TỰ TRUYỆN CỦA NHÀ VĂN - NHÀ GIÁO ƯU TÚ NGUYỄN NGỌC KÝ Tôi học đại học
“Có những con người như hạt giống trong ta…”
Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28-06-1947 tại Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Thầy bị liệt đôi tay từ năm 4 tuổi; 7 tuổi đi học và dùng chân để viết. Hai lần thầy được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích vượt khó học giỏi. Năm 1970, Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Ngữ Văn, sau đó đi dạy và trở thành Nhà giáo Ưu tú năm 1992 và là nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân.
Thầy Nguyễn Ngọc Ký được tuổi trẻ cả nước biết đến trong suốt 50 năm qua và xem thầy là tấm gương sáng qua các bài trong sách giáo khoa như EM KÝ ĐI HỌC (sách Tập đọc lớp 3 từ 1964-1983,) ANH KÝ ĐI HỌC (sách Kể chuyện lớp 4 từ 1983-2000), BÀN CHÂN KỲ DIỆU (sách Tiếng Việt lớp 4 từ 2000 đến nay). Nếu quyển sách Tôi đi học, bạn đọc đã biết đến một Nguyễn Ngọc Ký 12 năm đèn sách thì nay, quyển tự truyện thứ hai Tôi học Đại học, bạn đọc sẽ càng hiểu và cảm phục hơn về những năm tháng Nguyễn Ngọc Ký phải rời xa quê hương, mọi việc phải nhờ đến đôi chân, nhất là trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi mọi trường học phải rời xa thành phố sơ tán về học ở các tỉnh miền núi mà vẫn luôn học tốt.
Tôi học đại học được ấp ủ từ hình thành từ những năm tháng như thế. Quyển sách này được thầy viết trong suốt 43 năm, và hoàn thành trong khoảng thời gian sức khoẻ thầy không được tốt, phải chạy thận 3 lần 1 tuần song với nghị lực và sự cố gắng phi thường, thầy đã hoàn thành quyển sách Tôi học đại học. Bên cạnh đó, thầy vẫn miệt mài ngày ngày vừa đi giao lưu với học sinh các trường vừa tiếp khách tư vấn tâm lý, giáo dục qua Tổng đài 1088 và tiếp tục sáng tác tại TP. Hồ Chí Minh. Vừa qua, thầy cùng dịch giả Bích Lan có buổi giao lưu vô cùng xúc động với hơn 300 cán bộ văn hoá thư viện của 64 tỉnh thành do Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch cùng First News tổ chức tại Đà Nẵng. Cuộc giao lưu cùng dịch giả Bích Lan đã làm nhiều người trong khán phòng không cầm được nước mắt.
Quyển sách đầu tiên thầy Nguyễn Ngọc Ký đã ký tặng bằng chân cho thứ trưởng Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch Huỳnh Vĩnh Ái. Các tác phẩm của thầy luôn thấm đẫm tư tưởng nhân văn và giáo dục sâu sắc. Song cách thể hiện lại rất giản dị, hồn nhiên, dí dỏm, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu và cảm xúc, Tôi học đại học cũng là một tác phẩm như thế. Nếu tâm hồn bạn từng rung động và mở ra những khung trời mơ ước về một con đường sáng ngay trước mắt với những trang văn nặng tình nặng nghĩa “Tôi đi học” của thầy Nguyễn Ngọc Ký.
Tác phẩm này sẽ được First News – Trí Việt phát hành ấn bản mới vào tháng 1/2014. Thì hôm nay bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình trở ngược về quá khứ cách đây 45 năm, gần nửa thế kỷ thầy Ký kể lại chuyện mình. “Tôi học đại học” là câu chuyện khiến bạn không thể lạnh nhạt để rồi bỗng nhận ra tất cả khó khăn thử thách với bản thân trở nên vô cùng nhỏ bé. Thầy Nguyễn Ngọc Ký đang bắt tay viết quyển sách thứ ba: “Ngọn lửa không bao giờ tắt”, tác phẩm này sẽ hứa hẹn nhiều câu chuyện rất đặc biệt và sâu sắc, cảm động như tác phẩm “Cuộc sống không giới hạn” của Nick Vujicic.
Tôi học đại học của thầy Nguyễn Ngọc Ký được thực hiện bởi First News, phát hành tại nhà sách Trí Việt 11H Nguyễn Thị Minh Khai Q1 TP Hồ Chí Minh và các nhà sách khác trên toàn quốc.
Những cảm nhận về Tôi học đại học: Đọc Tôi học Đại học của nhà thơ, nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký mà như ngồi trước anh đây. Bởi lời văn đầy cảm xúc, tưởng như anh đang tâm sự. Sự việc cứ hiển hiện ra rất chân thực rất ân cần. Tôi đã trào nước mắt trước những nghĩa cử chân tình rất đời thường của Nhu, của Hằng, của Hòa, của Trang, của chị Vân, của thầy Diệp Tư, thầy Bùi Ngọc Trác, của GS. Hoàng Như Mai, Hoàng Xuân Nhị… thật giản dị mà vô cùng lớn lao, ý nghĩa. Và như thế, Nguyễn Ngọc Ký đã lớn lên bằng cả sự bao dung tình người không dễ gì có được. Để giờ đây anh đã thành đạt, là tấm gương vượt khó cho những người kém may mắn, cho lớp trẻ noi theo. Tôi học Đại học là lời cảm ơn rất chân thực, đầy tâm huyết với Người với Đời. Song nó toát nên sự trăn trở của nỗi lòng biết ơn không bao giờ trả đủ…Nhà thơ Tố Hoài Mỗi lần đến nhà chơi, bao giờ tôi cũng được Nguyễn Ngọc Ký dành cho thú vui được đọc những trang bản thảo mới tinh anh vừa viết trong tư truyện Tôi học Đại học. Mỗi chuyện là mỗi kỷ niệm đẹp về tình đất, tình người; mỗi bài học quý về đạo lý, nhân tình, về ý chí vượt qua nghịch cảnh. Lối viết nhẹ nhàng, truyền cảm, không lên gân, không giáo huấn. Càng đọc tôi càng bị lôi cuốn thực sự. Tôi chờ mong cuốn sách phát hành trong nay mai để sớm mua về cho bà xã và các con các cháu cùng được đọc. Sau đó sẽ trang trọng đặt ở giá sách bên cạnh cuốn Thép đã tôi thế đấy, Cuộc sống không giới hạn, và Không gục ngã. Với tôi, cả bốn tác giả đều là thần tượng._Nhà giáo Trần Căng
Đọc cuốn tự truyện Tôi học Đại học của thầy, tôi lại bắt gặp những câu chuyện về những người thầy - những nhân cách lớn. Những câu chuyện đó đã góp phần không nhỏ, giúp tôi những bài học quý trong sự nghiệp “trồng người”. Bằng những lời tự sự nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu lắng, Tôi học Đại học không chỉ là chuyện tự sự cá nhân mà đã hóa thân thành chuyện ĐỜI trên từng trang viết. Và qua những trang ĐỜI đó, tình thầy trò thiêng liêng, sâu nặng, thấm đẫm chất nhân văn hiện hữu với tất cả niềm tự hào về một thời kỳ có một không hai trong lịch sử phát triển giáo dục Đại học ở nước ta. Một thời kỳ đã xa nhưng dấu ấn đã khắc sâu vào lịch sử bởi trong muôn vàn gian khổ, thiếu thốn của chiến tranh nhưng cả thầy và trò vẫn khắc phục vươn lên “Dạy tốt, học tốt”. Hình ảnh của những người thầy như: thầy Diệp Tư, thầy Bùi Ngọc Trác, của GS. Ngụy Như Kôn Tum, Hoàng Như Mai, Hoàng Xuân Nhị…thật giản dị mà vô cùng lớn lao, ý nghĩa, là những bài học quý để những người thầy hôm nay tiếp bước noi theo…_NGƯT, Thiếu tướng, PGS, TS. Đỗ Ngọc Cẩn Mỗi trang viết là mỗi trang đời ấn tượng khó quên của tác giả.
