12 Jan, 2021
Quan ngại công nghệ
Tuần trước tôi tham dự một hội nghị công nghệ ở Anh nơi nhiều công ti đề nghị các kế hoạch dùng công nghệ làm cho trái đất thành chỗ tốt hơn. Đây là “ý tưởng cao quí” nhưng tôi nhìn vào chi tiết hơn, điều đó làm tôi bận tâm nhiều cho nên tôi muốn chia sẻ mối quan ngại của tôi với các bạn.
Kế hoạch có tên “hành tinh thông minh” được xây dựng quanh một số “thành phố thông minh” nơi công nghệ sẽ được sử dụng để làm cho cuộc sống mọi người tốt hơn. Các thành phố này sẽ có nhiều internet hơn, nhiều máy tính hơn, nhiều truy nhập vào công nghệ cao và tất cả những ích lợi mà công nghệ có thể đem lại. Theo dữ liệu của IBM, năm 2007 nửa dân số thế giới sống ở thành phố – lần đầu tiên nhiều người đã sống ở thành phố hơn trước đây và đến trước năm 2020, quãng 70 phần trăm dân số thế giới sẽ sống trong các thành phố này, cho nên công nghệ phải được dùng để nâng cao cuộc sống trong thành phố nhiều nhất có thể được khi chúng ta tiến tới “Xã hội tri thức” nơi công nghệ sẽ giải quyết nhiều điều cho con người.
Tôi biết rằng trong hầu hết mọi nước, có phong trào mọi người từ vùng nông thôn ra thành phố tìm việc nhưng chúng ta cần xem xét lại kế hoạch được đề nghị này một cách chặt chẽ hơn: Năm 2007, một nửa dân số thế giới sống ở vùng nông thôn làm công việc nông nghiệp để nuôi sống tất cả mọi người trên thế giới (xấp xỉ 7 tỉ người). Nếu IBM đúng thì đến 2020, sẽ có quãng 2 tỉ người làm việc trong khu vực nông nghiệp để nuôi phần còn lại của thế giới mà cuối cùng sẽ tăng lên hơn 7 tỉ người vào lúc đó. Câu hỏi của tôi là bao nhiêu trong số 2 tỉ người này sẽ muốn làm việc trong nông nghiệp? Cái gì giữ họ trong khu vực nông nghiệp và không ra thành phố kiếm cuộc sống tốt hơn, lương tốt hơn, và cơ hội tốt hơn?
Khi tôi du hành qua nhiều nước, đặc biệt các nước đang phát triển tôi có thể thấy việc tăng dân số khổng lồ trong mọi thành phố lớn nhưng không tương xứng với tăng trưởng kết cầu nền như nhà cửa, giao thông, đường sá, cầu cống, nước, điện v.v. Đó là lí do tại sao “tắc nghẽn giao thông”, “thành phố nhà lều” và “khu nhà ổ chuột” liên tục bành trướng và tác động lên kết cấu nền đã lạc hậu của những thành phố này. Việc tạo ra “thành phố thông minh” với nhiều công nghệ được hỗ trợ sẽ dẫn tới việc tăng tốc của nhiều vấn đề cho các thành phố. Nó cho ý tưởng rằng thành phố là nơi để sống, nhiều việc hơn, nhiều cơ hội hơn, và thế rồi nhiều người hơn sẽ tới, và kết cấu nền KHÔNG thể hỗ trợ được điều đó. Khu vực nông thôn cuối cùng sẽ bị bỏ trống, ít có lương thực sẵn có vì phần lớn lương thực sẽ được chở tới thành phố để nuôi người ở đó, nước sạch ít sẵn có ở nông thôn vì mọi nỗ lực sẽ được dùng để hỗ trợ cho thành phố, và rồi cuối cùng nhiều người sẽ bỏ nông thôn và chỉ ít người còn lại những người không thể bỏ đất đai. Nghèo nàn có thể dễ dàng được tiếp nối bởi bệnh tật – Nếu bạn đi ở châu Phi, bạn có lẽ sẽ hiểu điều này.
