10 Jun, 2021
Tại sao bạn cần làm việc tổ?
Tại sao bạn cần làm việc tổ?
Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi có vấn đề với việc dạy dùng cách làm việc tổ. Phần lớn sinh viên của tôi không thích làm việc tổ. Trong lớp tôi có một số sinh viên làm việc cần cù và một số không làm việc gì mấy mà để cho người khác làm cho họ. Một số sinh viên không hoà hợp được với người khác cho nên làm việc tổ có nhiều tranh biện và ít việc học. Một số thành viên tổ thậm chí không có mặt trong cuộc họp của tổ hay không đóng góp gì cho tổ. Đây là vấn đề chung với các thầy cô khác nữa và một số người thậm chí còn bỏ việc đó. Tôi không biết phải làm gì. Xin thầy giúp cho.”
Đáp: Có những thầy giáo và sinh viên tin làm việc tổ là phí thời gian vì chẳng mấy việc học xuất hiện trong tổ. Với những sinh viên và thầy giáo này, bài giảng là cách học tốt hơn. Nó dễ dàng, hiệu quả hơn, đã được dùng nhiều năm mà không có vấn đề gì. Họ thường hỏi tại sao thay đổi sang cái gì đó mà chẳng ai thích và có thể không có tác dụng? Câu hỏi của tôi là loại kết quả học tập nào có được từ việc nghe bài giảng? Loại kĩ năng nào mà sinh viên có thể phát triển được chỉ bằng việc ghi nhớ những sự kiện và công thức nào đó? Tất nhiên có các bài kiểm tra nhưng kiểu bài kiểm tra nào có thể thẩm tra được kĩ năng của họ và năng lực giải quyết vấn đề của họ?
Tài liệu bài giảng là dễ ghi nhớ để qua được bài kiểm tra nhưng bao nhiêu sinh viên vẫn còn nhớ điều đó sau bài kiểm tra? Làm việc tổ buộc sinh viên học tài liệu ở mức độ sâu hơn và áp dụng điều họ đã học vào phát triển kĩ năng. Sinh viên có thể quên công thức nhưng họ không quên kĩ năng. Tất nhiên, làm việc tổ là khó lúc ban đầu vì sinh viên không biết “cách làm việc trong tổ” do vậy có lẫn lộn, thất vọng, thậm chí giận dữ trong cách học mới này. Nhưng nếu sinh viên chưa bao giờ kinh nghiệm thất vọng đó, họ sẽ không bao giờ kinh nghiệm cực lạc của khám phá cái gì đó hay hiểu cái gì đó một cách rõ ràng. Làm việc tổ cho phép sinh viên trải qua quá trình học gồm đọc, xáo trộn, thu thập, khám phá, phân tích, tổng hợp và hiểu rõ ràng mọi thứ ở mức độ sâu hơn.
Sự việc dễ hơn nhiều nếu thầy giáo đọc bài giảng, giải thích, cho ví dụ, nêu câu hỏi, đánh giá câu trả lời, và rồi cung cấp lời giải đúng. Nói cách khác, thầy giáo làm tất cả việc dạy. Mọi điều sinh viên phải làm là lắng nghe, ghi chép, sao chép giải pháp và ghi nhớ nó cho bài kiểm tra. Việc học “thụ động” này có thể có tác dụng trong quá khứ khi thi cử dựa trên “ghi nhớ” nhưng nó sẽ không phát triển các kĩ năng cần thiết cho sinh viên xây dựng nghề nghiệp chuyên nghiệp trong thị trường cạnh tranh này.
