28 Jan, 2021
Tri thức và kĩ năng
Trong quá khứ, các kĩ năng sinh viên được học trong trường có thể giúp họ giữ được việc làm trong cả đời họ. Ngày nay, học cả đời là cần thiết. Điều rất quan trọng với sinh viên đại học là hiểu rằng giáo dục không chấm dứt khi họ tốt nghiệp mà đó chỉ mới là bắt đầu của việc học cả đời.
Có những thay đổi do toàn cầu hoá mà sinh viên không chú ý. Ngày nay doanh nghiệp không ở bên trong biên giới của một quốc gia mà trở thành toàn cầu vì “thế giới là phẳng”. Ngày nay công nhân không làm việc ở một chỗ mà có thể làm việc ở bất kì đâu dùng internet và trở thành “công nhân ảo”. Ngày nay công nhân không phải đi xa để tìm việc làm mà việc làm phải đi tới nơi công nhân có kĩ năng sống. Ngày nay, các công ti mong đợi người mới tốt nghiệp có năng suất và sẵn sàng làm việc ngay. Các công ti thường sa thải những người có kĩ năng lạc hậu và thuê người thay thế có kĩ năng đúng để làm cực đại lợi nhuận của họ. Trong thị trường toàn cầu cạnh tranh, các công ti không thể đảm đương được việc không có năng suất hay tiền bạc và thời gian phí hoài để công nhân học khi làm việc. Họ mong đợi sinh viên có kĩ năng cần thiết được đào tạo bởi nhà trường chứ không phải bởi họ. Điều đó đặt nhiều sức ép lên sinh viên và trường của họ. Hơn bao giờ hết, tri thức và kĩ năng là yếu tố chính cho nghề nghiệp tốt hơn và cuộc sống tốt hơn.
Vài tháng trước đây, một giáo sư Trung Quốc đã hỏi tôi: “Khi nhiều sinh viên đạt được điểm cao hơn, điều đó có nghĩa là chúng tôi có sinh viên giỏi hơn, chương trình đào tạo tốt hơn. Làm sao chúng tôi đo thực sự chất lượng của hệ thống giáo dục của chúng tôi?” Tôi bảo ông ấy: “Khi nhiều sinh viên đạt được điểm thi cao, tất nhiên quan chức nhà trường sẽ nhanh chóng kết luận rằng họ có chương trình đào tạo tốt hơn. Có thể điều đó đúng. Có thể trường có sinh viên giỏi, nhưng có thể là chuẩn đã bị thấp quá nữa.”
Ngày nay một số trường vẫn đo chất lượng giáo dục của họ bằng số sinh viên qua được kì thi hay đạt được điểm cao hơn. Tuy nhiên, có cách đo chất lượng khác tuỳ thuộc vào văn hoá. Khi bạn nhìn vào các nước khác nhau bạn sẽ thấy các cách đo khác nhau. Chẳng hạn, nếu bạn hỏi một thầy giáo Mĩ tại sao sinh viên không học tốt về toán, thầy giáo có thể nói rằng đấy là cái gì đó liên quan với thông minh hay IQ. Hỏi cùng câu hỏi đó ở Nhật Bản, thầy giáo sẽ trách học sinh không học đủ chăm chỉ. Thầy giáo Pháp sẽ nói rằng sinh viên có tài năng khác nhau và toán học không phải là một trong những tài của người đó. Thầy giáo Trung Quốc sẽ trách gia đình sinh viên vì không ép sinh viên học toán. Từng nơi đều nhìn chất lượng giáo dục từ các góc nhìn khác nhau.”
Ngày nay, sinh viên ở châu Á đang học giỏi về toán vì chương trình giáo dục của họ hội tụ nhiều vào môn này. Câu hỏi thường được hỏi nhất là liệu họ có giỏi toán không, làm sao có rất ít phát minh và phát kiến khi so sánh với Mĩ hay châu Âu? Câu trả lời có thể ở trong cách toán được dạy. Từ điều tôi thấy ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nơi phần lớn sinh viên ghi nhớ công thức và phương trình để qua được kiểm tra thay vì hội tụ vào áp dụng các tri thức khoa học này vào kĩ năng. Sự kiện là châu Á có nhiều sinh viên qua được kì thi với điểm cao nhưng cách đo này có hợp thức không? Có cách đo tốt hơn không? Chúng ta có nên nhìn vào điểm thi hay cái gì đó khác như kĩ năng?
Có ví dụ tốt từ Ấn Độ về số lượng và chất lượng. Vào cuối những năm 1990, công nghiệp CNTT của Ấn Độ nhận được nhu cầu lớn từ các công ti phương Tây để giúp cho họ sửa vấn đề phần mềm Y2K. Nhưng công nghiệp Ấn Độ đối diện với vấn đề nghiêm trọng: Nó cần thuê hàng trăm nghìn kĩ sư phần mềm, một số lớn hơn nhiều so với các đại học kĩ nghệ tạo ra. Năm 1999, Ấn Độ cho tốt nghiệp chỉ 70,000 kĩ sư phần mềm mỗi năm. Chính phủ lập tức “yêu cầu” các đại học công của họ mở rộng đào tạo để tuyển và cho tốt nghiệp nhiều người hơn. Trong mười năm, các trường của Ấn Độ đã cho tốt nghiệp quãng 500,000 kĩ sư phần mềm mỗi năm. Kết quả là “ác mộng” với trên 70% số họ không đáp ứng nhu cầu kĩ năng cơ sở của công nghiệp, do đó không thể tìm được việc làm.
