Vài tháng trước khi tôi dạy ở Ấn Độ, tôi để ý rằng Prasad Mehta, một sinh viên đại học năm thứ tư thường viết bằng bút chì. Ngày nay sinh viên đại học không dùng bút chì, phần lớn dùng laptop và nếu họ phải viết, họ dùng bút bi. Tôi ngạc nhiên hơn khi anh ta không thể dùng được bút chì thêm nữa, anh ta để nó vào trong túi nhỏ nơi anh ta có nhiều bút chì, tất cả chúng đều ngắn và dường như chúng đã được dùng trước đây.

Bút chì là tương đối rẻ và thường được dùng cho tới khi ngắn vài phân cuối cùng rồi bạn vứt nó đi. Tôi tưởng rằng anh ta là sinh viên nghèo không thể đảm đương được việc mua bút cho nên hôm sau tôi cho anh ta một gói sáu bút bi và nói: “Em có thể dùng các bút này, nó sẽ kéo dài cả năm cho nên em không phải dùng bút chì nữa.”

Prasad cám ơn tôi về những cái bút đó rồi giải thích cho tôi tại sao anh ta ưa thích dùng bút chì. Anh ta nói: “Em có bút nhưng em thích dùng bút chì vì nó nhắc em về cái gì đó quan trọng làm thay đổi đời em.” Hoá ra là Prasad xuất thân từ một gia đình rất giầu có. Bố anh ta sở hữu nhiều công ti và anh ta có mọi thứ xa hoa như máy nghe nhạc, ti vi màn hình phẳng, laptop, iPhone, iPad, xe máy, người thiết kế quần áo và anh ta thường đi dự tiệc vào cuối tuần cùng con cái của những người giầu cho tới một hôm…

Anh ta nói: “Bà ấy là người quét rác tại một trường tiểu học. Chồng bà ấy chết vài năm sau hôn nhân. Bà ấy không có họ hàng trong khu vực này. Bà ấy vật lộn với trách nhiệm nuôi dạy con cho nên bà ấy làm việc như người quét trường. Trong 40 năm qua, bà ấy đã quét lớp học tại trường tiểu học. Lương đạm bạc của bà ấy chỉ đủ cho bà ấy và con bà ấy hai bữa cơm một ngày. Bà ấy được phép sống trong một chiếc lều nhỏ đằng sau trường. Tuy nhiên bà ấy bao giờ cũng muốn giúp đỡ người khác nhưng như một người rất nghèo, bà ấy chẳng có gì để cho.”

Prasad tiếp tục: “Là sinh viên đại học, chúng em thường tình nguyện làm công việc xã hội. Vài năm trước, nhiều người trong chúng em được phái tới trường phổ thông để giúp cho các hoạt động trường. Em được phân công đọc chuyện cho trẻ con. Em lấy một cuốn sách từ thư viện trường, câu chuyện là về Gandhi. Khi trẻ em tụ tập quanh em ở thính phòng của trường, em bắt đầu đọc: “Gandhi thường viết nhiều thư. Một hôm, Kalelkar, một tác giả Ấn Độ nổi tiếng, thấy ông ấy đang viết bằng chiếc bút chì nhỏ và lập tức tặng cho Gandhi chiếc bút chì lớn hơn từ túi ông ta. Gandhi lễ phép nói rằng ông ấy không cần nó. Ngày hôm sau, ông ta thấy Gandhi lục túi tìm bút chì và Kakelkar lại biếu cho ông ấy một chiếc bút chì vừa nói, ‘Dẫu sao bút chì của ông nhỏ quá rồi.’ Gandhi dịu dàng đáp, ‘Nhưng một đứa trẻ đã cho tôi bút chì đó.’ Và ông ấy cứ tìm chiếc bút chì nhỏ đó. Điều Gandhi dạy là ở một nước nghèo, chúng ta phải tằn tiện. Chúng ta không nên phí hoài các thứ và cư xử như các nước giầu khác…”

Anh ta mỉm cười: “Câu chuyện này ngắn như nó được viết ra cho học sinh tiểu học. Nó không quan trọng với em vào lúc đó nhưng điều em đã không chú ý là người đàn bà quét rác cũng nghe em đọc. Câu chuyện mà em đọc có tác động lên bà ấy. Bà ấy lập tức nghĩ “Mình quét trường mọi ngày và mình thấy rằng trẻ con vứt đi. Sao mình không thu nhặt các bút chì đó và đem chúng cho trẻ con nghèo những đứa không có được bút chì để cho chúng có thể học cách viết và vẽ.” Thầy cần biết rằng ngay cả ngày nay, nghèo nàn ở Ấn Độ vẫn là vấn đề chính với hàng triệu trẻ con sống trong nhà ổ chuột và không bao giờ đi tới trường. Cho nên người đàn bà quét rác bắt đầu thu thập bút chì, tẩy, cái gọt bút chì và bất kì cái gì khác bà ấy thấy. Mọi lúc túi bà ấy đầy, bà ấy đem nó tới các khu nhà ổ chuột đem cho người cần. Đó là nghi lễ của bà ấy và bà ấy đã từng làm điều đó tới giờ.”

