Ngày nay, công nghệ đang làm thay đổi cách các công ti làm kinh doanh nhưng phần lớn các công ti không chấp nhận công nghệ mới đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều đó mở ra cơ hội mới cho các công ti khởi nghiệp biết cách tận dụng công nghệ và điều đó giải thích tại sao một số công ti khởi nghiệp thành công thế.

Nếu chúng ta nhìn lại quãng 100 năm trước khi công nghệ như điện và điện thoại bắt đầu làm thay đổi cách công ti làm kinh doanh, phần lớn các công ti đã không tồn tại vì họ không thể nghĩ được cách khác để làm kinh doanh so với cách cũ của họ. Chẳng hạn khi máy bay được phát minh ra, Ngài Kelvin người lãnh đạo Hội khoa học hoàng gia ở Anh nói với các nhà khoa học của ông ấy: “Người Mĩ phải hoặc có tưởng tượng tốt, hoặc họ đang mơ. Là nhà khoa học tất cả chúng ta đều biết rằng không cái gì nặng hơn không khí mà có thể bay.” Khi điện thoại được phát minh ra, những người quản lí của Công ti điện tín thống nhất miền Tây nói với công nhân của họ: “Cái gọi là “điện thoại” không nên được coi là nghiêm chỉnh như phương tiện trao đổi.” Đó là lí do tại sao trong 100 công ti lớn nhất vào thời đó, tất cả họ đều mất đi, chỉ mỗi General Electric vẫn còn tới ngày nay.

Cùng điều đó cũng đã xảy ra trong những năm 1980 với công nghiệp máy tính lớn khi mạch tích hợp thay thế cho bóng bán dẫn và cho phép mọi người xây dựng máy tính nhỏ. Phần lớn những người lãnh đạo thành công đã bỏ qua công nghệ mới này. Khi Bill Gates nói với báo chí địa phương về viễn kiến của ông ấy “Để máy tính cá nhân vào mọi gia đình ở Mĩ.” Ken Olsen, người sáng lập của Digital Equipment Corp., công ti máy tính lớn hàng thứ hai vào thời đó, đã bình luận: “Không có lí do gì cho bất kì cá nhân nào có máy tính ở nhà người đó cả.” Và Thomas Watson, chủ tịch của IBM, công ti máy tính lớn nhất thế giới đã giải thích: “Tôi nghĩ có một thị trường thế giới cho có lẽ … năm máy tính.” Khi Apple computer bán được hai trăm triệu máy tính cá nhân, IBM đổi ý. Một người quản lí cấp cao báo động: “Gã thanh niên lập dị đó sẽ sớm ăn cả bữa sáng và bữa tối của chúng ta nếu chúng ta không làm gì cả.” IBM đã thay đổi nhanh chóng với máy tính cá nhân của nó Personal Computer (PC) và trong số 20 công ti máy tính lớn nhất thời đó, chỉ mỗi IBM vẫn còn lại ngày nay. Khi Steve Jobs được thuê trở lại quản lí Apple năm 2000, Nathan Myhrvold, Giám đốc công nghệ của Microsoft tuyên bố: “Apple chết rồi, các bạn không thể tái sinh người chết được.” Và không chú ý gì tới Apple. Khi iPod, iPhone ra, ông Myhrvold từ chức.

Các công ti thường thất bại bởi nhiều lí do: Quan liêu, kiêu ngạo, lập kế hoạch kém, tri thức và kĩ năng không thích hợp. Tất cả những điều đó đều có thể được truy nguyên về cấp quản lí ra quyết định sai bởi vì họ bỏ qua nhân tố công nghệ. Công nghệ là lực rất mạnh mà có thể tác động tới nhiều thứ. Có hai kiểu công nghệ: Công nghệ duy trì là việc cải tiến các công nghệ đã được thiết lập. Công nghệ đột phá là công nghệ mới mà có thể thay thế công nghệ đã được thiết lập và tạo ra giá trị doanh nghiệp mới. Phần lớn các nhà quản lí thất bại vì họ đã không phân biệt được sự khác biệt giữa hai kiểu này.

Các công ti làm kinh doanh dựa trên sản phẩm họ xây dựng hay dịch vụ họ cung cấp. Tri thức và kĩ năng của họ có liên quan tới kiểu sản phẩm hay dịch vụ đó. Để cải tiến doanh nghiệp, người quản lí quan tâm tới tới công nghệ duy trì vì nó giúp họ cải tiến năng suất, hiệu quả và lợi nhuận. Người quản lí ô tô biết mọi điều về việc làm xe hơi dựa trên công nghệ hiện thời bởi vì họ được đào tạo trong công nghệ đó và đã thành công trong làm công nghệ đó. Toàn thể tư duy của họ là về cải tiến điều họ biết dựa trên hiệu năng quá khứ của họ. Họ không thể thay đổi được tâm trí họ vì điều đó yêu cầu học những điều mới và có tư duy mới. Khi khái niệm xe ô tô chạy điện được phát minh những năm 1960, phần lớn các công ti ô tô bỏ qua nó mãi cho tới khi giá xăng tăng lên và nhu cầu về xe ô tô chạy điện bắt đầu hình thành. Những người lãnh đạo chế tạo xe hơi thú nhận rằng họ không có tri thức và kĩ năng trong công nghệ này và họ có thể phải mất vài thập kỉ mới thay đổi được.