Công nghệ, thay vì giải quyết vấn đề sẽ trở thành vấn đề bởi việc làm thành phố hấp dẫn nhiều người, không cải tiến khu vực nông thôn. Với nhiều công nghệ hơn, tốc độ bành trướng của thành phố lớn sẽ giảm đất đai nông nghiệp sẵn có và cuối cùng lương thực sẽ trở thành vấn đề chính. Thay vì trồng lương thực cho mình, một số nước sẽ phải phụ thuộc vào nước khác để bán lương thực cho họ và mất khả năng tự cung tự cấp của họ. Đây là vấn đề mà những người làm việc trong công nghệ không biết hay không nghĩ một cách nghiêm túc. Ngày nay nhiều đại học chỉ hội tụ vào dạy công nghệ nhưng không biết tới các nhân tố khác như tác động của công nghệ lên xã hội, các vấn đề toàn cầu, và đạo đức của nhà chuyên môn công nghệ. Theo ý kiến của tôi, đây là vấn đề trong hệ thống giáo dục hiện thời vì sinh viên KHÔNG được giáo dục là “người đạo đức và luân lí.” Tất nhiên, đây KHÔNG phải là vấn đề với các công ti công nghệ khi họ thúc đẩy công nghệ như việc kinh doanh vì lợi ích riêng của họ. Càng nhiều người mua sản phẩm của họ, họ càng làm tiền tốt hơn nhưng hậu quả của của điều đã xảy ra KHÔNG phải là mối quan tâm của họ. Như chúng ta đã kinh nghiệm điều xảy ra cho nền kinh tế toàn cầu với cuộc khủng hoảng tài chính bởi vài người lãnh đạo doanh nghiệp vô đạo đức đã gây nhiều thiệt hại, tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu người lãnh đạo công nghệ nào đó là cùng điều như vậy?
Tôi đã ở trong các thành phố nơi tốc độ tăng trưởng là quãng 20 phần trăm mỗi năm về dân số và tôi đã thấy nhiều điều xấu. Mumbai ở Ấn Độ là một ví dụ, thành phố 12 triệu người này theo dữ liệu chính thức nhưng thực tế gần tới 18 triệu người thực tại. Hình dung thành phố này phát triển 20 phần trăm một năm – tăng hơn ba triệu người mỗi năm. Cho dù những người này chỉ cần ba mét vuông để sống, có nhu cầu chín triệu mét vuông thêm về không gian sống – không gian đó không thể nào được trồng trọt hay sử dụng cho bất kì kết quả có năng suất nào. Từng người cũng sẽ yêu cầu tối thiểu năm lít nước uống sạch hàng ngày. Nếu những người này muốn dùng điện để thắp sáng và nấu nướng thì cho dù nhu cầu cho mỗi người trung bình là 2 kilowatt một ngày, sẽ cần cung cấp 7 Gigawatt năng lượng thêm.
Điều này có dẫn tới “thành phố thông minh” không? Điều này có dẫn tới cuộc sống tốt hơn cho mọi người của nó không? Hay điều này thực sự làm cho vấn đề tồi tệ hơn? Tôi tin rằng công nghệ nên phục vụ cho khu vực nông thôn bằng việc làm cho cuộc sống ở các khu vực này tốt hơn để giữ mọi người tránh xa thành phố. Khu vực nông thôn hỗ trợ cho thành phố và thôn quê, hư hỏng ở khu vực nông thôn sẽ tạo ra hư hỏng cho cả nước, thay vì làm “thành phố thông minh” chúng ta nên làm “khu vực nông thôn thông minh.” Chẳng hạn, chúng ta cần làm cuộc sống tốt hơn cho nông dân bằng việc đem công nghệ tới nông trại với nhiều internets, nhiều tin thời tiết, nhiều thông tin về thị trường nông nghiệp để cho họ có thể lập kế hoạch mọi thứ tốt hơn. Nếu họ cần giúp đỡ bán sản phẩm cho các thành phố khác hay xuất khẩu thì chúng ta phải dùng công nghệ để hỗ trợ cho họ. Bước đầu tiên làm điều này là có hệ thống giáo dục tốt trải rộng cả nước bao gồm mọi khu vực nông thôn nơi có nhiều sinh viên hăm hở, chờ đợi cơ hội để làm cho cuộc sống của họ tốt hơn. Thay vì để họ bỏ nhà đi học ở thành phố, trường học nên đi về khu vực nông thôn để phục vụ họ bởi vì giáo dục nên phục vụ nhu cầu của nhiều người, không phải số ít người.
Ngày nay, phong trào người từ khu vực nông thôn ra thành phố vẫn tiếp tục chừng nào chưa có cơ hội tốt hơn ở khu vực nông thôn. Tăng trưởng dân số là ngoài tầm kiểm soát chừng nào chúng ta còn chưa làm cái gì đó để giữ cho cộng đồng nông nghiệp này ở lại bằng việc chuyển nhiều người theo hướng tự cung tự cấp, cung cấp kết cấu nền và công nghệ hỗ trợ cho mọi người ở nơi họ sống. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải chú ý tới tương lai của đất nước mình bằng việc đầu tư vào giáo dục ở khu vực nông thôn.