Đọc mà thấy thương, thấy quý, thấy phục, thấy cuốn hút kỳ lạ. Cảm ơn Nguyễn ngọc Ký đã cho ta thêm nhớ, thêm yêu cuộc sống những năm tháng gian lao mà nên nghĩa, nên tình, nên thơ nơi giảng đường một thời còn mãi. Càng ý nghĩa hơn khi càng đọc cuốn sách càng gieo vào lòng ta niềm vui say và tin yêu sâu sắc những giá trị truyền thống vô giá nơi dân ta, nước ta chẳng ở đâu xa mà hiện hữu từng ngày ngay quanh ta. _ Nhà báo Bích Vân
Học cùng nhau suốt bốn năm trời một thời đại học sôi nổi và gian lao ở Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi đã nhận thấy ở Nguyễn Ngọc Ký sự phi thường của một người bạn khuyết tật giàu ý chí và nghị lực. Rồi cùng nhau đi tới hôm nay, lại được đọc những trang văn đầy ắp kỷ niệm, sâu nặng nghĩa tình và giàu cảm xúc, giàu khơi gợi ở Tôi học đại học, trong tôi, nhận thức về sự phi thường của anh càng được nhân lên gấp bội, không chỉ ở ý chí và nghị lực, mà cả ở sự phong phú của tâm hồn, sự tinh tế trong ứng xử và khát vọng mãnh liệt vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao._ Nhà thơ Lê Quang Trang
Những năm gần đây sự xuất hiện một loạt cuốn nhật ký viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ mà đặc biệt là cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã làm thức tỉnh lương tri của độc giả trong và ngoài nước. Giờ đây nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã cho ra mắt cuốn tự truyện Tôi học đại học phần nào nói lên được lớp người ở hậu phương trong những năm tháng hào hùng đó của dân tộc. Đọc những trang viết trong trẻo và đầy nhiệt huyết này, mỗi chúng ta đều thêm trân trọng một thời dấu yêu đã qua. Là lớp học sinh đầu tiên của thầy, hôm nay tôi thêm thấu hiểu nỗi gian nan vất vả nhưng đẹp đẽ vô cùng của thầy và đồng nghiệp trong những ngày học sơ tán và vững tâm bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn. _ Nhà thơ Phạm Quang Tiễn
. Anh là chàng trai thông minh tràn đầy nghị lực đã vượt qua mọi khó khăn đời thường, không ngừng vươn tới đỉnh cao trí tuệ mà mình khao khát. Tôi đã từng viết bài “Huyền Thoại Nguyễn Ngọc Ký” chân thành bày tỏ cảm phục của mình trước khả năng phi thường của anh. Nhưng khi được đọc tác phẩm Tôi học Đại học của anh, tôi càng cảm động và vô cùng bất ngờ trước con người huyền thoại của mình. Hóa ra những gì tôi biết về Nguyễn Ngọc Ký còn quá ít. Ở anh luôn luôn chan chứa một trái tim nhạy cảm, huyền bí, chân thành ngân rung trước cuộc sống; một tâm hồn phong phú đến mênh mông với ý chí nghị lực quá phi thường. Với Tôi học đại học, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký còn đem đến cho chúng ta một thông điệp về niềm tin: tình yêu thương sâu sắc, bao la giữa con người với con người không bao giờ vơi, bất luận trong hoàn cảnh khó khăn nào. Cảm phục Nhà văn - Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký biết bao! Nguyễn Ngọc Ký đã cháy hết mình và tỏa sáng rạng rỡ trong cuộc đời. Ngọn lửa nghị lực Tôi học Đại học của anh đã và sẽ thực sự trở thành bài học cho nhiều người, sẽ truyền hơi ấm, tiếp sức cho mọi trái tim, nhất là những trái tim cô đơn, bất hạnh và còn chần chừ trong những bước đi không chỉ đầu đời. Chúc anh hạnh phúc và tiếp tục tỏa sáng trong sự nghiệp cao quý của mình! _Nhà báo, nhà thơ Bùi Thị Xuân Mai
Đôi bàn chân kỳ diệu của Nguyễn Ngọc Ký đã làm mọi việc thay đôi tay khuyết tật của mình. Đó là sự nỗ lực ở khía cạnh thể xác. Điều đáng nói hơn là Nguyễn Ngọc Ký có một trái tim nhân hậu, một tình yêu nồng nàn, một tâm hồn trong sáng... Một ý chí vươn lên, không bi phẫn, luôn lạc quan, vượt qua hoàn cảnh, vượt lên số phận. Một trí tuệ minh mẫn để có những suy nghĩ, hành động vì con người, yêu con người. Ngọc Ký đã thể hiện sự mẫn tiệp ấy qua tự truyện Tôi học đại hoc với lối kể chân tình, giản dị. Tôi có thể coi là người đồng hương, đồng tuế với Ngọc Ký. Khi đọc tự truyện của Ký và nhớ lại những điều đã nghe, đã biết về người bạn văn quê nhà, càng thấy xúc động. Tập tự truyện là những lời tri ân với cuộc đời. Ký yêu người - người yêu Ký. Văn là người vậy. _Trần Đắc Hiển Khánh
Trước đây, khi cùng học với nhau trong suốt 4 năm ở Đại học, Cúc đã quý phục Ký rồi. Nhưng bây giờ khi đọc những trang viết Tôi học Đại học của Ký, Cúc càng nể phục Ký nhiều hơn, hiểu Ký sâu sắc hơn. Cuốn sách đã gợi lại cho Cúc bao kỷ niệm mến thương với rất nhiều gian khổ song lại vô cùng đẹp đẽ thời sinh viên khi đất nước có chiến tranh. Hơn 40 năm đã trôi qua. Có biết bao thay đổi trong cuộc đời, trong số phận của mỗi chúng ta, nhưng những kỷ niệm đẹp đẽ một thời son trẻ những ngày sơ tán ờ Tràng Dương, ở La Khê thì mãi mãi tươi mới. Cảm ơn Ký đã đem đến cho Cúc, cho mọi người những trang viết giản dị, chân thực mà vô cùng xúc động, vô cùng ấm áp. Chúc Ký luôn luôn bình an. _ Nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc
Nhận được bản thảo Tôi học Đại học,với sự kính trọng và ngưỡng mộ tác giả, tôi dành trọn một đêm đọc hết. Năm tháng qua đi, thời gian mách bảo người ta quên cái cần quên và nhớ cái không bao giờ được quên. Trong tự truyện này, Nguyễn Ngọc Ký không chỉ nhớ những người cưu mang mình mà còn nhớ rất lâu những kỷ niệm một thời sinh viên mộng mơ và gian khó. Đó là những vùng đất với những con người yêu thương, giúp đỡ Nguyễn Ngọc Ký như người ruột thịt. Kỷ niệm về chiếc chăn bông, cây đèn tự chế, đôi tất lạ, đến bữa cháo sắn, cây cầu ông Kiểm, chiếc cửa sổ mới, chiếc bàn học của hai ông bụt… đã được Nguyễn Ngọc Ký kể với tình cảm trân trọng, tri ân. Tôi thích câu chuyện Đêm trăng sông Nhuệ trong phần 2 của tập sách. Câu chuyện này Nguyễn Ngọc Ký viết theo bút pháp bay bổng của một nhà thơ khiến ta có cảm giác chuyện tình như vừa xuất hiện hôm qua, hôm nay thôi.
