09 Apr, 2021
Trung tâm công nghệ mới của Nga
Ngày nay Nga được biết tới như một nước có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào phát triển khí ga tự nhiên. Theo chính phủ tương lai của nó sẽ là trong công nghệ. Trong nhiều năm, Nga được biết tới như một quốc gia công nghệ cao với những nhà khoa học giỏi nhất cũng như nhiều người đoạt giải thưởng Nobel trong khoa học. Tuy nhiên, nó mất phương hướng và không cải tiến hệ thống giáo dục của nó. Khi tài trợ của chính phủ cho đại học sút giảm, nhiều nhà khoa học bỏ ra đi, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ và các giáo sư, giáo dục của nó không thể bắt kịp với các nước phương tây, và toàn thể thế hệ sinh viên đại học phải chịu thiệt thòi.
Với hệ thống giáo dục dựa trên công nghệ của những năm 1960 và 1970 và lớp học được tiến hành phần lớn bởi các giáo sư được đào tạo từ những năm 1950, Nga đánh mất nền tảng khoa học của nó khi sinh viên giỏi nhất của nó bỏ sang học ở châu Âu hay Mĩ. Gần đây, chính phủ Nga nhận ra sai lầm của họ và bắt đầu quá trình thay đổi để làm sống lại truyền thống của nó về việc hội tụ khoa học để đảm bảo rằng kết quả của giáo dục sẽ được móc nối trực tiếp vào công nghiệp và công nghệ. Một nhà giáo dục cấp cao thừa nhận: “Chúng tôi phải thôi kiêu căng dựa trên thành tựu quá khứ của mình; chúng tôi phải chấp nhận sự kiện rằng chúng tôi tụt hậu và thế giới đang đi nhanh. Chúng tôi phải xây dựng lại hệ thống giáo dục của chúng tôi hội tụ vào phát triển công nghiệp, công nghệ và phát kiến thay vì tiếp tuc viết bài báo nghiên cứu mà chẳng liên quan gì tới kinh tế hay nâng cao chuẩn sống của chúng tôi.”
Điều hiển nhiên đầu tiên mà chính phủ Nga đã làm là cộng tác với các đại học Mĩ như Viện công nghệ Massachusetts (MIT) để tạo ra chương trình giáo dục chung với Trường quản lí của Moscow (MSM) để giáo dục thế hệ sinh viên mới trong quản lí công nghệ. Một quan chức chính phủ nói: “Chúng tôi có công nghệ nhưng không biết cách quản lí nó hiệu quả cho nên quản lí là điều đầu tiên chúng tôi phải thay đổi. Nếu chúng tôi có thể đổi cách người quản lí nghĩ và làm việc, chúng tôi có thể làm được nhiều tiến bộ. Chúng tôi cần một thế hệ mới những nhà quản lí để thay thế cho thế hệ cũ rồi chúng tôi sẽ hội tụ vào đào tạo công nhân vì công nhân tương lai toàn là công nhân tri thức.”
Nước này đang xây dựng mô hình công viên khoa học hiện đại bên ngoài Moscow có tên là Trung tâm phát kiến Skolkovo theo mô hình thung lũng Silicon ở California. Chính phủ mong đợi có 25,000 và 30,000 người làm việc ở đó. Trong trung tâm này có vài toà nhà hiện đại để làm nhà cho các công ti viễn thông, công ti y tế phát kiến, công ti công nghệ sinh học, công ti năng lượng và, tất nhiên, công ti công nghệ thông tin. Một quan chức chính phủ ước lượng rằng với 30,000 nhà khoa học và kĩ sư tập trung trong một khu vực, nó sẽ tạo ra 240,000 việc làm phụ và thay đổi khu lân cận thành một khu vực tăng trưởng nhanh. Bên trong trung tâm này, chính phủ khuyến khích các kĩ sư trẻ cũng như khuyến khích các công ti nước ngoài đầu tư ở đó.
Hồi đầu tháng này, Microsoft nói rằng nó lập kế hoạch mở trung tâm phát triển và cũng đầu tư vào công ti khởi nghiệp Nga vận hành ở Skolkovo. Microsoft là một trong những công ti Mĩ đầu tiên công bố quan tâm tới Skolkovo. Một công ti Mĩ lớn khác, General Electric cũng kí thoả thuận sơ bộ với Skolkovo để tiến hành nghiên cứu chung trong hiệu quả năng lượng và công nghệ sinh học mặc dầu không chi tiết nào đã được tiết lộ. Có báo cáo rằng IBM cũng xem xét thiết lập trung tâm nghiên cứu ở Skolkovo.
