Ngày nay phương pháp luận Agile như Lập trình cực đoan (XP), Scrum, Crystal, v.v., đang trở thành phổ biến hơn vì công nghiệp yêu cầu rằng việc phát triển phần mềm phải được thực hiện nhanh chóng và có tính đáp ứng với thay đổi. Để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, các công ti phần mềm phải chuyển nhanh để cung cấp giải pháp cho khách hàng.

Cách tiếp cận Agile dựng tăng dần có thể chuyển giao phần mềm nhanh hơn cách tiếp cận dẫn lái theo kế hoạch truyền thống, điều tuân theo trật tự trình tự các pha vòng đời. Việc dịch chuyển này trong cách tiếp cận cũng thay đổi cách quản lí dự án truyền thống từ lập kế hoạch và kiểm soát sang tạo điều kiện và cộng tác. Cách tiếp cận Agile tuỳ thuộc chủ yếu vào kĩ năng của tổ dự án, đó là việc tự tổ chức để phát triển phần mềm mà không có chỉ huy của người quản lí. Cách tiếp cận này cũng dẫn tới việc dịch chuyển trong cấu trúc tổ chức và kĩ năng của những người làm việc ở đó. Với một công ti đã có uy tín với những người có kĩ năng cao, dễ dàng chấp nhận Agile nhưng với công ti kém trưởng thành hơn không có lực lượng lao động có kĩ năng, việc chuyển có thể là thảm hoạ và đó là lí do tại sao nhiều dự án Agile thất bại thế.

Với Agile không có vai trò của người quản lí. Điều này làm cho những người quản lí bị lẫn lộn liệu họ có được cần tới hay không. Họ phải hiểu rằng vai trò mới của họ là hướng dẫn tổ đáp ứng với thay đổi vì tổ phải ra quyết định thay vì được bảo phải làm gì. Nó cũng có nghĩa là nhiều trách nhiệm cá nhân hơn đối với các thành viên tổ, và nhiều kĩ năng tạo điều kiện được yêu cầu đối với người quản lí dự án. Phương pháp Agile phổ biến nhất có hai vai trò cá nhân then chốt mà người quản lí dự án có thể làm: Người chủ sản phẩm là người làm việc chặt chẽ với khách hàng để quyết định cái gì sẽ được dựng và theo trật tự nào. Người chủ sản phẩm xác định tính năng của sản phẩm, chọn khi nào phần mềm sẽ được đưa ra và điều chỉnh các tính năng và ưu tiên khi cần. Thầy Scrum là người làm việc chặt chẽ với tổ để đảm bảo rằng tổ làm việc cùng nhau và có năng suất. Thầy Scrum tạo điều kiện cho các hoạt động tổ và tạo khả năng cộng tác ngang qua mọi vai trò và chức năng, loại bỏ rào chắn khỏi các can nhiễu bên ngoài, đảm bảo rằng qui trình được tuân theo như hội ý hàng ngày, kiểm điểm chặng nước rút, và lập kế hoạch chặng nước rút.

Phần lớn những người quản lí dự án truyền thống không thấy thoải mái với những vai trò này khi chuyển sang Agile nhưng cuối cùng nhiều người nhận ra rằng họ thực hiện vai trò nào không thành vấn đề, chính trách nhiệm của họ là xây dựng tổ dự án mà có thể chuyển giao sản phẩm chất lượng với thời gian nhanh hơn. Tất nhiên, không phải mọi người đều sẵn lòng làm dịch chuyển này nhưng với những người sẵn lòng, họ sẽ thấy cả qui trình và kĩ năng mới họ đã học được là việc trao giải thưởng và xứng đáng với nỗ lực bỏ ra.

—-English version—-

Project manager in Agile environment

Today Agile methodologies such as Extreme Programming (XP), Scrum, Crystal, etc., are becoming more popular because the industry demands that software development be done quickly and be responsive to change. To compete in the global economy, software companies must move fast to provide solutions to their customers.

Agile approaches of incremental build can deliver software faster than traditional plan-driven approach that follow a sequence order of lifecycle phases. This shift in approach also changes the traditional project management from planning and controlling to facilitating and collaborating. The Agile approach is depending mostly on the skills of the project team that is self-organizing to develop software without the command of a manager. This approach also leads to a shift in the organization structure and the skills of people who work there. For an established company with highly skills people, it is easy to adopt Agile but for a lesser matured company without a skilled workforce, the switch could be a disaster and that is why so many Agile project failed.

With Agile there is no role for project manager. This makes project managers confused whether they are needed or not. They must understand that their new role is to guide the team in responding to change as the team must make decisions instead of being told what to do. It also means more individual responsibility for team members, and more facilitation skills required for the project manager. The most popular Agile method is Scrum has two key individual roles that a project manager could do: Product Owner is the person who works closely with customers to decide what will be built and in which order. The Product Owner defines the feature of the product, chooses when the software will be released and adjusts features and priority as needed. The Scrum Master is the person who works closely with the team to ensure that the team is working together and productive. The Scrum Master facilitates team activities and enables cooperation across all roles and functions, removes barriers from external interferences, ensures that the process is followed such as the daily scrums, sprint reviews, and sprint planning.

Most traditional project managers are uncomfortable with these roles when transition to Agile but eventually many recognize that it does not matter what role they do, it is their responsibility to build a project team that can deliver quality product at a faster time. Of course, not everyone is willing to make this shift but for those who are willing, they will find both the process and the new skills they have learned to be rewarding and well worth the effort involved.