Như vàng thử lửa, vượt qua bao gian nan thử thách của hoàn cảnh, của không gian và thời gian đầy nghiệt ngã, Nguyễn Ngọc Ký vẫn mãi là tấm gương sáng. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, Một tấm gương sáng cho bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật”. Đại tá, Nhà báo Trần Thế Tuyển Không mang ý đồ dựa vào tư liệu có thật rồi sáng tạo thành một tiểu thuyết, đặt ra một vấn đề gì đó to tát, Nguyễn Ngọc Ký viết Tôi học đại học bằng thể tự truyện, hầu như ông trung thành tuyệt đối với hiện thực mà ông trải nghiệm. Nói cách khác, ông ghi lại trung thực những gì đáng nhớ diễn ra xung quanh cuộc sống của ông trong 4 năm học đại học thời sơ tán vì chiến tranh. Vậy mà đọc lên trang nào cũng lung linh những sắc màu mới lạ đáng yêu đầy quyến rũ và cảm động. Rất nhiều tình cảm đẹp được ông khắc họa thật chân thành sâu đậm. Nhất là Bùi Hạnh Nhu, cô gái quê vùng lúa Thái Bình. Tình bạn của cô với Ký có gì đó còn lớn lao, thiêng liêng hơn cả tình yêu. Tôi học đại học thực sự là những trang văn ân nghĩa, nặng tình. _ Nhà văn Lê Hoài Nam
Ngay từ niên thiếu, lũ học trò chúng tôi đã biết đến Nguyễn Ngọc Ký với đôi chân kỳ diệu, như một huyền thoại. Lần này được đọc tác phẩm mới của anh, tự truyện Tôi học Đại học tôi càng khâm phục sự vượt khó phi thường của anh nơi giảng đường thời chiến tranh, cảm động trước những tấm lòng nhân hậu bao la của những người thầy, người bạn, người dân quê bình dị mà cao đẹp sáng trong đến ngỡ ngàng. Nguyễn Ngọc Ký luôn có khát vọng cháy bỏng là được viết cho tuổi trẻ, đặc biệt cho tuổi thơ. Viết suốt 4 năm đại học. Viết trong 35 năm đứng trên bục giảng. Và 8 năm nay vừa nghỉ hưu vừa làm tư vấn Tâm lý qua 1088 vừa chữa bệnh vừa tiếp tục viết. Đến nay anh có 30 đầu sách được ấn hành. Càng viết anh càng thấy mình thêm yêu đời, yêu tuổi thơ, thấy trẻ và khỏe ra. Thế là lại say sưa viết và viết. Quên cả những sợi tóc đang chuyển màu sương khói! Đọc tự truyện của Nguyễn Ngọc Ký, càng hiểu rõ ý chí và nghị lực của anh. Một thái độ sống tích cực, cống hiến hết mình, thậm chí hơn cả những gì mình có. Tôi thật hạnh phúc khi có những người bạn như Nguyễn Ngọc Ký để mến yêu và trân trọng. _Nhà thơ Đặng Nguyệt Anh
Thơ Trần Đăng Khoa và tấm gương học tập của Nguyễn Ngọc Ký, có thể nói là hai điều kỳ diệu, đặc sắc của xã hội miền Bắc thời những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Với riêng tôi, năm tháng đó cũng là khi tôi bị trọng bệnh, cuộc đời nhiều lúc bi quan, thậm chí tuyệt vọng thì Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương lớn giúp tôi vươn lên hoàn cảnh bi đát của số phận mình. Nay cầm trên tay tập bản thảo Tôi học Đại học của thầy thật vô cùng cảm kích! Bản thảo đã cuốn hút tôi với giọng văn dung dị, rất thuyết phục qua những chi tiết người thật việc thật của lớp E/1, Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Những đoạn văn kể lại tâm tình những người dân quê, nơi trường sơ tán ở Tràng Dương, La Khê, về bài giảng của các thầy Hoàng Như Mai, Hoàng Xuân Nhị, .. Đặc biệt chương cuối dành kể về buổi gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng… Quý nữa ở đây, tôi còn được gặp những nhân vật/tác giả có thành tựu văn học mà mình mến mộ, như các nhà văn Lê Quang Trang, Lê Thành Nghị, Trần Bảo Hưng, Nguyễn Dương Côn… Họ là những người bạn gần gũi với thầy trong suốt những năm học Đại học. Từ Tôi đi học, tới Tôi học Đại học, hai cuốn sách được thầy viết cách nhau trên 40 năm, những độc giả mến mộ thầy qua nhiều thời gian càng thêm thấy tin yêu, cảm phục tài năng và gương nghị lực của thầy. Về nội dung cuốn sách, khi đọc chắc chắn mỗi bạn đọc sẽ có thêm những cảm nhận của riêng mình. Và chắc chắn mỗi người, ai cũng như ai đều sẽ có chung một niềm vui là được gặp nhân vật thân thiết bấy nay của mình một cách tỏ tường, với nhiều góc đời tư hơn. Với riêng tôi, Nguyễn Ngọc Ký luôn là một người anh khả kính bậc nhất. _ Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi
Lên 5 tuổi, bị một tai nạn thảm khốc và từ đó tôi bị liệt vĩnh viễn cả tứ chi nên chỉ nằm một chỗ suốt hơn 30 năm qua. Trong suốt quãng thời gian đó, mọi người trong gia đình tôi đã dùng nhiều cách khác nhau động viên, khuyến khích để tôi có thể tiếp tục sống tốt. Và một trong những cách đó là việc cha tôi thường đem gương sống của thầy Nguyễn Ngọc Ký ra chia sẻ với tôi. Thầy Ký là người cùng quê Nam Định với tôi, tuy thế nhưng phải đến năm 2010 tôi mới có dịp được gặp thầy, nhưng là tại Sài Gòn khi tôi và thầy cùng góp mặt trong triển lãm ảnh “Họ đã sống như thế” của Nguyễn Á. Có thể nói rằng suốt những năm qua, đối với tôi thì cuộc sống của thầy đã thực sự là một tấm gương lớn cho tôi soi vào, cho tôi kỳ vọng để rồi giờ đây tôi đã có thể tự tin trong cuộc sống và bước ra xã hội. Về cuốn tự truyện Tôi học Đại học của thầy Nguyễn Ngọc Ký, tôi đã được thầy gửi cho đọc khi nó còn là bản thảo. Và tôi đã thực sự bị cuốn hút bởi nó được xây dựng từ những chi tiết đời thực của một con người mà tôi luôn yêu mến, ngưỡng mộ. Có bao nhọc nhằn, bao trở ngại… trong những năm tháng chiến tranh khi thầy Ký đi học đại học. Nhưng rồi tất cả đã viên thành và hoàn mỹ dưới những bước đi và ý chí của chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký. Tôi thiết nghĩ cuốn tự truyện này có thể coi như một cuốn cẩm nang hữu ích dành cho những bạn trẻ đang từng ngày miệt mài đi trên con đường để tìm lấy cho mình những ý nghĩa đích thực của cuộc sống. _ Nhà thơ Trần Hồng Giang