Việc phát triển một trung tâm cho khoa học và công nghệ như Skolkovo dựa trên viễn kiến của cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev, người đã bày tỏ mối quan ngại của ông ấy về việc phụ thuộc của Nga vào hàng hoá tiêu thụ như khí ga tự nhiên. Với giáo dục truyền thống của Nga trong khoa học và công nghệ, Medvedev tin vào nước Nga công nghệ cao là tốt cho đất nước của ông ấy hơn là kinh tế dựa trên xuất khẩu khí thiên nhiên như nó đang bây giờ. Chẳng hạn, Phòng thí nghiệm Kaspersky, có cơ sở ở Moscow, đang thâu tóm thị phần từ các công ti Mĩ lớn như Symantec và McAfee. Về căn bản, Nga có tiềm năng cung cấp công nghệ như dẫn lái cho kinh tế của nó vì điều đó không phụ thuộc vào khí tự nhiên. Một quan chức chính phủ nói: “Bằng việc cộng tác với đại học Mĩ tốt nhất và dùng chương trình đào tạo của họ, chúng tôi có thể phát triển những người quản lí tốt hơn. Bằng việc khuyến khích các sinh viên trẻ có tính độc lập hơn và khởi đầu công ti riêng của họ, chúng tôi có thể bắt đầu tạo ra nhiều việc làm và cơ hội hơn. Bằng việc cung cấp môi trường cho đầu tư nước ngoài, chúng tôi có thể biến đổi xã hội chúng tôi thành xã hội tri thức nhanh chóng và cải tiến nền kinh tế của chúng tôi.”
—-English version—-
Russia’s new technology center
Today Russia is known as a country whose economy depends mostly on natural gas development. According to the government its future will be in technology. For years, Russia is known as a high tech nation with the best scientists as well as many Nobel Prize winners in the sciences. However, it lost the direction and failed to improve its education systems. When government funding to university declined, many scientists left, especially the young scientists and professors, its education could not catch up with western countries, and a whole generation of college student suffered.
With an education system based on 1960s and 1970s technology and classes conducted mostly by professors educated in the 1950s, Russia lost its scientific foundation as its best students left to study in Europe or the U.S. Recently, Russia government realizes their mistake and starting a change process to revive its tradition scientific focus to ensure that the outcomes of education will be linked directly into industry and technology. A senior educator admitted: “We must stop our arrogant based on our past achievement; we must accept the fact that we are behind and the world is moving fast. We must rebuild our education system to focus on develop industry, technology and innovation rather than continue to write research papers that has nothing to do with the economy or improve our standard of living.”
The first obvious thing that Russian government did was to collaborate with U.S universities such as The Massachusetts Institute of Technology (MIT) to create a joint education programs with Moscow School of Management (MSM) to educate a new generation of students in technology management. A government official said: “We have the technology but do not know how to manage it effectively so management is the first thing we must change. If we can change the way managers think and work, we can make a lot of progress. We need a new generation of managers to replace the old then we will focus on training our workers because our future workers should all be knowledge workers.”
The country is building a modern science park outside of Moscow called the Skolkovo Innovation Center model after Silicon Valley in California. The government expects to have 25,000 and 30,000 people to work there. In the center are several modern buildings to house telecommunication companies, innovative medical companies, biotechnology companies, energy companies and, of course, information technology companies. A government official estimates that with 30,000 scientists and engineers concentrate in one area, it will create additional 240,000 jobs and change the neighborhood into a fast growing area. Within the center, government encourages young engineers to start their own companies as well as encourage foreign companies to invest there.
Earlier this month, Microsoft said that it planned to open a development center and also invest in Russian startups operating in Skolkovo. Microsoft was one of the first U.S. companies to announce interest in the Skolkovo. Another large U.S company, General Electric also signed a preliminary agreement with the Skolkovo to conduct joint research in energy efficiency and biotechnology although no details have been released. There is a report that IBM also consider to set up a research center in Skolkovo.
The development of a center for scientific and technology such as Skolkovo was based on the vision of former Russian president Dmitry Medvedev, who has expressed his concern about Russia’s dependence on commodities such as natural gas. Given Russia’s tradition education in science and technology, Medvedev believed on a new high tech Russia is better for his country than the economy based on export of natural as it is now. For example, Kaspersky Lab, based in Moscow, is capturing the market share away from big U.S companies Symantec and McAfee. Basically, Russia has potential to offer technology as driver for its economy as it does on the natural gas. A government official said: “By collaborating with the best U.S. university and using their training programs, we can develop better managers. By encourage our young students to be more independent and starting their own company, we can begin to create more jobs and opportunities. By provide an environment for foreign investments, we can transform our society into a knowledge society quickly and improve our economy.”