02 Jun, 2021
Phương pháp dạy
Ngay cả ngày nay nhiều đại học vẫn đang dùng cùng phương pháp dạy không khác gì mấy với hàng nghìn năm trước: sinh viên tới trường, ngồi yên lặng để nghe bài giảng của thầy; đọc sách giáo khoa, ghi nhớ sự kiện và công thức rồi làm bài kiểm tra. Kiểu học này yêu cầu nhiều thời gian của cả thầy giáo và sinh viên nhưng tạo kết quả trong những người tốt nghiệp biết nhiều sự kiện và công thức mà không thể áp dụng được chúng để giải quyết vấn đề. Trong nhiều năm, các đại học đã thử cải tiến các phương pháp dạy bằng việc thêm công nghệ như video, phim ngắn, và tài liệu đọc thêm nhưng kết quả không cải tiến gì mấy.
Vấn đề là phương pháp dạy cơ bản đã không thay đổi. Cách nhìn chung trong các thầy giáo là dạy có nghĩa là đọc bài giảng, vì gần như hầu hết các thầy đều được đào tạo theo cách đó và khi họ là sinh viên, họ đã học bằng việc lắng nghe bài giảng. Tuy nhiên, đọc bài giảng không còn hiệu quả vì sinh viên ngày nay không phải là hệt như sinh viên mười, hai mươi hay năm mươi năm trước. Một thầy giáo trẻ thất vọng bảo tôi rằng sau bài giảng của thầy, không sinh viên nào trong lớp có thể trả lời được câu hỏi: “Các em vừa nghe được cái gì trong bài giảng?” Thầy đó hỏi tôi: “Có phải việc đọc bài giảng của tôi kém mà phần lớn sinh viên không nghe?” Tôi bảo thầy đó rằng ngày nay sinh viên năng động và không có kiên nhẫn như trong quá khứ. Họ không thể giữ được chú ý nhiều hơn vài phút và thường bị sao lãng bởi người khác như emails, tin nhắn v.v. Thầy đó hỏi: “Vậy việc dạy hiệu quả cho kiểu sinh viên này là gì?” Tôi giải thích: “Phương pháp đọc bài giảng là trao đổi một chiều nơi bạn nói và sinh viên nghe nhưng họ không nghe thì nó không hiệu quả. Phương pháp tốt hơn là hội tụ vào thảo luận trên lớp nơi bạn nêu ra câu hỏi để làm cho sinh viên tham gia vào thảo luận. Trao đổi hai chiều này sẽ buộc họ lắng nghe, suy nghĩ, xử lí thông tin, và thảo luận. Dựa trên thảo luận của họ bạn có thể đánh giá việc hiểu của họ và sửa cho họ và đó là cách dạy mới. Về căn bản bạn dành ít thời gian cho đọc bài giảng nhưng bạn dạy qua phản hồi ngay lập tức. Phần lớn việc dạy được thực hiện bằng lắng nghe sinh viên trả lời câu hỏi và thảo luận rồi cho phản hồi liệu họ là đúng hay khônh để cải tiến việc hiểu của họ.
Trong kiểu dạy này, thầy giáo không nói với sinh viên “Điều đó là sai” vì sinh viên không biết tại sao nhưng giải thích cái gì là sai, tại sao nó sai và câu trả lời đúng phải là gì. Thỉnh thoảng thầy giáo có thể hỏi lớp: “Các em nghĩ gì? Ai có câu trả lời hay hơn câu đó không?” để giám sát việc hiểu của phần lớp còn lại trước khi giải thích câu trả lời đúng. Theo phương pháp này, thầy giáo không chỉ bảo sinh viên họ đã làm gì sai, mà chỉ cho họ câu trả lời đúng ngay lập tức (phản hồi trực tiếp). Trong phương pháp đọc bài giảng cũ, thầy giáo không biết sinh viên hiểu bao nhiêu tài liệu bài giảng mãi cho tới khi họ làm bài kiểm tra và điều đó thường là hàng tuần tới hàng tháng sau đó. Trong trường hợp đó, thầy giáo dành nhiều thời gian cho điểm bài kiểm tra (câu trả lời đúng hay sai) nhưng phần lớn sinh viên không biết đúng là như thế nào. Ngay cả khi thầy giáo giải thích câu trả lời đúng sau khi cho điểm, phần lớn sinh viên đã quên điều họ đã học nhiều ngày hay nhiều tuần trước.