Trước khi chuyển công tác vào Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký lên Sở Giáo dục Hà-Nam-Ninh chào anh em quen biết để chuẩn bị cho chuyến Nam du. Ký gặp tôi ở Phòng Phổ thông. Anh nói lời chia tay và tặng tôi tập thơ Chú nhện chơi đu. Cảm động, tôi ôm lấy vai bạn và nhận ra đôi tay liệt của Ký đang rung rung trong tay áo dài buông thõng. Năm 1994, có dịp vào Sài Gòn, tôi và nhà thơ Trương Nam Hương có đến Gò Vấp thăm anh. Gặp nhau, Ký hoan hỉ khoe cơ ngơi mới của mình. Cho mãi đến hôm nay, qua một người bạn trong làng giáo gửi email, tôi đọc được cuốn Tôi học Đại học, một dạng Hồi kí-Tự truyện của Nguyễn Ngọc Ký. Quả là Ký đã chân thực và mộc mạc ghi lại một đoạn đời rất thật mà cũng rất ý nghĩa trong cuộc đời anh. Và, tất nhiên ở thể văn xuôi này Ký đã để lại ấn tượng cho tôi ở lời văn, giọng điệu chân mộc mà thiết tha tình cảm. Tôi nhận ra tâm tư của Nguyễn Ngọc Ký - Nặng lòng tha thiết và tri ân với cuộc đời và Con Người. Mừng và thương quý lắm! _Nhà giáo Trần Trung
Nếu trước đây, tôi chỉ được biết về hình ảnh anh Nguyễn Ngọc Ký với ý chí và nghị lực phi thường qua từng trang sách thì nay tôi đã gặp anh - Nhà giáo ưu tú, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà tư vấn Nguyễn Ngọc Ký - một người THẦY giữa cuộc sống đời thường bằng thịt bằng xương khi thầy đã ở cái tuổi gần “thất thập cổ lai hy”. Bằng chất giọng rất Nguyễn Ngọc Ký: giản dị, chân thành, hồn hậu mà sâu lắng, mỗi trang viết Tôi học Đại học là mỗi tháng ngày gian khổ mà thầy và cả một thế hệ đã đi qua, đầy ăm ắp những tấm lòng cao cả và thấm đẫm chất nhân văn sâu sắc. Thầy đã cho ta thấy được sức mạnh, sự vô giá của tình người ấm áp luôn là đôi cánh nâng đỡ cho mỗi con người vượt qua mọi khó khăn. Tình cảm gia đình. Tình thầy trò. Tình bạn bè. Tình cảm của nhân dân… Tất cả đã hòa quyện và nâng đỡ nhau vượt qua những tháng ngày khó khăn, gian khổ. Qua từng trang sách, ta không chỉ cảm phục sự phi thường của ý chí, nghị lực mà còn rút ra được những bài học quý từ sự lạc quan của thầy: “Thay vì ngồi than khóc bóng đêm xin bạn hãy thắp sáng thêm những ngọn nến”. _ Nhà báo Phạm Thị Thoan
Nghe danh ông đã lâu, nhưng đến giữa năm 2013, tôi mới có dịp được phỏng vấn thầy giáo – nhà văn Nguyễn Ngọc Ký. Sau lần gặp đó, tôi ấn tượng mãi về một cuộc đời lớn với bảy sự nghiệp của ông (học hành, giáo dục, sáng tác, xây dựng hạnh phúc gia đình, truyền lửa cho thế hệ trẻ, tư vấn tâm lý qua tổng đài 1088 và chiến đấu với bệnh tật). Cũng trong lần gặp đó, tại nhà riêng của ông ở Quận Gò Vấp, TP.HCM, chúng tôi chứng kiến cách ông dùng chân gõ máy vi tính để hoàn tất nốt những trang cuối cùng cuốn tự truyện Tôi học Đại học. Và nay, thật may mắn khi tôi có cơ hội được đọc toàn bộ bản thảo tác phẩm này! Biết bao chuyện đời, chuyện người hồn hậu, nghĩa tình hiển hiện qua lối viết sinh động, chân thành mà vô cùng dí dỏm. Từng chữ, từng dòng chắt ra từ gan ruột, nên có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Tôi rất thích những chiêm nghiệm ông rút ra từ thực tiễn, nhất là từ những va vấp, dằn vặt bản thân: “Buồn quá. Đáng trách quá. Bản lĩnh một khi thành cứng nhắc cũng cần rút kinh nghiệm lắm chứ. Thế mới biết cuộc đời không nên máy móc điều gì”. Đặc biệt, nghị lực sống phi thường, không đầu hàng số phận cứ lấp lánh, thấm đẫm trong từng trang sách là liều thuốc bổ thôi thúc mỗi người biết vượt lên chính mình. _Nhà báo Như Lịch
Mặc dù đã được đọc, được nghe nhiều về người thầy giáo đặc biệt này, nhưng tôi vẫn ngỡ ngàng khi được tận mắt nhìn thầy, được thấy những việc thầy làm, được nghe thầy sẻ chia chuyện đời mình, đặc biệt được đọc tự truyện Tôi học Đại học của thầy khi nó còn là bản thảo. Bằng câu chuyện của chính mình những năm tháng học Đại học đầy gian nan mà thắm tươi, nồng ấm những nghĩa tình đẹp như mơ, thầy đã đem lại tình yêu cuộc sống cho biết bao người và làm hồi sinh những trái tim, tâm hồn tuyệt vọng… Đời làm báo của tôi nhiều lúc cũng tròng trành, bế tắc. Nhưng chính những người như thầy Ký đã trở thành liều thuốc chữa bệnh cho tôi. Ngồi lặng nhìn thầy, trái tim tôi chỉ có thể thốt lên lời cám ơn nhân gian này có những người như thầy đã sống và đang sống rất đẹp đẽ, vô cùng quý giá cho người khác … Xin cám ơn thầy! Thầy ơi!_ Nhà báo Quốc Việt
Đọc tự truyện Tôi học Đại học của Ký tôi bị cuốn hút ngay từ những trang đầu tiên. Tôi rất thích các tác phẩm tự truyện và đã đọc khá nhiều. Song tôi thực sự tâm đắc với cuốn tự truyện này của Ký. Nó đích thực là tự truyện với tất cả sự chân thực thắm đẫm hồn vía, tâm tư, tính cách của tác giả. Song nó không hề viết theo kiểu trần thuật đơn thuần khô cứng mà luôn sống động đan cài nhiều chi tiết bất ngờ, giàu ý nghĩa với tất cả sự tinh tế trong tả cảnh, trong bộc lộ tâm trạng cũng như trong nghệ thuật dẫn dắt, bố cục, thắt mở từng câu chuyện cụ thể. Trong gần 50 năm cầm bút của Nguyễn Ngọc Ký tôi đã được tặng và đọc nhiều tác phẩm của anh. Và đây thực sự là cuốn sách gieo ấn tượng sâu sắc, trọn vẹn nhất về anh trong tôi. Chúc anh, người bạn đồng môn, niềm tự hào của đồng hương Hải Hậu tại thành phố mang tên Bác kính yêu luôn gặt hái những thành công mới trên hành trình vượt qua chính mình dù đã ở gần tuổi xưa nay hiếm; dù đối mặt với bệnh tật nan y mỗi ngày. Luật gia Nguyễn Thanh Bình
Nhận xét từ khách hàng
Gợi ý cho bạn
TỰ TRUYỆN CỦA NHÀ VĂN - NHÀ GIÁO ƯU TÚ NGUYỄN NGỌC KÝ Tôi học đại học
“Có những con người như hạt giống trong ta…”
Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28-06-1947 tại Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Thầy bị liệt đôi tay từ năm 4 tuổi; 7 tuổi đi học và dùng chân để viết. Hai lần thầy được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích vượt khó học giỏi. Năm 1970, Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Ngữ Văn, sau đó đi dạy và trở thành Nhà giáo Ưu tú năm 1992 và là nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân.