Steve Jobs thường giải thích tình huống này bằng câu chuyện Thiền: “Một học giả đại học tới gặp một Thiền sư để hỏi về Thiền. Thầy mời học giả này uống trà. Ông ấy rót trà vào cốc của học giả đầy tràn rồi cứ thế rót mãi. Học giả nhìn nước tràn mãi đến khi không thể kìm được mình bữa: “Đầy quá rồi, nước không vào thêm được nữa. Sao thầy rót trà kiểu đấy?” Thiền sư giải thích: “Giống như chiếc cốc này, ông đầy những ý kiến và suy xét của riêng ông rồi khi ông tới. Làm sao ta có thể chỉ cho ông Thiền được chừng nào ông còn chưa làm rỗng chiếc cốc của ông?”

Tâm trí của người quản lí thành công nhất giống như cốc trà đầy. Bạn không thể rót trà mới vào nó được vì trà sẽ tràn ra. Để học điều mới, họ phải làm rỗng trà trong cốc của họ để rót trà mới vào. Câu hỏi là bao nhiêu người sẵn lòng vứt bỏ thành công quá khứ của họ để học điều mới? Bao nhiêu người quản lí thành công sẵn lòng quay lại trường để học công nghệ mới? Bao nhiêu người hiểu giá trị của việc học cả đời? Đó là lí do tại sao ngày nay thị trường thế giới đang mở rộng cho tư duy mới, ý tưởng mới, phát kiến mới, và cơ hội mới cho các công ti công nghệ khởi nghiệp, mà có thể đột phá thị trường và tăng trưởng thành doanh nghiệp thành công.

Tại sao các công ti lớn thường thất bại khi công nghệ mới nổi lên? Họ thất bại vì tư duy của họ, những thực hành quản lí mà đã cho phép họ trở thành người lãnh đạo công nghiệp, trở nên thành công thì cũng làm cho họ rất khó khăn thay đổi tâm trí của họ. Họ thất bại vì họ không thể hiểu được công nghệ mới và đột phá mà chung cuộc sẽ phá huỷ công ti của họ. Một nhà khoa học hàng đầu của IBM nói với công nhân của ông ấy: “Máy tính lớn của chúng ta có vài trăm nghìn bóng bán dẫn, và chiếm một không gian lớn như chiếc xe tải lớn. Bây giờ anh bảo tôi rằng anh có thể thay thế tất cả nó chỉ bằng một mạch tích hợp, nhỏ như chiếc kim, và máy tính có thể co xuống còn kích cỡ của máy đánh chữ. Điều đó là không thể được.”

Khi công nghệ đột phá nổi lên, phần lớn các công ti lớn bỏ qua nó bởi vì những người lãnh đạo và quản lí của họ không có tri thức về điều mới này. Phần lớn trong họ đều xuất sắc và hiểu công nghệ duy trì, cái cải thiện sản phẩm của họ bởi vì họ biết rõ thị trường; họ hiểu nhu cầu khách hàng của họ; họ đầu tư vào những thứ giúp cho công ti của họ làm tốt. Nhưng họ không thể hiểu được cái gì đó mới, cái gì đó bên ngoài tư duy của họ. Người quản lí hàng đầu của Hewlett Packard bảo Steve Jobs: “Anh thậm chí còn chưa kết thúc đại học và anh dám bảo chúng tôi, những người có bằng cấp chuyên sâu trong đại học về cách làm máy tính sao. Ra ngay khỏi văn phòng của tôi và đừng quay lại.”

Công nghệ đột phá là khác với công nghệ duy trì vì chúng thường làm thay đổi giá trị trong thị trường. Chúng thường tới từ các phòng nghiên cứu của đại học. Chúng thường được hiểu bởi các sinh viên trẻ người nhiệt tình với ý tưởng mới và các khám phá. Những thanh niên này không sợ thất bại vì họ chẳng có gì để mất. Họ không có thiên kiến hay cảm nhận về cách sự việc được làm. Họ có thể không có kinh nghiệm nhưng họ bạo dạn. Họ được dẫn lái bởi động cơ riêng của họ về tạo ra khác biệt và đó là lí do tại sao phần lớn trong họ đều năng nổ khởi đầu công ti riêng của họ và làm thay đổi thế giới.  Ngày nay trên 80% nhà doanh nghiệp thành công là người công nghệ và phần lớn trong họ khởi đầu công ti khởi nghiệp của họ khi họ vẫn còn trong đại học.

—-English version—-

Why large companies failed?

