15 Jan, 2021
Thị trường khoán ngoài CNTT
Tuần trước, hãng nghiên cứu công nghệ thông tin (CNTT) Capgemini đã đưa ra một nghiên cứu về trạng thái của khoán ngoài CNTT nơi họ đã làm cuộc điều tra hơn một nghìn quan chức điều hành của các công ti hàng đầu toàn cầu.
Nghiên cứu này thấy rằng 25 phần trăm các quan chức điều hành nói họ đã khoán ngoài cho Nam Mĩ, so với 27 phần trăm khoán ngoài cho Trung Quốc và 60 phần trăm cho Ấn Độ. Mặc dầu Ấn Độ và Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu cho khoán ngoài, Nam Mĩ đang đuổi kịp khá nhanh chóng.
Trong các quan chức điều hành nói công ti họ đã khoán ngoài vận hành CNTT, bốn yếu tố then chốt hàng đầu là: chi phí lao động, công nhân có kĩ năng, kết cấu nền, và ổn định kinh tế. Yếu tố liên quan ít nhất là sự gần gữi với Mĩ, và gióng thẳng múi giờ. Trong những quan chức điều hành không làm kinh doanh ở Nam Mĩ, 24 phần trăm nói họ mong đợi công ti họ khoán ngoài ở đó trong năm năm tới. Trong khi điều không gây ngạc nhiên là Ấn Độ vẫn ở hàng đầu nhưng theo điều tra này, Trung Quốc và Nam Mĩ vẫn chiếm cùng mức độ, mặc dầu Trung Quốc đã tích cực trong khoán ngoài CNTT trong nhiều năm còn Nam Mĩ chỉ là người mới cho thị trường này.
Theo Steve Rudderham, Phó chủ tịch của một công ti lớn, các nước Nam Mĩ đã có những cải tiến lớn trong những năm gần đây bằng việc tạo ra lực lượng lao động kĩ năng cao với kết cấu nền CNTT hiện đại hoá và chi phí của họ tương tự như Ấn Độ và Trung Quốc vì hai nước này đã nâng giá lên đáng kể do thiếu hụt người có kĩ năng ở đó. Ưu thế khác là sự gần gũi với Mĩ nơi chỉ mất vài giờ bay từ hầu hết các thành phố chính ở Mĩ tới Nam Mĩ. Tuy nhiên, theo ông ấy cạnh tranh then chốt giữa Trung Quốc và Nam Mĩ KHÔNG phải về giá hay sự gần gũi mà là việc làm chủ tiếng Anh. Ngày nay Trung Quốc có kế hoạch đào tạo 300 triệu người nói tiếng Anh trong năm năm để chuẩn bị cho sự tiến lên của họ trong kinh tế toàn cầu. Phần lớn các nước Nam Mĩ cũng có vấn đề với tiếng Anh vì ngôn ngữ của họ phần lớn là tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (Brazil). Nếu công nhân phần mềm của họ có thể nói tiếng Anh tốt, sẽ khó mà đoán được ai sẽ là người thắng. Vấn đề khác mà nhiều công ti đang tính tới là sự tiến lên của Trung Quốc trong công nghệ và việc thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ti nước ngoài. Một quan chức điều hành cảnh báo: “Các bạn có thể giảm chi phí hôm nay bằng khoán ngoài và cho họ công nghệ của bạn, họ sẽ cạnh tranh với bạn trong vài năm nữa từ nay. Điều an toàn hơn là khoán ngoài cho nơi bạn vẫn có ưu thế tốt hơn.” Đó là lí do khác tại sao Nam Mĩ có thể là điểm đến tiếp cho khoán ngoài.
Theo dữ liệu điều tra này, hiện thời 60% công ti đã khoán ngoài sang Ấn Độ, 27% sang Trung Quốc và 25% sang Nam Mĩ, 12% sang Philippines, 5% sang Nga và Đông Âu. Lí do chính để khoán ngoài là: 85% về chi phí, 83% về kĩ năng, 80% về hạ tầng và 80% về ổn định kinh tế.
—-English version—-
IT Outsourcing Market
Last week, the Information technology (IT) research firm Capgemini released a study on the state of IT outsourcing where they surveyed over one thousand executives of the top global companies. The study found that 25 percent of the executives said they already outsource to South America, compared with 27 percent who outsource to China and 60 percent to India. Although India and China are still the top destinations for outsourcing, South America is catching up rather quickly.
Among the executives who said their company already outsourced IT operations, the top four key factors are: Labor cost, Skilled worker, Infrastructure, and Economic stability. The least relevant are proximity to the U.S. and time zone alignment. Among executives who have not do business in South America, 24 percent said they expect their companies to outsource there in the next five years. While it may come as no surprise that India is still on top but based on this study, China and South America is very much occupied the same level although China has been active in IT outsourcing for many years and South America is just a newcomer to this market.
According to Steve Rudderham, Vice President of a large company, South America countries have made significant improvement in recent years by creating highly skilled workforce with modernized IT infrastructure and their costs is similar to India and China as these two countries have raised the prices significantly due to the shortage of skilled people there. Another advantage is the proximity to the U.S where it only takes few hours from most major cities in the U.S to fly to South America. However, according to him the key competition between China and S. America is NOT about prices or proximity but in the mastering of English language. Today China have a plan to train 300 million people to speak English in the next five years to prepare for their advancement in global economy. Most South America countries also have problem with English language as their languages are mostly Spanish and Portuguese (Brazil). If their software workers can speak English well, it would be difficult to predict who will be the winner. Another issue that many companies are taken into consideration is the advancement of China in technologies and the lack of intellectual property protection for foreign companies. One executive warned: “You may reduce costs today but by outsource and giving them your technology, they will compete with you few years from now. It would be safer to outsource where you still have better advantage”. That is another reason why S. America maybe the next destination for outsourcing.
According to the survey data, currently 60% of companies already outsource to India, 27% to China and 25% to S. America, 12% to Philippines, 5% to Russia and Eastern Europe. The main reasons to outsource are: 85% on costs, 83% on skills, 80% on infrastructures and 80% on economic stability.