“Đầu năm nay, chúng em quay lại trường tiểu học đó lần nữa. Khi bà ấy thấy em, bà ấy cám ơn em vì cho bà ấy một ý tưởng mà trong nhiều năm bà ấy đã từng nghĩ về cách giúp đỡ người khác nhưng đã không biết cách làm. Em ngạc nhiên khi bà ấy kể cho em câu chuyện của bà ấy, bà ấy khẩn khoản mời em tới nhà bà ấy ăn cơm. Em không thể đến được vào hôm đó nhưng đã hứa tới ngày hôm sau chỉ để làm hài lòng bà già. Bà ấy đã nấu cho em một bữa ăn đơn giản nhưng ngon tuyệt. Ở đó em, một sinh viên đại học giầu có thường tiêu hàng trăm đô la chỉ cho một bữa tiệc cuối tuần, ngồi trong chiếc lều nhỏ cùng một bà già, người làm ra ít hơn vài trăm đô la một năm. Em lắng nghe câu chuyện của bà ấy với nước mắt lưng tròng. Bây giờ hơn bao giờ hết, em nhận ra minh triết của câu chuyện ngắn của Gandhi và em nhận ra lòng từ bi với người khác từ người quét trường nghèo này. Và khi em ra về, bà ấy đưa cho em một túi nhựa nhỏ gần như bị rách. Em mở ra và thấy những bút chì nhỏ đó, những cái tẩy và cái gọt bút chì. Bà ấy nói: “Tôi muốn đi tới khu nhà ổ chuột và trao cho trẻ con nghèo. Về sau, tôi bị viêm khớp và không thể đi bộ tới miền tây nam thành phố (nơi có khu nhà ổ chuột) cho nên anh có thể giúp tôi một ân huệ bằng việc làm điều đó hộ tôi vì anh có xe máy.”

Prasad kết luận: “Khó mà kìm được xúc động của em trong sự hiện diện của cái gì đó hào phóng và quí giá thế. Xin hiểu cho rằng vì em được sinh ra, em bao giờ cũng có mọi thứ em muốn. Em chưa bao giờ kinh qua đói hay nghèo. Vâng, ở Ấn Độ, chúng em có hai thế giới, người giầu và người nghèo. Em may mắn tới từ phía giầu vì gia đình em nhưng kinh nghiệm này đã dạy cho em bài học có giá trị về cuộc sống. Không thành vấn đề bạn giầu hay nghèo, hào phóng và từ bi với người khác là quan trọng. Bạn không phải cứ giầu mới cho được người khác. Chừng nào bạn vẫn còn quan tâm tới người khác, trái tim bạn là thuần khiết. Tất nhiên, em hoàn thành lời hứa của em với bà ấy bằng việc phân phối món quà của bà ấy cho trẻ em nghèo ở khu nhà ổ chuột. Kể từ đó, em không bao giờ vứt đi bất kì cái gì, kể cả những chiếc bút chì nhỏ và đã dùng rồi mà em có. Em giữ chúng trong túi em để cho em cũng có thể đem chúng cho trẻ em nghèo nữa. Hành động khiêm tốn của bà ấy đã làm thay đổi cuộc đời em, bà ấy đã làm thay đổi cách nghĩ của em về cuộc sống và chung cuộc hành vi của em cũng thay đổi hoàn toàn. Bố mẹ em đã vui mừng rằng em học tốt hơn nhiều trong trường và đã thôi đi dự tiệc cuối tuần.” Việc cho khiêm tốn của bà quét trường nghèo có sức mạnh nào đó mà đơn giản không thể mô tả được. Tôi cảm thấy nó, mọi người trong lớp cảm thấy nó. Tôi để ý rằng sau câu chuyện của Prasad, nhiều sinh viên dường như cẩn thận hơn về thói quen của họ trong lớp nữa.