Thầy Nguyễn Ngọc Ký được tuổi trẻ cả nước biết đến trong suốt 50 năm qua và xem thầy là tấm gương sáng qua các bài trong sách giáo khoa như EM KÝ ĐI HỌC (sách Tập đọc lớp 3 từ 1964-1983,) ANH KÝ ĐI HỌC (sách Kể chuyện lớp 4 từ 1983-2000), BÀN CHÂN KỲ DIỆU (sách Tiếng Việt lớp 4 từ 2000 đến nay). Nếu quyển sách Tôi đi học, bạn đọc đã biết đến một Nguyễn Ngọc Ký 12 năm đèn sách thì nay, quyển tự truyện thứ hai Tôi học Đại học, bạn đọc sẽ càng hiểu và cảm phục hơn về những năm tháng Nguyễn Ngọc Ký phải rời xa quê hương, mọi việc phải nhờ đến đôi chân, nhất là trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi mọi trường học phải rời xa thành phố sơ tán về học ở các tỉnh miền núi mà vẫn luôn học tốt.
Tôi học đại học được ấp ủ từ hình thành từ những năm tháng như thế. Quyển sách này được thầy viết trong suốt 43 năm, và hoàn thành trong khoảng thời gian sức khoẻ thầy không được tốt, phải chạy thận 3 lần 1 tuần song với nghị lực và sự cố gắng phi thường, thầy đã hoàn thành quyển sách Tôi học đại học. Bên cạnh đó, thầy vẫn miệt mài ngày ngày vừa đi giao lưu với học sinh các trường vừa tiếp khách tư vấn tâm lý, giáo dục qua Tổng đài 1088 và tiếp tục sáng tác tại TP. Hồ Chí Minh. Vừa qua, thầy cùng dịch giả Bích Lan có buổi giao lưu vô cùng xúc động với hơn 300 cán bộ văn hoá thư viện của 64 tỉnh thành do Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch cùng First News tổ chức tại Đà Nẵng. Cuộc giao lưu cùng dịch giả Bích Lan đã làm nhiều người trong khán phòng không cầm được nước mắt.
Quyển sách đầu tiên thầy Nguyễn Ngọc Ký đã ký tặng bằng chân cho thứ trưởng Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch Huỳnh Vĩnh Ái. Các tác phẩm của thầy luôn thấm đẫm tư tưởng nhân văn và giáo dục sâu sắc. Song cách thể hiện lại rất giản dị, hồn nhiên, dí dỏm, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu và cảm xúc, Tôi học đại học cũng là một tác phẩm như thế. Nếu tâm hồn bạn từng rung động và mở ra những khung trời mơ ước về một con đường sáng ngay trước mắt với những trang văn nặng tình nặng nghĩa “Tôi đi học” của thầy Nguyễn Ngọc Ký.
Tác phẩm này sẽ được First News – Trí Việt phát hành ấn bản mới vào tháng 1/2014. Thì hôm nay bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình trở ngược về quá khứ cách đây 45 năm, gần nửa thế kỷ thầy Ký kể lại chuyện mình. “Tôi học đại học” là câu chuyện khiến bạn không thể lạnh nhạt để rồi bỗng nhận ra tất cả khó khăn thử thách với bản thân trở nên vô cùng nhỏ bé. Thầy Nguyễn Ngọc Ký đang bắt tay viết quyển sách thứ ba: “Ngọn lửa không bao giờ tắt”, tác phẩm này sẽ hứa hẹn nhiều câu chuyện rất đặc biệt và sâu sắc, cảm động như tác phẩm “Cuộc sống không giới hạn” của Nick Vujicic.
Tôi học đại học của thầy Nguyễn Ngọc Ký được thực hiện bởi First News, phát hành tại nhà sách Trí Việt 11H Nguyễn Thị Minh Khai Q1 TP Hồ Chí Minh và các nhà sách khác trên toàn quốc.
Những cảm nhận về Tôi học đại học: Đọc Tôi học Đại học của nhà thơ, nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký mà như ngồi trước anh đây. Bởi lời văn đầy cảm xúc, tưởng như anh đang tâm sự. Sự việc cứ hiển hiện ra rất chân thực rất ân cần. Tôi đã trào nước mắt trước những nghĩa cử chân tình rất đời thường của Nhu, của Hằng, của Hòa, của Trang, của chị Vân, của thầy Diệp Tư, thầy Bùi Ngọc Trác, của GS. Hoàng Như Mai, Hoàng Xuân Nhị… thật giản dị mà vô cùng lớn lao, ý nghĩa. Và như thế, Nguyễn Ngọc Ký đã lớn lên bằng cả sự bao dung tình người không dễ gì có được. Để giờ đây anh đã thành đạt, là tấm gương vượt khó cho những người kém may mắn, cho lớp trẻ noi theo. Tôi học Đại học là lời cảm ơn rất chân thực, đầy tâm huyết với Người với Đời. Song nó toát nên sự trăn trở của nỗi lòng biết ơn không bao giờ trả đủ…Nhà thơ Tố Hoài Mỗi lần đến nhà chơi, bao giờ tôi cũng được Nguyễn Ngọc Ký dành cho thú vui được đọc những trang bản thảo mới tinh anh vừa viết trong tư truyện Tôi học Đại học. Mỗi chuyện là mỗi kỷ niệm đẹp về tình đất, tình người; mỗi bài học quý về đạo lý, nhân tình, về ý chí vượt qua nghịch cảnh. Lối viết nhẹ nhàng, truyền cảm, không lên gân, không giáo huấn. Càng đọc tôi càng bị lôi cuốn thực sự. Tôi chờ mong cuốn sách phát hành trong nay mai để sớm mua về cho bà xã và các con các cháu cùng được đọc. Sau đó sẽ trang trọng đặt ở giá sách bên cạnh cuốn Thép đã tôi thế đấy, Cuộc sống không giới hạn, và Không gục ngã. Với tôi, cả bốn tác giả đều là thần tượng._Nhà giáo Trần Căng
Đọc cuốn tự truyện Tôi học Đại học của thầy, tôi lại bắt gặp những câu chuyện về những người thầy - những nhân cách lớn. Những câu chuyện đó đã góp phần không nhỏ, giúp tôi những bài học quý trong sự nghiệp “trồng người”. Bằng những lời tự sự nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu lắng, Tôi học Đại học không chỉ là chuyện tự sự cá nhân mà đã hóa thân thành chuyện ĐỜI trên từng trang viết. Và qua những trang ĐỜI đó, tình thầy trò thiêng liêng, sâu nặng, thấm đẫm chất nhân văn hiện hữu với tất cả niềm tự hào về một thời kỳ có một không hai trong lịch sử phát triển giáo dục Đại học ở nước ta. Một thời kỳ đã xa nhưng dấu ấn đã khắc sâu vào lịch sử bởi trong muôn vàn gian khổ, thiếu thốn của chiến tranh nhưng cả thầy và trò vẫn khắc phục vươn lên “Dạy tốt, học tốt”. Hình ảnh của những người thầy như: thầy Diệp Tư, thầy Bùi Ngọc Trác, của GS. Ngụy Như Kôn Tum, Hoàng Như Mai, Hoàng Xuân Nhị…thật giản dị mà vô cùng lớn lao, ý nghĩa, là những bài học quý để những người thầy hôm nay tiếp bước noi theo…_NGƯT, Thiếu tướng, PGS, TS. Đỗ Ngọc Cẩn Mỗi trang viết là mỗi trang đời ấn tượng khó quên của tác giả.
