01 Jul, 2021
“Thầy dễ, thầy nghiêm “
Một cô giáo phàn nàn: “Ngày nay sinh viên không giống như nhiều năm trước. Nhiều người lười biếng; không chú ý tới bài giảng; thường xuyên bị sao lãng bởi email và tin nhắn trong lớp và thậm chí còn vô lễ khi tôi cảnh cáo họ. Tôi thất vọng và thậm chí còn xem xét bỏ việc làm này ….” Tôi giải thích cho cô ấy: “Là thầy cô, việc của chúng ta là giáo dục họ và chúng ta phải làm bất kì cái gì cần thiết để làm cho họ học, kể cả nghiêm khắc với họ. Họ có thể không thích điều đó bây giờ nhưng trong tương lai, họ sẽ đánh giá cao điều chúng ta làm.” Thế rồi tôi chia sẻ với cô ấy một trong những trường hợp xảy ra trong môn học của tôi.
“Tôi đã dạy môn “Nhập môn hệ thống máy tính” trong nhiều năm rồi. Đây là môn phổ biến mà sinh viên từ các lĩnh vực kĩ thuật phải học cũng như sinh viên từ các lĩnh vực khác như Kinh doanh, Nghệ thuật và Âm nhạc. Mặc dầu nhiều người thích môn này và nói với tôi rằng nó giúp cho họ hiểu nhiều hơn về công nghệ máy tính và tác động tới thế giới, nhưng có một số người thấy môn này không ứng với cái thích của họ. Khi sinh viên không thích thú trong học tập, họ thường bỏ lớp, đọc emails hay nhắn tin cho bạn bè thay vì chú ý tới bài giảng. Phần lớn các thầy cô bỏ qua điều đó và tiếp tục đọc bài giảng như không cái gì xảy ra. Một số người tin rằng nếu sinh viên không muốn học, đó là vấn đề của họ vì họ sẽ bị điểm xấu hoặc thậm chí trượt môn học.
Tôi không đồng ý với quan điểm đó cho nên trong mọi lớp tôi dạy, tôi rất nghiêm khắc với sinh viên để chắc rằng họ học. Vào ngày đầu tiên của lớp, tôi đặt ra mong đợi của tôi: sinh viên phải dự lớp đều đặn, đọc tài liệu được phân công trước khi tới lớp, tham gia vào thảo luận trên lớp, duy trì chăm chú, không nói chuyện hay ngủ trong lớp, không mở laptop, không dùng điện thoại thông minh hay làm bất kì cái gì có thể làm sao lãng người khác không học được. Tôi tin lớp học là nơi việc học xảy ra. Tôi đặt qui tắc nghiêm khắc như sau vài lần cảnh cáo, tôi sẽ hạ điểm của họ hay thậm chí yêu cầu họ rời khỏi môn học. Tôi làm rõ ràng rằng trong lớp của tôi mọi người đều phải học cùng nhau để cho họ hiểu, đánh giá cao và tôn trọng lẫn nhau vì họ có chung trách nhiệm làm cho lớp thành chỗ tích cực để học tập. Tôi coi lớp học là một “thế giới vi mô” của xã hội” nơi nó là chỗ chúng ta hình thành nên các tâm trí trẻ để cho họ sẽ thực hành điều họ học. Tình huống lớp học chúng ta tạo ra là điều chúng ta tin vào vì nó mô tả cho viễn kiến của chúng ta về cách các công dân trẻ sẽ xây dựng xã hội của chúng ta trong tương lai.