Cách tiếp cận “thảo luận” KHÔNG cho sinh viên nhiều tài liệu để học mà thay vào đó giới hạn vào vài khái niệm và cung cấp phản hồi ngay lập tức cho nên sinh viên có thể học cái gì đó ngay lập tức. Chia khái niệm phức tạp ra thành những mẩu nhỏ cho sinh viên học và sửa họ ngay lập tức là hiệu quả hơn với sinh viên ngày nay, người không kiên nhẫn vậy. Tôi thường bắt đầu lớp bằng việc hỏi sinh viên: “Điều gì chúng sẽ học hôm nay?” mà sinh viên có thể trả lời nó dựa trên việc đọc tài liệu mà họ phải đọc trước khi lên lớp. Thế rồi tôi sẽ đọc bài giảng trong năm tới mười phút và bắt đầu thảo luận trên lớp. Tôi nghĩ cách tiếp cận này là tốt hơn vì sinh viên có thể hội tụ vào một hay hai điều họ phải học tốt trước khi chuyển sang điều khác.
Tôi tin cách tốt nhất để cải tiến việc học của sinh viên là hội tụ vào nghe và sửa đôi điều sinh viên học từng ngày. Tất nhiên sinh viên hiểu rằng có nhiều điều họ phải học nhưng từng ngày họ chỉ cần hội tụ vào một hay hai điều nhưng học chúng kĩ. Họ phải đổi thói quen học tập từ ghi nhớ nhiều thứ như trong quá khứ sang học một hay hai điều mỗi ngày nhưng học chúng kĩ bằng việc tham gia vào hoạt động trên lớp và lắng nghe câu trả lời đúng về chi tiết.
Từ quan điểm của người thầy, bạn đang hội tụ vào “quá trình học” (như suy nghĩ, xử lí, phân tích và trả lời). Trong quá khứ, chúng ta đã hội tụ vào “sản phẩm của việc học” (như, đọc bài giảng, kiểm tra, cho điểm), KHÔNG vào quá trình phát triển ra việc hiểu và kĩ năng. Sản phẩm là kết quả của quá trình, không hội tụ vào quá trình học, chúng ta không cung cấp thông tin mà sinh viên có thể dùng để học tốt hơn. Bằng việc hội tụ vào kết quả hay sản phẩm, chúng ta đẩy mạnh ám ảnh điểm trong sinh viên. Thay vì học cái gì đó, họ chỉ muốn có điểm tốt hơn, để qua các kì kiểm tra, để có được bằng cấp mà không hội tụ vào việc học thực mà có thể làm thấm nhuần niềm đam mê trong học tập và thu nhận tri thức.
Các thầy giáo thường phàn nàn rằng sinh viên ngày nay bị ám ảnh bởi điểm số, ám ảnh bởi bằng cấp nhưng làm sao họ đã trở thành kiểu đó? Họ được chúng ta dạy cho điều đó khi chúng ta để phản hồi của chúng ta vào điểm số của họ. Chúng ta làm điều đó bởi vì hệ thống giáo dục của chúng ta dựa trên “quan niệm dạy cổ” đã được tạo ra từ hàng nghìn năm trước hội tụ vào việc cho điểm sinh viên qua kiểm tra. Chúng ta đang bảo họ rằng điểm chính của giáo dục là điểm số và mục đích của giáo dục là bằng cấp. Chúng ta chịu trách nhiệm cho ám ảnh điểm của sinh viên bằng việc tạo ra hệ thống cho điểm để phân biệt sinh viên giỏi có điểm giỏi và chỉ sinh viên giỏi sẽ qua được các kì kiểm tra và được bằng cấp. Chúng ta không bao giờ hội tụ vào việc học vì chúng ta mong đợi rằng việc học tương đương với điểm số. Tất cả chúng ta đều học qua sai lầm, và nên khuyến khích sinh viên phạm sai lầm để học. Nhưng thay vì điều đó chúng ta có hệ thống trừng phạt sinh viên vì sai lầm của họ cho nên sinh viên không thực học cái gì. Để thay đổi, chúng ta phải thôi hội tụ vào việc đọc bài giảng và cho điểm và bắt đầu khuyến khích thảo luận nơi sinh viên sẽ phạm sai lầm và học từ đó. Chỉ thế thì chúng ta mới có thể thấy tiến bộ thực trong hiệu năng của sinh viên và hiệu quả dạy.
