Ngày nay chúng ta đang sống trong thời kì chuyển tiếp giữa “thời đại công nghiệp” và “thời đại thông tin”.

Chúng ta đang kinh nghiệm những tác động của nó khi kinh tế toàn cầu đang thích ứng cho môi trường mới này. Phát triển kinh tế dựa trên vốn, vật tư và lao động không còn là qui tắc nữa. Qui tắc mới của phát triển kinh tế là tri thức và thông tin mà có thể được chuyển thành kĩ năng của công nhân. Dịch chuyển này từ “tài sản lao động” sang “tài sản kĩ năng” sẽ xác định về mặt địa lí nơi công việc sản xuất sẽ xảy ra trong tương lai. Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế của nhiều nước trong tương lai gần.

Dịch chuyển sang nền kinh tế dựa trên thông tin làm nẩy sinh những câu hỏi nghiêm chỉnh cho một số nước. Họ sẽ tụt lại sau, bị bỏ lại đằng sau, hay đây là cơ hội để nhảy lên trước? Nó cũng nêu ra những mối quan tâm về công nhân kĩ năng thấp, người chỉ tồn tại trong nền kinh tế hiện thời và những người quản lí cấp trung đang giữ những vị trí nào đó. Điều gì sẽ xảy ra cho họ nếu việc làm của họ, vị trí của họ sắp mất đi? Họ liệu có tụt lại đằng sau, bị bỏ lại mà không hi vọng gì sống còn, hay đây là cơ hội để cập nhật kĩ năng của họ và nắm lấy cơ hội mới này?

Hiện thời, chúng ta đang chứng kiến thay đổi này khi nó xảy ra ở một số nước châu Âu. Với sụt giảm kinh tế và dịch chuyển sang chiều hướng mới, nhiều nước đang vật lộn. Trong nhiều năm, chính phủ của họ đã sử dụng số lớn người. Để trả tiền cho họ, các chính phủ phải vay tiền từ các nước châu Âu khác và dựa trên năng lực của họ để  sản xuất sản phẩm và dịch vụ để trả lại. Khi kinh tế toàn cầu thay đổi, “tài sản lao động” dịch chuyển sang các nước chi phí thấp khác của các nước Đông Âu, năng lực của họ để sản xuất sản phẩm chấm dứt và họ không thể vay được thêm nữa. Khi chi tiêu bị giới hạn, việc làm bị cắt bỏ, nhân viên chính phủ bị sa thải. Đột nhiên những nước này bùng phát các làn sóng những người phản đối yêu cầu có việc làm trở lại cho họ. Nó bắt đầu từ Bồ Đào Nha, lan tới Hi Lạp, rồi cuối cùng là Italy, Tây Ban Nha và các nước khác sẽ là nước tiếp. Cuộc khủng hoảng này được gây ra bởi nhiều yếu tố nhưng hiển nhiên nhất là việc kém quản lí của chính phủ, quan liêu thái quá, sử dụng quá nhiều lao động; thu thuế không hiệu quả; và vay tiền nhưng không thể trả được. Nhân tố ít được biết tới hơn là thiếu chuẩn bị cho việc chuyển dịch từ “tài sản lao động” sang “tài sản tri thức”.

Vấn đề chính là năng suất của công nhân bị kiềm chế bởi việc làm hư hỏng theo quan liêu và không thể thay đổi được. Trong nhiều năm, họ biết rằng với toàn cầu hoá, mọi sự sẽ thay đổi nhưng không ai nghĩ điều đó có thể xảy ra nhanh thế. Một giáo sư Hi Lạp bảo tôi rằng chính phủ đã nói về cải tiến giáo dục với hội tụ vào công nghệ thông tin nhưng không ai thấy sự cấp thiết và chẳng cái gì đã xảy ra. Sinh viên đại học vẫn ưa thích nghệ thuật, ngôn ngữ, xã hội và nhân văn, bởi vì chúng là dễ hơn. Không thành vấn đề họ học cái gì, họ bao giờ cũng có thể kiếm được việc làm của chính phủ. Năm năm trước, tôi đã dự một hội nghị ở chỗ đó, nơi tôi đã thảo luận về tiềm năng của công nghệ thông tin như lực dẫn lái cho tăng trưởng kinh tế; nhiều người bảo tôi rằng “CNTT sẽ không xảy ra ở đây bởi vì nền kinh tế của chúng tôi được dẫn lái theo du lịch, không theo công nghệ”. “Tại sao học CNTT khi ông có thể kiếm được việc làm trong khách sạn, hướng dẫn du lịch, nhà hàng và quán rượu với bằng cấp dễ hơn nhiều trong cái gì đó khác”. Ngày nay, với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng này, các nước này có lẽ sẽ bị tụt lại sau bởi vì họ đã bỏ lỡ cơ hội. Không có hệ thống giáo dục mạnh hội tụ vào công nghệ, họ không thể cạnh tranh được. Với số lớn công nhân không kĩ năng họ không thể cạnh tranh được với đội ngũ lao động lớn các công nhân có kĩ năng rẻ hơn từ các nước Đông Âu khác. Với hàng trăm nghìn doanh nghiệp đã nộp đơn phá sản, vài triệu người thất nghiệp, và không phụ thuộc được vào cái gì, nền kinh tế của họ sẽ không có khả năng phục hồi trong thời gian dài.