Thỉnh thoảng, tôi có những sinh viên bướng bỉnh thách thức tôi. Tôi nhớ tới một trong những sinh viên nổi loạn nhất có tên là Steve người thường xuyên phá lớp. Steve là một sinh viên kinh doanh; anh ta nghĩ rằng anh ta không cần học máy tính nhưng môn “Nhập môn hệ thống máy tính” là một được yêu cầu cho sinh viên bán hàng và tiếp thị. Ngay tuần đầu tiên, anh ta đã phản đối việc phân công đọc trước khi lên lớp vì anh ta tin rằng thầy giáo phải đọc bài giảng trước hết. Bằng việc yêu cầu sinh viên đọc trước khi lên lớp thay vì đọc bài giảng có nghĩa là thầy giáo lười. Cho dù tôi đã giải thích cho lớp về ưu thế của việc đọc trước khi lên lớp và tại sao chúng ta cần lặp lại khái niệm ít nhất ba lần (đọc trước khi lên lớp, thảo luận trên lớp, và tóm tắt sau thảo luận) anh ta vẫn không được thuyết phục. Anh ta không chỉ không đọc tài liệu được phân cho, anh ta còn tán chuyện ngày càng nhiều với người khác trong thảo luận trên lớp. Tôi đã cho anh ta nhiều lần cảnh cáo mà anh ta tỏ ra bất phục bằng việc mở laptop và gõ emails trong thảo luận trên lớp. Sau lớp, anh ta phàn nàn với tôi rằng tôi đã quấy rầy anh ta ngay trước bạn gái anh ta trong lớp. Tôi bảo anh ta rằng anh ta cũng quấy rầy tôi bằng việc bỏ qua lời cảnh cáo của tôi và biểu lộ thái độ bất kính. Sau vài lẫn cố gắng để cảnh cáo anh ta mà không có kết quả, tôi đuổi anh ta khỏi lớp bằng việc bảo anh ta: “Cho dù em có cần môn này để tốt nghiệp nhưng thầy nghĩ chúng ta không thể đạt tới thoả hiệp được. Em có thể học lớp này với giáo sư khác người có thể hiền hơn với hành vi của em.”
Tôi không gặp anh ta trong vài năm mãi tới tháng cuối anh ta mới xuất hiện trong văn phòng của tôi. Anh ta đã tốt nghiệp và bây giờ làm việc cho một công ti tiếp thị ở New York và anh ta tới để xin lỗi về hành vi quá khứ của anh ta. Anh ta nói về việc làm của mình: “Em rất tiếc về điều em đã làm; thầy có thể không bao giờ biết em đã học được nhiều tới đâu từ lớp của thầy. Cho dù em chỉ có ba tuần trong lớp thầy nhưng em đã học được cái gì đó làm thay đổi nghề nghiệp của em. Em bao giờ cũng nghĩ rằng việc của bán hàng và tiếp thị là thuyết phục khách hàng mua bất kì cái gì công ti đang bán. Thầy đã dạy em rằng khách hàng ngày nay có truy nhập vào mọi kiểu thông tin, họ biết họ cần gì và họ có nhiều chọn lựa hơn để chọn thay vì tuỳ thuộc vào người bán hàng để thuyết phục họ. Để thành công công ti phải không tạo ra sản phẩm rồi phụ thuộc vào người bán hàng để bán chúng mà họ phải hiểu nhu cầu của khách hàng trước khi phát triển sản phẩm. Trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, chức năng của bán và tiếp thị là dùng công nghệ thông tin để hiểu nhu cầu của khách hàng để giúp cho công ti phát triển sản phẩm đúng. Trong quá khứ, người bán hàng tới gặp khách hàng với sản phẩm của họ và cố bán cho họ. Ngày nay họ tới gặp khách hàng với laptop của họ để thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng. Họ càng biết nhiều về khách hàng, họ sẽ càng có khả năng tốt hơn để giúp khách hàng bằng giải pháp của họ. Người bán hàng thành công phải dùng công nghệ để tiến hành nghiên cứu về từng khách hàng và tới thăm họ để thu thập thông tin thêm về nhu cầu của họ, vấn đề của họ để làm sâu sắc thêm hiểu hiết của họ. Việc có những tri thức này sẽ làm cho việc bán dễ dàng hơn và tăng cơ hội làm cho mối quan hệ dài hạn tốt hơn. Thay vì đơn thuần bán sản phẩm, họ bán cho khách hàng giải pháp cho vấn đề của khách hàng. Đây là điều em đã học được từ lớp của thầy và điều đó đã giúp cho em trong nghề của em.”
Anh ta nói: “Em đã bực tức một lúc sau khi thầy đuổi em nhưng em thích cách thầy giải quyết tình huống này. Thầy đã dạy em là người khiêm tốn đối với sự kiêu ngạo của em và em tới xin lỗi về điều em đã làm. Em muốn thầy biết rằng em có nhiều thầy “dễ dàng” nhưng em không nhớ họ nhưng em bao giờ cũng nhớ những thầy “khó khăn” người làm cho em học và em đánh giá cao nỗ lực của họ.”