Làm việc trong tổ khó hơn nhiều so với học theo cách riêng của bạn. Làm việc tổ yêu cầu hợp tác, tổ chức, trao đổi, uỷ quyền, thảo luận, nơi các thành viên tổ học về vai trò, trách nhiệm, và cách làm việc cùng nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Có nhiều điều sinh viên học được bằng làm việc trong tổ nhưng lúc ban đầu bao giờ cũng có những “sinh viên lười” người không làm gì mấy mà để cho người khác làm mọi thứ cho họ. Họ làm cho người khác cảm thấy thất vọng vì những người này phải làm việc vất vả hơn để mang cả tổ, nhưng đến cuối, có một số người có kĩ năng và một số người không có. Đến lúc tốt nghiệp, có một số người có việc làm và một số người không có. Sinh viên phải hiểu rằng ở chỗ làm việc, mọi thứ đều là làm việc tổ và nếu bạn không học kĩ năng làm việc tổ bây giờ, khi nào bạn sẽ làm? Nếu bạn không học hoà hợp với các thành viên tổ bây giờ, khi nào bạn sẽ học? Nếu bạn không học làm việc cùng nhau bây giờ, khi nào bạn sẽ học? Trong công ti, bạn không có chọn lựa bạn muốn ai ở trong tổ của bạn vì bạn phải làm việc với các thành viên người không phải là bạn tốt nhất của bạn. Nếu bạn không muốn làm việc mà để họ làm việc thì bạn sẽ bị đuổi. Nếu bạn không có kĩ năng, sớm hay muộn bạn sẽ bị phơi ra và bạn sẽ bị đuổi. Trong công ti, bạn được phân công cho một vai trò và trách nhiệm và nếu bạn không thể làm được điều đó, bạn sẽ bị đuổi.
Làm việc tổ cũng có thể giúp phát triển các kĩ năng mềm mà phần lớn sinh viên không có. Kĩ năng mềm là kĩ năng liên con người mô tả cho mối quan hệ con người với những người khác. Trong công ti, kĩ năng mềm được coi là quan trọng hơn kĩ năng kĩ thuật. Năm ngoái, một công ti phần mềm đã tiến hành một khảo cứu về người mới được thuê và thấy rằng 42% số họ đã thất bại trong vòng 14 tháng đầu. Sự kiện đáng ngạc nhiên là khi người mới được thuê thất bại, 89% lần nó được gây ra bởi vấn đề kĩ năng mềm và chỉ 11% lần vì thiếu kĩ năng kĩ thuật. Sự kiện là nhiều người mới được thuê đã không hoà hợp được với các thành viên tổ, nhiều người không có mặt làm việc đúng giờ, và không hoàn thành công việc của họ một cách tương ứng nhưng tin các thành viên khác sẽ làm điều đó cho họ v.v. Tác giả nghiên cứu này viết: “Dễ đánh giá kĩ năng kĩ thuật khi thuê người tốt nghiệp vì mọi công ti có thể tiến hành phỏng vấn để đánh giá kĩ năng kĩ thuật nhưng họ không thể đánh giá tốt được kĩ năng mềm. Trong phỏng vấn việc làm, mọi ứng cử viên đều lễ phép và năng nổ làm việc nhưng khi họ có được việc làm, công ti nhận ra rằng họ thiếu những kĩ năng quan trọng nhất: Kĩ năng mềm, đặc biệt kĩ năng làm việc tổ. Tác giả kết luận rằng các kĩ năng kĩ thuật có thể được đào tạo nhanh chóng nhưng kĩ năng mềm như làm việc tổ sẽ mất nhiều thời gian để phát triển và không công ti nào có thể đảm đương được điều đó. Đó là lí do tại sao nhiều sinh viên đại học bị đuổi sau vài tháng.”
Mọi năm tôi đều có những sinh viên nói với tôi rằng họ không thích làm việc tổ và yêu cầu được để cho làm độc lập. Tôi bảo họ rằng đây là cách tôi dạy và nếu họ không thích nó, họ không phải học môn của tôi. Tuy nhiên, đến cuối môn học, phần lớn tới và bảo tôi rằng họ đánh giá cao việc dạy của tôi vì họ học được nhiều và hiểu tài liệu tốt hơn, đặc biệt trong khả năng của họ để giải quyết vấn. Về căn bản họ học làm việc cùng nhau và họ bắt đầu hiểu cách làm việc tổ có thể giúp cho họ trưởng thành về chuyên nghiệp. Tôi bảo họ: “Là thầy giáo, thầy chỉ giúp em qua quá trình học tập nhưng chính em mới là người thực tế học.”