—-English version—-

The school sweeper

Few months ago when I was teaching in India, I noticed that Prasad Mehta, a fourth-year college student often wrote with a pencil. Today college students do not use pencil, most use laptop and if they have to write, they use ballpoint pen. I was more surprised when he could not use that pencil anymore, he put it back on a small bag where he had many pencils, all of them short and seemed like they have been used before. Pencil is relatively cheap and often used until the last few inches short then you throw it away. I thought that he was a poor student who could not afford to buy pen so the next day, I gave him a package of six ball point pens and said: “You may want to use these pens, it will last for the whole year so you do not have to use pencil anymore.”

Prasad thanked me for the pens then explained to me why he preferred to use pencils. He said: “I have pens but I like to use pencil because it reminds me of something important that change my life.” It turned out that Prasad came from a very wealthy family. His father owned several companies and he has all the luxury things such as music gadgets, flat screen TV, laptop, iPhone, iPad, motorcycles, designer clothes and he often go to parties during the weekend with children of the rich people until one day …

He said: “She was a sweeper at an elementary school. Her husband died few years after her marriage. She did not have any relatives in the area. She struggled with the responsibility of raising her children so she work as a school sweeper. For the past 40 years, she swept classrooms at the elementary school. Her meager salary was just enough to give her and her children two meals a day. She was allowed to live in a small hut behind the school. However she always wanted to help others but as a very poor person, she had nothing to give.”

Prasad continued: “As college student, we often volunteer to do social works. Few years ago, several of us was sent to the elementary school to help with school activities. I was assigned to read stories to the children. I picked up a book from the school library, it happened to be about Gandhi. As children gathered around me in the school auditorium, I began to read: “Gandhi used to write many letters. One day, Kalelkar, a famous Indian author, saw him writing with a tiny pencil and immediately offered Gandhi a bigger pencil from his pocket. Gandhi politely said that he didn’t need it. The next day, he saw Gandhi scrambling to find his pencil and Kakelkar again offered him a pencil saying, ‘Your pencil was so small anyway.’ Gandhi gently replied, ‘But a child had given me that pencil.’ And he carried on the search for that small pencil. What Gandhi taught was as a poor country, we must be frugal. We should not waste things and behave like other richer countries…”

He smiled: “The story was short as it was written for elementary students. It was not important to me at that time but what I did not pay attention was the sweeper woman also listened to my reading. The story that I read had an impact on her. She immediately thought “ I sweep schools every day and I saw all kinds of small pencils that children throw away. Why don’t I collect those and give them to poor children who cannot afford pencils so they could learn how to write and draw.” You need to know that even today, poverty in India is still a major issue with millions of children live in slums and never go to school. So the sweeper woman began to collect pencils, erasers, sharpeners, and any miscellaneous things that she found. Every time her bag gets full, she brought it to the slum to give away to the needy. That was her ritual and she has been doing it since.”

“Early this year, we went back to that elementary school again. When she saw me, she thanked me for giving her an idea that for many years she had been thinking about how to help others but did not know how. I was surprised when she told me her story, she insisted that I come over to her hut for a meal. I was not able to come on that day but promised to come back the next day just to please an old woman. She had cooked for me a simple but wonderful meal. There I was, a rich college student who often spend hundred dollars just for a weekend party, sat in a small hut with an old woman who made less than few hundred dollars a year. I listened to her story with tears in my eyes. Now more than ever, I recognized the wisdom of that short Gandhi’s story and I realized the compassionate for others from this poor school sweeper. And as I was leaving, she handed me a small almost ripped plastic bag. I opened and saw those small pencils, erasers and pencil sharpeners. She said: “I would go to the slum and handled over to the poor children. Lately, I had arthritis and could not walk to the southwest of the city (Where the slum located) so would you do me a favor by doing that for me since you have a motorcycle.”

Prasad concluded: “It was hard to maintain my emotion in the presence of something so generous and so valuable. Please understand that since I was born, I always had everything that I wanted. I never experienced hungry or poverty. Yes, in India, we have two worlds, the rich and the poor. I was lucky to come from the rich side because of my family but this experience has taught me a valuable lesson about life. No matter whether you are rich or poor, generosity and compassion for others are important. You do not have to be rich to give to others. As long as you are still concerning about others, your heart is pure. Of course, I fulfilled my promise to her by distributed her gift to poor children in the slum. Since then, I never throw away anything away, including small and used pencils that I had. I kept them in my bag so I can also give away to poor children too. Her humbled action has changed my life, she has changed my thinking about life and eventually my behavior also changed completely. My parents were glad that I did much better in school and stopped go to weekend parties.” The humble giving of the poor school sweeper had a certain power that simply cannot be described. I felt it, everyone in class felt it. I noticed that after Prasad’s story, many students seemed to be more carefully about their habits in class too.