—English version—
“Easy teachers, strict teachers”
A teacher complained: “Today students are not the same as several years ago. Many are lazy; do not pay attention to lecture; often get distracted by emails and text messages in class and even rude when I warn them. I am frustrated and even consider quitting this job….” I explained to her: “As teachers, our job is to educate them and we should do whatever necessary to make them learn, including being strict with them. They may not like it now but in the future, they will appreciate what we do.” Then I shared with her one of the case that happened in my course.
“I have taught “Introduction to Computer Systems” for many years. This is a popular course that has students from technical fields as well as students from other fields such as Business, Arts and Music. Although many like the course and tell me that it helps them to understand more about computer technologies and its impact to the world, but there are some who find the course not to their liking. When students do not interest in learning, they often skip classes, read emails or text their friends rather than pay attention to the lecture. Most teachers ignore that and continue to lecture like nothing happen. Some believe that if students do not want to learn, that is their problem as they will get bad grade or even fail the course.
I do not agree with that view so in every class that I teach, I am very strict with students to make sure that they learn. On the first day of class, I set my expectations: students must attend class regularly, read assigned materials before coming to class, participate in class discussion, stay attentive, do not talk or sleep in class, no open laptop, use smartphone or doing anything that may distract others from learning. I believe classroom is where learning to take place. I set strict rules such as after few warnings, I will lower their grade or even ask them to leave the course. I make clear that in my class everyone should learn together so they understands, appreciates, and respects each other as they share the responsibility for making the class a positive place to learn. I consider classroom is a “microcosm” of the society where it is the place where we shape young minds so they will practice what they learn. The classroom situation we create is the test of what we believe in as it describes our vision for how young citizens will build our society in the future.
Occasionally, I have stubborn students who challenge me. I remember one of the most rebellious students named Steve who constantly disrupted the class. Steve was a business student; he did not think that he needed to learn computer but “Introduction to Computer Systems” was a required course for sales and marketing students. On the first week, he protested about pre-class reading assignments as he believed that teacher must lecture first. By asking students to read before class instead of lecturing means the teacher was lazy. Even I explained to the class about the advantage of pre-class reading and why we need to repeat the concept at least three times (Pre-class reading, class discussion, and post-discussion summery) he was not convinced. Not only he did not read assigned materials, he also chatted with others incessantly during class discussion. I gave him several warnings and he showed his disapproval by open the laptop and type emails during the class discussion. After class, he complained to me that I had embarrassed him in front of his girlfriend in class. I told him that he also embarrassed me by ignoring my warning and showed disrespect attitude. After several attempts to warn him without any result, I dismissed him from the class by telling him: “Even you need this course to graduate but I do not think we can reach a compromise. You may want to take the class from other professors who may be more lenient to your behavior.”
I did not see him for several years until last month he showed up in my office. He had graduated and now working for a Marketing company in New York and he came to apologize for his past behavior. He talked about his job: “I am sorry for what I did; you may never know how much I have learned from your class. Even I only had three weeks in your class but I have learned something that changes my career. I always think that the job of sales and marketing is to convince customers to buy whatever the company is selling. You taught me that today customers have access to all types of information, they know what they need and they have more choices to make rather than depend on the salesperson to convince them. To succeed companies should not create products then depend on salesperson to sell them but they must understand customers’ needs before develop the products. In this technology driven world, the function of sales and marketing is using information technology to understand customers’ needs to help company develop the right products. In the past, salesperson came to see customers with their products and tried to sell to them. Today they come to see customers with their laptop to gather information about customers’ needs. The more they know about customers, the better they will be able to help them with their solutions. Successful salesperson must use technology to conduct research about each customer and visit them to gather additional information about their needs, their problems to deepen their understanding. Having these knowledge will make selling easier and increases the chance of doing a better long term relationship. Instead of merely sell products, they sell them the solution to their problems. This is what I learned from your class and it helped me in my career.”
He said: “I was upset for a while after you dismissed me but I like how you handled the situation. You have taught me a humble lesson to my arrogance and I came to apologize for what I did. I want you to know that I had many “easy” teachers but I did not remember them but I always remember “difficult” teachers who make me learn and I appreciate their efforts.”