Đọc mà thấy thương, thấy quý, thấy phục, thấy cuốn hút kỳ lạ. Cảm ơn Nguyễn ngọc Ký đã cho ta thêm nhớ, thêm yêu cuộc sống những năm tháng gian lao mà nên nghĩa, nên tình, nên thơ nơi giảng đường một thời còn mãi. Càng ý nghĩa hơn khi càng đọc cuốn sách càng gieo vào lòng ta niềm vui say và tin yêu sâu sắc những giá trị truyền thống vô giá nơi dân ta, nước ta chẳng ở đâu xa mà hiện hữu từng ngày ngay quanh ta. _ Nhà báo Bích Vân
Học cùng nhau suốt bốn năm trời một thời đại học sôi nổi và gian lao ở Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi đã nhận thấy ở Nguyễn Ngọc Ký sự phi thường của một người bạn khuyết tật giàu ý chí và nghị lực. Rồi cùng nhau đi tới hôm nay, lại được đọc những trang văn đầy ắp kỷ niệm, sâu nặng nghĩa tình và giàu cảm xúc, giàu khơi gợi ở Tôi học đại học, trong tôi, nhận thức về sự phi thường của anh càng được nhân lên gấp bội, không chỉ ở ý chí và nghị lực, mà cả ở sự phong phú của tâm hồn, sự tinh tế trong ứng xử và khát vọng mãnh liệt vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao._ Nhà thơ Lê Quang Trang
Những năm gần đây sự xuất hiện một loạt cuốn nhật ký viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ mà đặc biệt là cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã làm thức tỉnh lương tri của độc giả trong và ngoài nước. Giờ đây nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã cho ra mắt cuốn tự truyện Tôi học đại học phần nào nói lên được lớp người ở hậu phương trong những năm tháng hào hùng đó của dân tộc. Đọc những trang viết trong trẻo và đầy nhiệt huyết này, mỗi chúng ta đều thêm trân trọng một thời dấu yêu đã qua. Là lớp học sinh đầu tiên của thầy, hôm nay tôi thêm thấu hiểu nỗi gian nan vất vả nhưng đẹp đẽ vô cùng của thầy và đồng nghiệp trong những ngày học sơ tán và vững tâm bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn. _ Nhà thơ Phạm Quang Tiễn
. Anh là chàng trai thông minh tràn đầy nghị lực đã vượt qua mọi khó khăn đời thường, không ngừng vươn tới đỉnh cao trí tuệ mà mình khao khát. Tôi đã từng viết bài “Huyền Thoại Nguyễn Ngọc Ký” chân thành bày tỏ cảm phục của mình trước khả năng phi thường của anh. Nhưng khi được đọc tác phẩm Tôi học Đại học của anh, tôi càng cảm động và vô cùng bất ngờ trước con người huyền thoại của mình. Hóa ra những gì tôi biết về Nguyễn Ngọc Ký còn quá ít. Ở anh luôn luôn chan chứa một trái tim nhạy cảm, huyền bí, chân thành ngân rung trước cuộc sống; một tâm hồn phong phú đến mênh mông với ý chí nghị lực quá phi thường. Với Tôi học đại học, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký còn đem đến cho chúng ta một thông điệp về niềm tin: tình yêu thương sâu sắc, bao la giữa con người với con người không bao giờ vơi, bất luận trong hoàn cảnh khó khăn nào. Cảm phục Nhà văn - Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký biết bao! Nguyễn Ngọc Ký đã cháy hết mình và tỏa sáng rạng rỡ trong cuộc đời. Ngọn lửa nghị lực Tôi học Đại học của anh đã và sẽ thực sự trở thành bài học cho nhiều người, sẽ truyền hơi ấm, tiếp sức cho mọi trái tim, nhất là những trái tim cô đơn, bất hạnh và còn chần chừ trong những bước đi không chỉ đầu đời. Chúc anh hạnh phúc và tiếp tục tỏa sáng trong sự nghiệp cao quý của mình! _Nhà báo, nhà thơ Bùi Thị Xuân Mai
Đôi bàn chân kỳ diệu của Nguyễn Ngọc Ký đã làm mọi việc thay đôi tay khuyết tật của mình. Đó là sự nỗ lực ở khía cạnh thể xác. Điều đáng nói hơn là Nguyễn Ngọc Ký có một trái tim nhân hậu, một tình yêu nồng nàn, một tâm hồn trong sáng... Một ý chí vươn lên, không bi phẫn, luôn lạc quan, vượt qua hoàn cảnh, vượt lên số phận. Một trí tuệ minh mẫn để có những suy nghĩ, hành động vì con người, yêu con người. Ngọc Ký đã thể hiện sự mẫn tiệp ấy qua tự truyện Tôi học đại hoc với lối kể chân tình, giản dị. Tôi có thể coi là người đồng hương, đồng tuế với Ngọc Ký. Khi đọc tự truyện của Ký và nhớ lại những điều đã nghe, đã biết về người bạn văn quê nhà, càng thấy xúc động. Tập tự truyện là những lời tri ân với cuộc đời. Ký yêu người - người yêu Ký. Văn là người vậy. _Trần Đắc Hiển Khánh
Trước đây, khi cùng học với nhau trong suốt 4 năm ở Đại học, Cúc đã quý phục Ký rồi. Nhưng bây giờ khi đọc những trang viết Tôi học Đại học của Ký, Cúc càng nể phục Ký nhiều hơn, hiểu Ký sâu sắc hơn. Cuốn sách đã gợi lại cho Cúc bao kỷ niệm mến thương với rất nhiều gian khổ song lại vô cùng đẹp đẽ thời sinh viên khi đất nước có chiến tranh. Hơn 40 năm đã trôi qua. Có biết bao thay đổi trong cuộc đời, trong số phận của mỗi chúng ta, nhưng những kỷ niệm đẹp đẽ một thời son trẻ những ngày sơ tán ờ Tràng Dương, ở La Khê thì mãi mãi tươi mới. Cảm ơn Ký đã đem đến cho Cúc, cho mọi người những trang viết giản dị, chân thực mà vô cùng xúc động, vô cùng ấm áp. Chúc Ký luôn luôn bình an. _ Nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc
Nhận được bản thảo Tôi học Đại học,với sự kính trọng và ngưỡng mộ tác giả, tôi dành trọn một đêm đọc hết. Năm tháng qua đi, thời gian mách bảo người ta quên cái cần quên và nhớ cái không bao giờ được quên. Trong tự truyện này, Nguyễn Ngọc Ký không chỉ nhớ những người cưu mang mình mà còn nhớ rất lâu những kỷ niệm một thời sinh viên mộng mơ và gian khó. Đó là những vùng đất với những con người yêu thương, giúp đỡ Nguyễn Ngọc Ký như người ruột thịt. Kỷ niệm về chiếc chăn bông, cây đèn tự chế, đôi tất lạ, đến bữa cháo sắn, cây cầu ông Kiểm, chiếc cửa sổ mới, chiếc bàn học của hai ông bụt… đã được Nguyễn Ngọc Ký kể với tình cảm trân trọng, tri ân. Tôi thích câu chuyện Đêm trăng sông Nhuệ trong phần 2 của tập sách. Câu chuyện này Nguyễn Ngọc Ký viết theo bút pháp bay bổng của một nhà thơ khiến ta có cảm giác chuyện tình như vừa xuất hiện hôm qua, hôm nay thôi.