Today, technology is changing the way companies do business but most companies are not adopting technology fast enough to meet market demand. That open new opportunities for startups that know how to take advantage of technology and it explains why some startups are so successful. If we look back about 100 years ago when technology such as electricity and telephone began to change the way companies do business, most established companies did not survive because they could not think of another way of doing business than their old ways. For example when airplane was invented, Lord Kelvin who led the Royal Scientific Society in England told his scientists: “The American must either have good imagination, or they are dreaming. As scientist we all know that nothing heavier than air could fly.” When Telephone was invented, managers of Western Union Telegraph Company told their workers: “The so called “Telephone” should not be seriously considered as a means of communication”. That was why among 100 largest companies in the world at that time, all of them were gone, only General Electric still remains today.

The same thing also happened in 1980s with mainframe computer industry when integrated circuits were replacing transistors and allowed people to build smaller computer. Most successful leaders ignored this new technology. When Bill Gates told the local newspapers about his vision of “Putting a personal computer in every home in the U.S.” Ken Olsen, the founder of Digital Equipment Corp. The second largest mainframe computer at that time commented: “There is no reason for any individual to have a computer in his home.” And Thomas Watson, the chairman of IBM, the largest computer company in the world explained: “I think there is a world market for maybe … five computers.” When Apple computer sold two hundred million personal computers, IBM changed their mind. A senior manager alerted: “That crazy young man will eat both our lunch and our dinner soon if we do not do anything.” IBM changed quickly with its Personal Computer (PC) and among 20 largest computer companies at that time, only IBM is still remaining today. When Steve Jobs were hired back to run Apple in 2000, Nathan Myhrvold, Microsoft Chief Technology Officer declared: “Apple is dead, you cannot resurrect the dead.” And not paying any attention to Apple. When iPod, iPhone came out Mr. Myhrvold resigned.

Companies often fail for many reasons: Bureaucracy, arrogance, poor planning, inadequate knowledge and skills. All of them can be traced to management making wrong decisions because they ignore the technology factor. Technology is a very powerful force that can impact many things. There are two types of technology: Sustaining technology is the improvement of established technologies. Disruptive technology is new technology that can replace established technology and create new business value. Most managers failed because they did not distinguish the difference between these two types.

Companies do business based on the products they build or the services they provide. Their knowledge and skills are related to that type of products or services. To improve business, managers are interested in sustaining technology since it helps them to improve productivity, efficiency and profits. Automobile managers know everything about making cars based on the current technology because they were trained in that technology and succeed in doing that. Their whole thinking is about improving on what they know based on their past performance. They cannot change their mind because it requires learning new things and having new thinking. When electric car concept was invented in 1960s, most car companies ignored it until gas price increases and the demand for electric car begin to take shape. Car manufacturing leaders admits that they do not have the knowledge and skills in this technology and it may take them several decades to change.

Steve Jobs often explained this situation by a story of Zen: “A university scholar came to see a Zen master to inquire about Zen. The master invited the scholar to have tea. He poured the scholar’s cup full then kept on pouring. The scholar watched the overflow until he no longer could restrain himself: “It is overfull, no more will go in. Why pour tea like that? The Zen master explained: “Like this cup, you are full of your own opinions and speculations when you came. How can I show you Zen unless you first empty your cup?”

The mind of most successful managers is like a glass full of tea. You cannot pour new tea into it as it will spill. To learn new thing, they must empty tea in their glass in order to pour new tea in. The question is how many people are willing to discard their past success in order to learn new thing? How many successful managers are willing to go back to school to learn new technology? How many people understand the value of lifelong learning? That is why today the world market is wide open for new thinking, new ideas, new innovation, and new opportunities for technology startups that could disrupt the market and grow to be a successful enterprise.

Why large companies often failed when new technology emerged? They failed because their thinking, the management practices that have allowed them to become industry leaders, to become successful also makes it very difficult for them to change their minds. They failed because they cannot to understand the new and disruptive technologies that ultimately destroy their companies. An IBM top scientist told his workers: “Our mainframe computer has over several hundred thousand transistors, and occupies a space as big as a large truck. Now you tell me that you can replace all of it with just one integrated circuit, as small as a needle, and computer can be shrinking down to the size of a typewriter. It is impossible.”

When disruptive technology emerges, most large companies ignore it because their leaders and managers have no knowledge of this new thing. Most of them are excellent at understand sustaining technologies that improve their products because they know the market well; they understand their customers’ needs; they invest in things that help their companies to do well. But they cannot understand something new, something beyond their thinking. A top manager of Hewlett Packard told Steve Jobs: “You did not even finish college and you dare to tell us, people with advanced degrees in colleges how to build a computer. Get out of my office and do not come back.”

Disrupting technologies are different from sustaining technologies because they often change the value in the market. They usually come from university research laboratories. They usually understood by young students who are enthusiastic about the new ideas and discoveries. These young people are not afraid of failures since they have nothing to lose. They do not have biases or perception on how thing is done. They may not have experience but they are fearless. They are driven by their own motivation of making a difference and that is why most of them are eager to start their own company and change the world.  Today over 80% of successful entrepreneurs are technology people and most of them began their startups when they are still in university.