Công nghiệp Ấn Độ bị buộc phải nghĩ lại cách nó đã đào tạo công nhân của nó. Nó bắt đầu bằng việc thích nghi thực hành tốt nhất của các công ti phương Tây rồi cải tiến chúng. Các công ti hàng đầu xây dựng hệ thống giáo dục riêng của họ để đào tạo công nhân của họ. Khi người tốt nghiệp đại học được thuê bởi các công ti như Infosys, Tata Consulting Services hay HCL Technologies, họ phải trải qua ba tới bốn tháng đào tạo kĩ năng tập trung trước khi bắt đầu làm việc. Họ được dạy không chỉ kĩ năng kĩ thuật mà còn các cơ sở về quản lí khách hàng, trao đổi và xây dựng tổ.
Chương trình của Infosys tốn hơn $6,000 cho mỗi sinh viên. Công ti chi $120 triệu đô la để xây dựng trung tâm giáo dục ở Mysore sử dụng hơn 300 giáo viên khoa dạy toàn thời và có thể đào tạo 13,500 nhân viên một lúc. Tata Consulting quản lí 10 trung tâm đào tạo trong toàn Ấn Độ có thể đào tạo 30,000 người một lúc. Các công ti này yêu cầu rằng mọi nhân viên phải nhận một tới ba tuần đào tạo chính thức hàng năm để học kĩ năng mới. Việc học cả đời là yêu cầu để giữ việc làm của bạn. Nhân viên phải dự đào tạo kĩ năng thêm mọi lúc có thay đổi nhu cầu của thị trường.
Kết quả: Công nghiệp CNTT của Ấn Độ đã phát triển từ gần như không có gì trong năm 1990 tới trên $90 tỉ đô la năm 2011. Năm công ti hàng đầu tăng trưởng 30 tới 40 phần trăm một năm từ 2003 tới 2009. Khi lợi nhuận của họ tăng lên, lương nhân viên cũng tăng lên. Vì năng suất tăng lên, tỉ lệ quảng cáo của họ cũng tăng lên. Khi nhiều người được sử dụng có lương cao hơn, các việc làm khác được tạo ra để hỗ trợ cho những người này và chung cuộc nền kinh tế cải thiện với tỉ lệ có ý nghĩa.
Ngày nay, các kĩ sư Ấn Độ đang thiết kế động cơ máy bay, các cấu phần xe hơi và nhà máy chế tạo, các bộ vi xử lí thế hệ tiếp, các sản phẩm viễn thông và thiết bị y tế cho các công ti phương Tây. Các kĩ sư của họ đáng được lương gần tương đương với kĩ sư ở các nước đã phát triển. Ngày nay, Ấn Độ đang cố thay đổi hình ảnh “Lao động chi phí thấp” thành “Lao động có kĩ năng cao” và họ mong đợi năm nay kiếm được quá $100 tỉ đô là và đạt tới $200 tỉ đô la trước năm 2018.
Làm sao Ấn Độ có thể đi từ hệ thống giáo dục yếu và biến sinh viên của nó thành các chuyên viên cấp thế giới? Câu trả lời đơn giản là họ đổi cách đo từ số sinh viên tốt nghiệp (độ đo của chính phủ) sang kĩ năng và công việc (độ đo công nghiệp). Cách đo của họ không phải là về bao nhiêu sinh viên qua được kì thi mà bao nhiêu người trong số họ có việc làm tốt hơn, lương tốt hơn, và cuộc sống tốt hơn. Thay vì hội tụ vào số lượng, họ hội tụ vào chất lượng như được đo bởi kết quả cuối cùng.
Sinh viên Ấn Độ hiểu rằng ngày nay họ không cạnh tranh trong thị trường lao động địa phương của họ mà họ phải cạnh tranh với moi sinh viên trên thế giới và điều đó khuyến khích việc học của họ. Họ hiểu rất rõ rằng với toàn cầu hoá, bất kì ai đều có thể cạnh tranh, bất kì ai đều có thể kiếm được việc làm tốt hơn, lương tốt hơn bằng việc phát triển tri thức và kĩ năng tốt hơn. Một người quản lí bảo tôi: “Chúng tôi không còn nhắc tới về chi phí thấp nữa, chúng tôi đang nói về những kĩ năng cao, kĩ năng mà mọi nước đều cần nhưng không có. Bây giờ các nước đã phát triển cần chúng tôi và họ không thể làm gì mà không có chúng tôi. Đó là ưu thế của chúng tôi.”