—-English version—-
Blog160-A concern with technology
Last week I attended a technology conference in England where several companies proposed plans to use technology to make the earth a better place. This was a “noble idea” but as I looked more into the details, it bothered me a lot so I would like to share my concerns with you.
The plan called “smart planet” built around a number of “smart cities” where technology will be utilized to make people’s life better. The cities will have more internets, more computers, more accesses to high technology and all benefits that technology can bring. According to IBM data, in 2007 half the world’s population lived in cities – the first time more people had lived in cities than before and by 2020, about 70 per cent of the world’s population will live in these cities so technology should be used to improve life in cities as much as possible as we are approaching the “Knowledge Society” where technology will handle many things for human being.
I know that in almost every country, there are movements of people from the rural areas to cities to find works but we need to examine the proposed plan more closely: In 2007, half of the world’s population living in rural areas doing agriculture works to feed all people in the world (Approximately 7 billion people). If IBM is correct than by 2020, there will be about 2 billion people work in agriculture area to feed the rest of the world which eventually will grow more than 7 billion people by that time. My question is how many of these 2 billion people will want to work in agriculture? What keep them in the rural areas and not go to the cities for better life, better pays, and better opportunities?
As I travelled in many countries, especially developing countries I can see huge population growth in every big cities but it is not being matched by infrastructure growth such as housing, transportation, road, bridges, sewers, water, electricity etc. That is why “Traffic jams”, “shanty towns” and “rat infected ghettos” continue to expand and impact the already obsolete infrastructures of these cities. Creating “smart cities” with more supported technologies will lead to the acceleration of more issues for cities. It gives the idea that city is the place to live, more jobs, more opportunities, and then more people will come, and the infrastructure can NOT cope with it. The rural area will eventually be abandoned, there is less food available from the rural area since most foods will be shipped to cities to feed people there, less available clean water in rural because all efforts will be used to support cities, and then eventually many people will leave the rural and only few who could not leave stay with the lands. Poverty can easily followed by disease – If you travel in Africa, you will probably understand this.
Technology, rather than solving problem will become a problem by making city an attraction to many people, without improving in the rural areas. With more technology, the speed of expansion of big cities will reduce available agricultural land and eventually foods will become a major issue. Instead of growing their own foods, some countries will have to depend on others to sell foods to them and lose their self-sufficiency. This is a problem that people who work in technology do not know or do not think seriously. Today many universities are only focusing on teaching technology but ignore other factors such as the impact of technology on society, the global issues, and the ethics of a technology professional. In my opinion, this is an issue in current education systems as students are NOT educated to be “moral and ethical persons”. Of course, this is NOT an issue with technology companies as they are promoting technology as a business for their own benefits. The more people buy their products, the better they make money but the consequences of what happened are NOT their concerns. As we already experienced what happened to the global economy with the financial crisis where few unethical business leaders did a lot of damages, I wonders what will happen if some technology leaders are doing the same?
I have been in cities where growth rate is about 20 per cent per year in populations and I have seen many bad things. Mumbai in India is an example, a city of 12 million according to official data but actually closer to 18 million in reality. Imagine this city growing by 20 per cent per year – an increase of more than three million people each year. Even if these people only need three square meters each to live in, there is a need for an extra nine million square meters of living space – that cannot be farmed or used for any useful productive output. Each person will also require a minimum of five liters of drinking water per day, so there is a need for 15 million extra liters of clean water. If these people want to use electricity for lighting and cooking then even if the need for each person averaging out at 2 kilowatt per day, there is a need for 7 Gigawatt extra power provision.
Is this leading to a “smart city”? Is this leading to better life for its people? Or is this really makes the problem worse? I believe that technology should serve the rural areas by making life in these areas better to keep people away from the cities. The rural areas support the cities and the country, damage in rural areas will create damage to the entire country, instead of making “Smart cities” we should make “Smart rural areas”. For example, we need to make better life for farmers by bringing technology to the farms with more internets, more weather news, and more information on agriculture markets so they can plan things better. If they need help to sell products to other cities or to export then we must use technology to support them. The first step of doing this is having good education systems that span across the country including all rural areas where there are so many eager students, waiting for the opportunities to make their life better. Instead of them leave home to go to school in the cities, schools should go to the rural areas to serve them because education should serve the needs of many, not a few.
Today, the movement of people from rural areas to cities continues unless there are better opportunities in the rural areas. Population growth in cities is out of control unless we are doing something to keep these agricultural communities to stay together by moving more people towards self-sufficiency, providing infrastructure and technology that supports people where they live. More than ever, we must pay attention to the future of our country by investing in education in the rural areas.