—English version—
Teaching method
Even today many universities are still using the same teaching method that is not much different from thousand years ago: students go to school, sit quietly to listen to teachers’ lectures; read textbooks, memorize facts and formulas then take tests. This type of learning requires a lot of time of both teachers and students but resulting in graduates who know a lot of facts and formulas but cannot apply them to solve problems. For many years, universities have tried to improve teaching methods by adding technologies such as videos, short films, and extra reading materials but the result was not improving much.
The issue is the basic teaching method has not changed. The common view among teachers is teaching means lecturing, as most teachers are trained that way and when they were students they learned by listening to lectures. However, lecturing is no longer effective because students today are not the same as students ten, twenty or fifty years ago. A frustrating young teacher told me that after his lecture, none of the students in class could answer the question: “What was the lecture you just heard about?” He asked me: “Is it my lecturing so bad or most students do not listen?” I told him that today students are dynamic and do not have the patience like in the past. They cannot hold their attention for more than few minutes and often get distracted by others such as emails, text messages etc. He asked: “So what is effective teaching for this type of students? I explained: “The lecturing method is one way communication where you talk and students listen but if they do not listen then it is not effective. A better method is focusing on class discussion where you raise questions to get students to participate in discussion. This two way communication will force them to listen, think, process the information, and discuss. Based on their discussions you can evaluate their understanding and correct them and that is a new way of teaching. Basically you spend little time lecturing but you teach through instant feedback. Most of the teaching is done by listening to students answering questions and discussing then giving feedbacks whether they are correct or not to improve their understanding.
In this type of teaching, the teacher does not say to students “That is wrong” as students do not know why but explains what is wrong, why it is wrong and what the correct answer should be. Sometime teacher may ask the class: “What do you think? Anyone has better answer than that?” to monitor the understanding of the rest of the class before explain the right answer. In this method, teacher does not just telling students what they did wrong, but shows them the correct answer immediately (Instant feedback). In the old lecturing method, teachers do not know how much students understand lecture materials until they have test and it is week or month afterward. In that case, teachers spend a lot of time grading the test (Right or wrong answers) but most students do not know what right looks like. Even when teachers explain the right answers after grading the test, most students already forgot what they have learned several days or weeks before.
The “discussion” approach does NOT give students a lot of materials to learn but rather limits to few concepts and provide feedbacks immediately so students can learn something right away. Breaking down a complex concept into smaller pieces for students to learn and correct them immediately is more effective with today’s students, who are not so patience. I often begin my class by asking students: “What one thing are we going to learn today?” to which students may answer based on their reading materials that they must read before class. Then I would lecture for five to ten minutes and start the class discussion. I think this approach is better because students can focus on one or two things that they must learn well before moving on to another.
I believe the best way to improve student’s learning is to focus on listening and correcting a few things students learn per day. Of course students understand that there are many things that they must learn but each day they only need to focus on one or two things but learn them well. They must change their study habit from memorize many things as in the past to learning one or two things each day but learn them well by participate in class activities and listen to correct answers in details.
From a teacher’s view, you are focusing on the “process of learning” (i.e., thinking, processing, analyzing and answering). In the past, we focused on the “product of learning” (i.e., Lecturing, testing, grading), NOT the process that develop understanding and skills. The product is a result of the process, without focus on the learning process, we are not providing information that the student can use to learn better. By focusing on the results or the product, we are promoting the grade obsession among students. Instead of learning something, they only want to have better grades, to pass the tests, to get degree without focus on the actual learning that can instill the passionate in learning and acquiring knowledge.
Teachers often complain that today’s students are grade-obsessed, degree-obsessed but how did they become that way? They were taught that by us when we put our feedback into their grades. We do it because our education system is based on an “old teaching concept” that created thousand years ago focusing on grading students by testing. We are telling them that the main point of education is the grade and the goal of education is the degree. We are responsible to students’ grade-obsessed by creating a grading system to distinguish the best students with the best grades and only the best students will pass tests and get degree. We never focus on learning as we expect that learning is equal to the grade. We all learn by mistakes, and should encourage students to make mistakes in order to learn. But instead we have a system that punishes students for their mistakes so students do not really learn anything. To change, we must stop focus on lecturing and grading and start to encourage discussions where students will make mistakes and learn from them. Only then we may see real improvement in students’ performance and teaching effectiveness.