—-English version—-
Knowledge and skills
In the past, the skills students learned in school could help them to keep their jobs throughout their life. Today, lifelong learning is a necessity. It is very important for college students to understand that education does not end when they graduate but it is only the beginning of a lifelong learning.
There are changes due to globalization that students do not pay attention. Today businesses do not stay within a border of a country but become global as “the world is flat”. Today workers do not work in one place but can work anywhere using the internet and become “virtual workers”. Today workers do not have to travel far to look for jobs but jobs have to go to where skilled workers live. Today, companies expect new graduates to be productive and ready to work immediately. Companies often fire people whose skills are obsolete and hire replacements with the right skills to maximize their profits. In the competitive global market, companies cannot afford to be non productive or waste money and time for workers to learn on the job. They expect students to have the needed skills trained by schools and not by them. That puts a lot of pressure on students and their schools. More than ever, the knowledge and skills are main factors for better career and better life.
Few months ago, a Chinese professor asked me: “When more students achieve higher grades, does it mean we have better students, better training programs. How do we truly measure the quality of our education system? I told him: “When more students achieve high exam grades, of course school officers will quickly concluded that they have better training programs. Maybe it is true. Maybe the school has good students, but it is possible that the standard may have been lowered too.”
Today some schools still measures their education quality by the number of students passing exams or achieve higher grades. However, there are different quality measurements depending on the culture. When you look at different countries you will see different measurements. For example, if you ask a U.S teacher why a student is not do well in math, the teacher may say that it has something to do with intelligence or IQ. Ask the same question in Japan, the teacher will blame the student for not study hard enough. A French teacher will say that the student has different talents and math is not one of his. A Chinese teacher will blame the student’s family for not pressure the students to study math. Each places see education quality from different views.”
Today, students in Asia are doing very well in math because their education program is focusing more on this subject. The most often asked question is if they are good in math, how come there are very few inventions and innovations as compare with the U.S or Europe? The answer maybe in the way math is being taught. From what I saw in China, Korea and Japan where most students memorize formulas and equations to pass tests rather than focus on the application of these scientific knowledge into skills. The fact is Asia has more students passing exams with high grades but is this measurement valid? Are there better measurements? Should we look at exams grade or something else such as skills?
There is a good example from India about quantity and quality. In the late 1990s, India’s IT industry received a large demand from Western companies to help them fix the Y2K software issue. But Indian industry faced a severe problem: It needed to hire hundreds of thousands of software engineers, a far greater number than its engineering colleges produce. In 1999, India graduated only 70,000 software engineers per year. The government immediately “requested” their public universities to expand their trainings to enroll and graduate more people. Within ten years, India’s schools graduated about 500,000 software engineers per year. The result was a “nightmare” with over 70% of them did not meet the industry’s basic skills demand, therefore cannot find jobs.
Indian industry was forced to rethink the way it educated its workers. It started by adapting the best practices of Western companies then improving on them. Top companies built their own education systems to train their workers. When college graduates was hired by companies like Infosys, Tata Consulting Services or HCL Technologies, they must undergo three to four months of intensive skills training before starting work. They are taught not only technical skills but also the basics of customer management, communications and team building.
The Infosys program costs more than $6,000 per student. The company spent $120 million to build an education center in Mysore that employs more than 300 full-time faculty and can train 13,500 employees at a time. Tata Consulting runs 10 training centers across India that can train 30,000 people at a time. These companies require that every employee receive one to three weeks of formal education annually to learn new skills. Lifelong learning is a requirement to keep your jobs. Employees must attend additional skill training every time market demand changes.
The results: India’s IT industry has grown from almost nothing in 1990 to over $90 billion in 2011. The top five companies were growing at 30 to 40 percent per year from 2003 to 2009. As their profits increase, employees salaries also increase. As productivity increase, their billing rates also increase. As more people are employed in higher wages, other jobs are created to support these people and eventually the economy improves at significant rates.
Today, Indian engineers are designing aircraft engines, automotive components and manufacturing plants, next-generation microprocessors, telecom products and medical devices for Western companies. Their engineers command a salary almost equal to the engineers in developed countries. Today, India is trying to change the image of “Low cost labor” to “Highly skilled labor” and they expect this year earning to pass the $100 billion and achieve $200 billion by 2018.
How could India move from a weak education system and turn its students into world-class specialists? The simple answer is they change the measurement from number of graduates (Government metric) to skills and employment (Industry metrics). Their measure is not on how many students passing exams but how many of them have better jobs, better salaries, and better life. Instead of focus on quantity, they focus on quality as measured by the end result.
Indian students understand that today they do not compete in their local labor market but they have to compete with every students in the world and that motivate their learning. They understand very well that with globalization, anyone can compete, anyone can get better jobs, better salaries by develop better knowledge and skills. One manager told me: “We are no longer mention about low cost anymore, we are talking about high skills, the skills that every countries need but do not have. Now developed countries need us and they cannot do anything without us. That is our advantages”.