Như vàng thử lửa, vượt qua bao gian nan thử thách của hoàn cảnh, của không gian và thời gian đầy nghiệt ngã, Nguyễn Ngọc Ký vẫn mãi là tấm gương sáng. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, Một tấm gương sáng cho bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật”. Đại tá, Nhà báo Trần Thế Tuyển Không mang ý đồ dựa vào tư liệu có thật rồi sáng tạo thành một tiểu thuyết, đặt ra một vấn đề gì đó to tát, Nguyễn Ngọc Ký viết Tôi học đại học bằng thể tự truyện, hầu như ông trung thành tuyệt đối với hiện thực mà ông trải nghiệm. Nói cách khác, ông ghi lại trung thực những gì đáng nhớ diễn ra xung quanh cuộc sống của ông trong 4 năm học đại học thời sơ tán vì chiến tranh. Vậy mà đọc lên trang nào cũng lung linh những sắc màu mới lạ đáng yêu đầy quyến rũ và cảm động. Rất nhiều tình cảm đẹp được ông khắc họa thật chân thành sâu đậm. Nhất là Bùi Hạnh Nhu, cô gái quê vùng lúa Thái Bình. Tình bạn của cô với Ký có gì đó còn lớn lao, thiêng liêng hơn cả tình yêu. Tôi học đại học thực sự là những trang văn ân nghĩa, nặng tình. _ Nhà văn Lê Hoài Nam
Ngay từ niên thiếu, lũ học trò chúng tôi đã biết đến Nguyễn Ngọc Ký với đôi chân kỳ diệu, như một huyền thoại. Lần này được đọc tác phẩm mới của anh, tự truyện Tôi học Đại học tôi càng khâm phục sự vượt khó phi thường của anh nơi giảng đường thời chiến tranh, cảm động trước những tấm lòng nhân hậu bao la của những người thầy, người bạn, người dân quê bình dị mà cao đẹp sáng trong đến ngỡ ngàng. Nguyễn Ngọc Ký luôn có khát vọng cháy bỏng là được viết cho tuổi trẻ, đặc biệt cho tuổi thơ. Viết suốt 4 năm đại học. Viết trong 35 năm đứng trên bục giảng. Và 8 năm nay vừa nghỉ hưu vừa làm tư vấn Tâm lý qua 1088 vừa chữa bệnh vừa tiếp tục viết. Đến nay anh có 30 đầu sách được ấn hành. Càng viết anh càng thấy mình thêm yêu đời, yêu tuổi thơ, thấy trẻ và khỏe ra. Thế là lại say sưa viết và viết. Quên cả những sợi tóc đang chuyển màu sương khói! Đọc tự truyện của Nguyễn Ngọc Ký, càng hiểu rõ ý chí và nghị lực của anh. Một thái độ sống tích cực, cống hiến hết mình, thậm chí hơn cả những gì mình có. Tôi thật hạnh phúc khi có những người bạn như Nguyễn Ngọc Ký để mến yêu và trân trọng. _Nhà thơ Đặng Nguyệt Anh
Thơ Trần Đăng Khoa và tấm gương học tập của Nguyễn Ngọc Ký, có thể nói là hai điều kỳ diệu, đặc sắc của xã hội miền Bắc thời những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Với riêng tôi, năm tháng đó cũng là khi tôi bị trọng bệnh, cuộc đời nhiều lúc bi quan, thậm chí tuyệt vọng thì Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương lớn giúp tôi vươn lên hoàn cảnh bi đát của số phận mình. Nay cầm trên tay tập bản thảo Tôi học Đại học của thầy thật vô cùng cảm kích! Bản thảo đã cuốn hút tôi với giọng văn dung dị, rất thuyết phục qua những chi tiết người thật việc thật của lớp E/1, Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Những đoạn văn kể lại tâm tình những người dân quê, nơi trường sơ tán ở Tràng Dương, La Khê, về bài giảng của các thầy Hoàng Như Mai, Hoàng Xuân Nhị, .. Đặc biệt chương cuối dành kể về buổi gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng… Quý nữa ở đây, tôi còn được gặp những nhân vật/tác giả có thành tựu văn học mà mình mến mộ, như các nhà văn Lê Quang Trang, Lê Thành Nghị, Trần Bảo Hưng, Nguyễn Dương Côn… Họ là những người bạn gần gũi với thầy trong suốt những năm học Đại học. Từ Tôi đi học, tới Tôi học Đại học, hai cuốn sách được thầy viết cách nhau trên 40 năm, những độc giả mến mộ thầy qua nhiều thời gian càng thêm thấy tin yêu, cảm phục tài năng và gương nghị lực của thầy. Về nội dung cuốn sách, khi đọc chắc chắn mỗi bạn đọc sẽ có thêm những cảm nhận của riêng mình. Và chắc chắn mỗi người, ai cũng như ai đều sẽ có chung một niềm vui là được gặp nhân vật thân thiết bấy nay của mình một cách tỏ tường, với nhiều góc đời tư hơn. Với riêng tôi, Nguyễn Ngọc Ký luôn là một người anh khả kính bậc nhất. _ Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi
Lên 5 tuổi, bị một tai nạn thảm khốc và từ đó tôi bị liệt vĩnh viễn cả tứ chi nên chỉ nằm một chỗ suốt hơn 30 năm qua. Trong suốt quãng thời gian đó, mọi người trong gia đình tôi đã dùng nhiều cách khác nhau động viên, khuyến khích để tôi có thể tiếp tục sống tốt. Và một trong những cách đó là việc cha tôi thường đem gương sống của thầy Nguyễn Ngọc Ký ra chia sẻ với tôi. Thầy Ký là người cùng quê Nam Định với tôi, tuy thế nhưng phải đến năm 2010 tôi mới có dịp được gặp thầy, nhưng là tại Sài Gòn khi tôi và thầy cùng góp mặt trong triển lãm ảnh “Họ đã sống như thế” của Nguyễn Á. Có thể nói rằng suốt những năm qua, đối với tôi thì cuộc sống của thầy đã thực sự là một tấm gương lớn cho tôi soi vào, cho tôi kỳ vọng để rồi giờ đây tôi đã có thể tự tin trong cuộc sống và bước ra xã hội. Về cuốn tự truyện Tôi học Đại học của thầy Nguyễn Ngọc Ký, tôi đã được thầy gửi cho đọc khi nó còn là bản thảo. Và tôi đã thực sự bị cuốn hút bởi nó được xây dựng từ những chi tiết đời thực của một con người mà tôi luôn yêu mến, ngưỡng mộ. Có bao nhọc nhằn, bao trở ngại… trong những năm tháng chiến tranh khi thầy Ký đi học đại học. Nhưng rồi tất cả đã viên thành và hoàn mỹ dưới những bước đi và ý chí của chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký. Tôi thiết nghĩ cuốn tự truyện này có thể coi như một cuốn cẩm nang hữu ích dành cho những bạn trẻ đang từng ngày miệt mài đi trên con đường để tìm lấy cho mình những ý nghĩa đích thực của cuộc sống. _ Nhà thơ Trần Hồng Giang
