debates among educators on the role of education in this global recession. The main issues are: “Should college education focus on providing trainings for the industry or develop a total knowledgeable person?” “Should colleges provide broader knowledge of multiple areas or deeper knowledge in a specific area?” There are two major views about the role of education. The tradition view that rooted from ancient time stated that university or academia was designed for the few elites who want to learn about ideas, wisdom, and certain knowledge. These schools and professors still want to maintain the philosophy that the role of university is to develop a “Total knowledgeable persons” (The concept of ancient Greece) or “scholars” (the concept of ancient China). The practical view is based on the social philosophy that university is a place of learning for the masses and the role is to develop workers for the country’s economy needs, therefore education should change whenever the needs change. Today many top U.S. universities are working closely with industries to provide knowledgeable and highly skilled graduates. The notion of learning to increase profound knowledge and higher ideas is no longer encouraged. However the traditional view is still strong in Europe and Asia where the philosophy has unchanged for centuries. The debate had no conclusion as both sides did not yield so in the end, schools come up with a truce that it is up to the students to make decision and they should select what is best for them.

For years the government has encouraged students to study STEM careers but many schools did not want to violate their truce so they let students to make their own decision. The questions are: How many students know what fields to study? Do they receive necessary information to allow them to make the right decision? Do they understand what the industry needs? Do they know about the high number of unemployment among college graduates? Even in this information age, where information is available at the click of a mouse, how many students are conducting research to find out what is best for them? What would be best for their future? There is a common belief among first year students that STEM careers are difficult but other fields are much easier. Some students believe that with college degree they can still get good jobs without consider about the fields of study. That is why in recent years many college graduates are facing reality that they did not expect. Some blame the bad economy and the recession but many still hope that when the economy is getting better, things will change. The reality is even when thing changes, if they do not have the needed skills, they will not be able to get the job.

A Sociology professor who study global education trends told me: “You can see the cultural differences in the U.S., in Europe and in Asia via the attitudes of college student. U.S students are very practical. Facing unemployment, some immediately return to schools to study other fields that will get them jobs, as evidence in the government study that about 37% of graduates are now enrolling back in schools, mostly in STEM careers. Some accept the reality and willing to take low-paying jobs that have nothing to do with their education. Asian students are very passive; they rely mostly on their parents or family support. As long as they have shelters and meals, they continue to go out with friends like when they were in school and hope that when things get better, they can get jobs. You can see in China, Japan, and S. Korea there are large number of graduates in their late 20s or even 30s are still living with their parents. Europe is more dramatically, many graduates have been unemployed for several years. Out of frustrations, some getting into crimes, using illegal drugs, alcohol but many are beginning to protests and demand changes in government as seen in many countries in Europe.”

My concern is when you have a lot of young and educated people but not be able to contribute positively to a society, it is a huge waste. I believe schools should do a better job in educate students on their careers and it should start early in high school. STEM is not something you learn in college but the foundation should be done in high schools. I believe parents and teachers should have more discussions about the role of education as well as preparing for the future of their children in areas that allow the next generation to be highly educated so that they can contribute positively to our society. More than ever, the role of education is very critical in the improving of the economy and the society.