Kinh tế toàn cầu đã nổi lên với việc sử dụng ngày càng tăng công nghệ máy tính và viễn thông. Trong nền kinh tế số thức này, các giao tác doanh nghiệp có thể xảy ra tức thời ở bất kì đâu trên thế giới. Thay vì dựa vào những người quản lí mức trung để chỉ đạo luồng thông tin, phần lớn các công ti đang chuyển sang cấu trúc phi tập trung hoá nơi các quyết định nào đó có thể được đưa ra tuỳ theo tri thức và kĩ năng của công nhân do vậy khử bỏ quản lí cấp trung. Cấu trúc phẳng này đã xảy ra ở nhiều công ti và cuối cùng lan tới mọi doanh nghiệp, công nghiệp và chính phủ. Nguyên lí là “phẳng hơn và nhanh hơn” để làm tăng hiệu quả và hiệu lực. Với tự động hoá trong văn phòng và máy móc thay thế cho công nhân trong cơ xưởng, sẽ không có nhu cầu về công nhân không kĩ năng mà sẽ có nhu cầu cao về công nhân có kĩ năng. Với ít công nhân hơn, nhiều việc và chức vụ giám sát sẽ bị loại bỏ. Đây là xu hướng xảy tới của tương lai gần.

Ngày nay các công ti cần công nhân có kĩ năng trong công nghệ thông tin bởi vì CNTT là bản chất của tự động hoá và kiểm soát máy móc cơ xưởng. Đây là bắt đầu của làn sóng thứ hai của toàn cầu hoá nơi “kĩ năng” sẽ là yếu tố then chốt để xác định nơi xây dựng sản phẩm. Với công nghệ thay đổi, các công ti cần linh động hơn trước đây. Trong thời xưa, nếu bạn là một công ti Web hay công ti internet sẽ không thể nào nghĩ được tới việc chuyển sang điện thoại di động. Nhưng ngày nay các công ti này đang được cấu hình lại; thay đổi mô hình doanh nghiệp của họ để điều chỉnh theo thay đổi thị trường. Trong năm năm tới, điện thoại thông minh và máy tính bảng sẽ là nền mong muốn và các ứng dụng di động sẽ được tích hợp đầy đủ với qui trình doanh nghiệp. Khi điều đó xảy ra, nước có công nhân có kĩ năng CNTT sẽ thâu tóm thị trường nơi ý tưởng và thiết kế có thể được xây dựng và đưa ra thị trường nhanh hơn trước.

Điều đó đang xảy ra trong khu vực công nghệ. Trong bốn mươi năm qua, phần mềm là thị trường do Mĩ chi phối. Phần lớn các công ti xây dựng sản phẩm phần mềm ở Mĩ, và rồi bán chúng cho thị trường toàn cầu. Ngày nay, kĩ năng của công nhân châu Á đang cải tiến và thiếu hụt công nhân có kĩ năng ở Mĩ đã buộc nhiều công ti phải dịch chuyển toàn bộ phát triển phần mềm sang châu Á. Điều này sẽ thay đổi xu hướng khoán ngoài từ gửi “công việc nào đó” cho châu Á sang phát triển “toàn thể công việc” ở châu Á và chuyển trở lại Mĩ. Từ 2010, các công ti phần mềm lớn đang xây dựng các trung tâm ở châu Á; thuê người địa phương để phát triển sản phẩm phần mềm ở đó. Microsoft, Google, IBM, HP, Oracles đang tuyển mộ tài năng ở châu Á để lấp vào lỗ hổng mà họ không thể tìm được đủ công nhân ở Mĩ. Theo một khảo cứu mới, các công ti này cần xấp xỉ nửa triệu công nhân phần mềm trong năm 2012 và hai triệu công nhân phần mềm đến năm 2015. Vấn đề là bạn kiếm đâu ra con số lớn các công nhân có kĩ năng này để thuê? Bạn có thể tìm được họ ở đâu?