Trước khi chuyển công tác vào Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký lên Sở Giáo dục Hà-Nam-Ninh chào anh em quen biết để chuẩn bị cho chuyến Nam du. Ký gặp tôi ở Phòng Phổ thông. Anh nói lời chia tay và tặng tôi tập thơ Chú nhện chơi đu. Cảm động, tôi ôm lấy vai bạn và nhận ra đôi tay liệt của Ký đang rung rung trong tay áo dài buông thõng. Năm 1994, có dịp vào Sài Gòn, tôi và nhà thơ Trương Nam Hương có đến Gò Vấp thăm anh. Gặp nhau, Ký hoan hỉ khoe cơ ngơi mới của mình. Cho mãi đến hôm nay, qua một người bạn trong làng giáo gửi email, tôi đọc được cuốn Tôi học Đại học, một dạng Hồi kí-Tự truyện của Nguyễn Ngọc Ký. Quả là Ký đã chân thực và mộc mạc ghi lại một đoạn đời rất thật mà cũng rất ý nghĩa trong cuộc đời anh. Và, tất nhiên ở thể văn xuôi này Ký đã để lại ấn tượng cho tôi ở lời văn, giọng điệu chân mộc mà thiết tha tình cảm. Tôi nhận ra tâm tư của Nguyễn Ngọc Ký - Nặng lòng tha thiết và tri ân với cuộc đời và Con Người. Mừng và thương quý lắm! _Nhà giáo Trần Trung
Nếu trước đây, tôi chỉ được biết về hình ảnh anh Nguyễn Ngọc Ký với ý chí và nghị lực phi thường qua từng trang sách thì nay tôi đã gặp anh - Nhà giáo ưu tú, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà tư vấn Nguyễn Ngọc Ký - một người THẦY giữa cuộc sống đời thường bằng thịt bằng xương khi thầy đã ở cái tuổi gần “thất thập cổ lai hy”. Bằng chất giọng rất Nguyễn Ngọc Ký: giản dị, chân thành, hồn hậu mà sâu lắng, mỗi trang viết Tôi học Đại học là mỗi tháng ngày gian khổ mà thầy và cả một thế hệ đã đi qua, đầy ăm ắp những tấm lòng cao cả và thấm đẫm chất nhân văn sâu sắc. Thầy đã cho ta thấy được sức mạnh, sự vô giá của tình người ấm áp luôn là đôi cánh nâng đỡ cho mỗi con người vượt qua mọi khó khăn. Tình cảm gia đình. Tình thầy trò. Tình bạn bè. Tình cảm của nhân dân… Tất cả đã hòa quyện và nâng đỡ nhau vượt qua những tháng ngày khó khăn, gian khổ. Qua từng trang sách, ta không chỉ cảm phục sự phi thường của ý chí, nghị lực mà còn rút ra được những bài học quý từ sự lạc quan của thầy: “Thay vì ngồi than khóc bóng đêm xin bạn hãy thắp sáng thêm những ngọn nến”. _ Nhà báo Phạm Thị Thoan
Nghe danh ông đã lâu, nhưng đến giữa năm 2013, tôi mới có dịp được phỏng vấn thầy giáo – nhà văn Nguyễn Ngọc Ký. Sau lần gặp đó, tôi ấn tượng mãi về một cuộc đời lớn với bảy sự nghiệp của ông (học hành, giáo dục, sáng tác, xây dựng hạnh phúc gia đình, truyền lửa cho thế hệ trẻ, tư vấn tâm lý qua tổng đài 1088 và chiến đấu với bệnh tật). Cũng trong lần gặp đó, tại nhà riêng của ông ở Quận Gò Vấp, TP.HCM, chúng tôi chứng kiến cách ông dùng chân gõ máy vi tính để hoàn tất nốt những trang cuối cùng cuốn tự truyện Tôi học Đại học. Và nay, thật may mắn khi tôi có cơ hội được đọc toàn bộ bản thảo tác phẩm này! Biết bao chuyện đời, chuyện người hồn hậu, nghĩa tình hiển hiện qua lối viết sinh động, chân thành mà vô cùng dí dỏm. Từng chữ, từng dòng chắt ra từ gan ruột, nên có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Tôi rất thích những chiêm nghiệm ông rút ra từ thực tiễn, nhất là từ những va vấp, dằn vặt bản thân: “Buồn quá. Đáng trách quá. Bản lĩnh một khi thành cứng nhắc cũng cần rút kinh nghiệm lắm chứ. Thế mới biết cuộc đời không nên máy móc điều gì”. Đặc biệt, nghị lực sống phi thường, không đầu hàng số phận cứ lấp lánh, thấm đẫm trong từng trang sách là liều thuốc bổ thôi thúc mỗi người biết vượt lên chính mình. _Nhà báo Như Lịch
Mặc dù đã được đọc, được nghe nhiều về người thầy giáo đặc biệt này, nhưng tôi vẫn ngỡ ngàng khi được tận mắt nhìn thầy, được thấy những việc thầy làm, được nghe thầy sẻ chia chuyện đời mình, đặc biệt được đọc tự truyện Tôi học Đại học của thầy khi nó còn là bản thảo. Bằng câu chuyện của chính mình những năm tháng học Đại học đầy gian nan mà thắm tươi, nồng ấm những nghĩa tình đẹp như mơ, thầy đã đem lại tình yêu cuộc sống cho biết bao người và làm hồi sinh những trái tim, tâm hồn tuyệt vọng… Đời làm báo của tôi nhiều lúc cũng tròng trành, bế tắc. Nhưng chính những người như thầy Ký đã trở thành liều thuốc chữa bệnh cho tôi. Ngồi lặng nhìn thầy, trái tim tôi chỉ có thể thốt lên lời cám ơn nhân gian này có những người như thầy đã sống và đang sống rất đẹp đẽ, vô cùng quý giá cho người khác … Xin cám ơn thầy! Thầy ơi!_ Nhà báo Quốc Việt
Đọc tự truyện Tôi học Đại học của Ký tôi bị cuốn hút ngay từ những trang đầu tiên. Tôi rất thích các tác phẩm tự truyện và đã đọc khá nhiều. Song tôi thực sự tâm đắc với cuốn tự truyện này của Ký. Nó đích thực là tự truyện với tất cả sự chân thực thắm đẫm hồn vía, tâm tư, tính cách của tác giả. Song nó không hề viết theo kiểu trần thuật đơn thuần khô cứng mà luôn sống động đan cài nhiều chi tiết bất ngờ, giàu ý nghĩa với tất cả sự tinh tế trong tả cảnh, trong bộc lộ tâm trạng cũng như trong nghệ thuật dẫn dắt, bố cục, thắt mở từng câu chuyện cụ thể. Trong gần 50 năm cầm bút của Nguyễn Ngọc Ký tôi đã được tặng và đọc nhiều tác phẩm của anh. Và đây thực sự là cuốn sách gieo ấn tượng sâu sắc, trọn vẹn nhất về anh trong tôi. Chúc anh, người bạn đồng môn, niềm tự hào của đồng hương Hải Hậu tại thành phố mang tên Bác kính yêu luôn gặt hái những thành công mới trên hành trình vượt qua chính mình dù đã ở gần tuổi xưa nay hiếm; dù đối mặt với bệnh tật nan y mỗi ngày. Luật gia Nguyễn Thanh Bình
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này