—English version—
Why do you need teamwork?
A teacher wrote to me: “I have problems with teaching using teamwork. Most of my students do not like teamwork. In my class there are some students who work hard and some who do not work much but let others do work for them. Some students do not get along with others so teamwork means more arguments and less learning. Some team members do not even show up in team meeting or contribute anything to the team. This is a common problem with other teachers too and some even consider dropping it. I do not know what to do. Please help.”
Answer: There are teachers and students who believe teamwork is a waste of time as not much learning occurs in teams. To these students and teachers, lecture is a better way to learn. It is easy, more efficient, have been used for many years without any problem. They often ask why change into something that nobody like and may not work? My question is what kind of learning results from listening to lectures? What kind of skills students can develop just by memorizing some facts and formulas? Of course there are tests but what type of test can verify their skills and their ability to solve problem?
Lecture materials are easy to memorize to pass tests but how many students still remember that after the tests? Teamwork forces students to learn materials in a deeper level and applies what they have learned to develop skills. Students may forget formulas but they do not forget skills. Of course, teamwork is difficult in the beginning because students do not know “how to work in team” yet so there are confusions, frustration, even angrily in this new way of learning. But if students never experience that frustration, they will never experience the ecstasy of discovering something or understanding something clearly. Teamwork allows students to go through the learning process of reading, confusing, gathering, discovering, analyzing, synthetizing and clearly understanding everything at deeper level.
It is much easier if the teacher lectures, explains, provides examples, raises questions, evaluates answers, and then provides correct solutions. In other word, teacher does all the teaching. All students have to do is listen, take notes, copy the solution and memorize it for the test. This “passive” learning may work in the past when exams are based on “memorization” but it will not develop the needed skills for students to build a professional career in this competitive market.
Working in teams is much difficult than learning on your own. Teamwork requires cooperation, organization, communication, delegation, discussion where team members learn about roles, responsibilities, and how to work together and depend on each other. There are more things students learn by working in team but in the beginning there are always “lazy students” who do not do much but let others do everything for them. They make others feel frustrated since they have to work harder to carry the team but in the end, there are some who have the skills and some do not. By graduation time, there are some who have job and some do not. Students must understand that in the work places, everything is teamwork and if you do not learn teamwork skills now, when will you? If you do not learn to get along with team members now, when will you? If you do not learn to work together now, when will you? In company, you do not have a choice of who you want to be in your team as you must work with members who are not your best friends. If you do not want to work and let them do the work then you will get fired. If you do not have the skills, sooner or later you will be exposed and you will get fired. In company, you are assigned a role and responsibility and if you cannot do that, you will get fired.
Teamwork can also help develop soft-skills that most students do not have. Soft skills are the interpersonal skills that describe a person’s relationships with others. In company, soft skills are considered more important than technical skills. Last year, the software industry conducted a study about new hires and found that 42% of them failed within the first 14 months. The surprising fact was when new hires failed, 89% of the time it was caused by soft-skills issues and only 11% of the time for a lack of technical skills. The fact was many new hires did not get along with team members, many did not show up to work on time, and did not complete their work accordingly but believe other members would do it for them etc. The research authors wrote: “It is easy to assess technical skills when hiring graduates as every company can conduct interviews to evaluate technical skills but they cannot assess soft-skills well. During job interviews, all candidates are polite and eager to work but when they got the job, company realizes that they lack the most important skills: Soft-skills, especially teamwork skills. The author concluded that technical skills can be trained quickly but soft-skills such as teamwork would take many years to develop and no company can afford to do that. That is why so many college graduates get fired after few months.”
Every year I have students who tell me that they do not like teamwork and request to be kept independently. I tell them that this is the way I teach and if they do not like it, they do not have to take my course. However, by the end of the course, most come and tell me that they appreciate my teaching as they learn more and understand the materials better, especially in their ability to solve problems. Basically they learn to work together and they begin to understand how teamwork can help them to grow professionally. I told them: “As teacher I only help guide you through the learning process but it is you who actually learn”.