—-English version—-

The transition time

Today we are living in the transition between the “industrial age” and “information age”. We are experiencing its impact as the global economy is adapting to this new environment. Economy development based on capital, materials, and labor are no longer the rule. The new rules of economic development are knowledge and information that can be transferred into skills of workers. This shift from “labor asset” to “skills asset” will determine the geographically where production work will take place in the future. This will also seriously affect economic development of many countries in the near future.

The shift to an information based economy raises serious questions for some countries. Will they stay behind, be left behind, or is this an opportunity to jump ahead? It also raises concerns for lower-skilled workers who barely survive current economy and middle level managers who are occupied certain positions. What will happen to them if their jobs, their works, their positions are going away? Will they fall behind, being left behind with no hope of survival, or is this an opportunity to update their skills and seize this new opportunity?

Currently, we are witnessing this change as it happens in some European countries. With the economic downturn and shifting to the new direction, several countries are struggling. For many years, their governments have employed a large number people. To pay them they have to borrow money from other European countries and rely on their ability to produce products and services to pay back. When global economy changes, “labor assets” shift to other lower cost countries of Eastern European countries, their ability to produce products ends and they cannot borrow anymore. When spending is limited, jobs are being eliminated, government workers are laid-off. Suddenly these countries burst into waves of people protest demand to have their jobs back. It started in Portugal, go to Greece, then eventually Italy, Spain and other will be next. The crisis was caused by several factors but the most obvious are government mismanagement, excessive bureaucracy, employing too many workers; inefficient tax collection; and borrow money but cannot to pay back. The lesser known factor is the lack of preparation for the shift from “Labor asset” to “skills asset”.

The main problem is the productivity of workers stifled by bureaucratic mangling and cannot change. For years, they know that with globalization, thing will change but nobody think it could happen that fast. A professor in Greece told me that government have talked about improving education with focusing on information technology but no one saw the urgency and nothing has happened. College students still prefer arts, languages, socials and humanities, because they are easier. It does not matter what they study, they can always get into government’s jobs. Five years ago, I attended a conference there where I discussed the potential of information technology as driver for economic growth; several people told me that “IT will not happen here because our economy is driven by tourism, not technology”. “Why study IT when you can get jobs in hotels, tourist guides, restaurants and bars with much easier degrees in something else”. Today, with these serious economic crises, these countries will probably be left behind because they already missed the opportunity. Without a strong education system focusing on technology, they cannot compete. With large number of unskilled workers they cannot compete with the larger pool of cheaper unskilled workers from other Eastern European countries. With hundred thousand businesses already filed for bankruptcy, several million unemployed people, and with nothing to depending on, their economies will not be able to recover for a long time.

The global economy has emerged with the increasing use of computer and telecommunications technology. In this digital economic, business transactions can happen instantaneously anywhere in the world. Rather than relying on middle level managers to direct the flow of information, most companies are moving to a decentralized structure where certain decisions can be made depends on the knowledge and skills of workers thus eliminate the middle-level management. This flattens structure already happened in several companies and eventually spread to all business, industry and government. The principles are “flatter and faster” to increase efficiency and effectiveness. With automation in offices and machines replacing workers in factories, there will not be demand for unskilled workers but there will be high demand for skilled workers. With fewer workers, many supervision jobs and positions will be eliminated. This is the coming trend of the near future.

Today companies need skilled workers in information technology because IT is the essence of automation and control of factory machines. This is the start of the second wave of globalization where “skills” will be a key factor to determine where to build products. With changing technology, companies need to be more agile than before. In the old days, if you were a Web company or internet company it would be unthinkable to move to mobile phone. But today these companies are reconfigured; change their business models to adjust to market changes. In the next five years, smart-phones and tablets will be the desirable platforms and mobile applications will be fully integrated with business processes. When it happens, the country that have the most IT skilled workers will capture the market where idea and design can be built and brought to market faster than before.

It is happening in the technology areas. In the past forty years, software is a US-dominated market. Most companies built software products in the US, and then sell them to the global markets. Today, the skills of Asian workers are improving and the shortage of skilled workers in the U.S. has forced many companies to shift the entire software development to Asia. This will change the outsourcing trend from sending “some works” to Asia to develop the “entire work” in Asia and shift back to the U.S. Since 2010, large software companies are building development centers in Asia; hire local people to develop software products there. Microsoft, Google, IBM, HP, Oracles are recruiting talents in Asia to fill the gap that they could not find enough workers in the U.S. According to a new study, these companies need approximately half million software workers in 2012 and two million software workers by 2015. The question is where do you hire these large number of skilled workers? Where can you find them?