07 Jan, 2021
Nền kinh tế tri thức-2
Thế giới trong thế kỉ 21 được đặc trưng bởi quan hệ thành công giữa phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế. Công thức của tăng trưởng kinh tế được xác định là tổng của các nỗ lực điều chỉnh theo thay đổi công nghệ của các chính phủ, doanh nghiệp, và người của họ để khép lại lỗ hổng phân chia giữa các nước đã phát triển và chưa phát triển.
Công thức này đã được vận dụng thành công ở các nước biết cách biến tri thức thành yếu tố chính trong nền kinh tế của họ thay vì các yếu tố truyền thống như lao động giá thấp, vốn vật lí và tài nguyên tự nhiên. Để thành công, có một số tiền điều kiện phải được đáp ứng: Hệ thống giáo dục tốt, số phần trăm thanh niên có giáo dục đại học, nền văn hoá nhấn mạnh vào tầm quan trọng của giáo dục, khuyến khích nhiều về hiệu năng hiệu quả và sự phối hợp tốt giữa hệ thống hàn lâm và công nghiệp. Nếu các nước chưa phát triển muốn có cơ hội thành công trong thế giới cạnh tranh cao độ ngày nay, họ có thể đi theo bản lộ trình của Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Ở các nước này, nền kinh tế tri thức được hình thành bởi giáo dục và đào tạo trong công nghệ, điều làm sinh thành ra nền kinh tế tri thức (Khoa học và công nghệ – hầu hết tập trung vào tính toán, công nghệ thông tin và Internet). Đừng lẫn lộn giữa nền kinh tế tri thức sinh ra công nghệ với việc tiêu thụ và mua các công nghệ này. Các nước mới nổi lên này đã thịnh vượng và tạo ra việc làm trong việc xây dựng và bán sản phẩm công nghệ. Nếu bạn chỉ tiêu thụ những sản phẩm này thì bạn chỉ trong nền kinh tế tiêu thụ, điều có nghĩa là bạn đang mất tiền chứ không làm ra tiền cho nền kinh tế. Bằng việc có giáo dục mạnh và áp dụng các tri thức này (Các phương pháp quản lí mới dùng công nghệ thông tin, phẩm chất con người) vào các lĩnh vực như nông nghiệp, kinh doanh, và công nghiệp các nước này đã kinh qua sự tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa và theo thời gian tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế của họ sẽ được bão hoà với tri thức và họ sẽ nổi lên từ các nước đang phát triển thành các nước hoàn toàn phát triển với các ích lợi được thừa nhận.
Điều nền kinh tế tri thức cần là công nhân mà hành động của họ phản ánh hiệu năng và nếu họ không có tri thức riêng, họ có thể tìm thấy nó ngay khi nó được thu nhận, họ sẽ biết cách dùng nó xác đáng, thích hợp, đạo đức và đúng đắn. Công nhân không nhất thiết phải được bảo làm gì như theo cách truyền thống nơi các lao động không có kĩ năng vâng lời cấp quản lí. Ngày nay công nhân tri thức cần được giáo dục và chỉ đạo để cho họ có thể sản xuất và đóng góp cho mục đích toàn thể của công ti. Chính bởi lí do này mà việc tăng số công ti trong các nước đã phát triển bắt đầu làm phát triển quản lí tri thức chứ không phải là quản lí con người.
Nhân tố then chốt trong bản lộ trình đưa tới thịnh vượng kinh tế là nền giáo dục tốt. Nếu như không đưa vào nền giáo dục tốt, tất cả những thay đổi này không bao giờ có thể xảy ra được. Tuy nhiên, nếu giáo dục chỉ đơn giản là quá trình truyền tri thức từ thầy sang trò thì nó chẳng bao giờ đạt tới mục đích của việc tạo ra nền kinh tế dựa trên tri thức. Ngày nay giáo dục phải hội tụ vào việc phát triển kĩ năng và khả năng cho phép mọi người xây dựng tri thức riêng của mình, đối diện với các tình huống mới và tự mình giải quyết các vấn đề mới. Sai lầm lớn nhất là tin rằng giáo dục đơn giản là thu nhận tri thức và đây là giải pháp cho mọi vấn đề. Tri thức không là gì cả nếu chúng ta không biết cách dùng nó cho một cách xác đáng, thích hợp, đạo đức và đúng đắn. Đừng lẫn lộn tri thức với năng lực. Tri thức là cái bạn biết còn năng lực là cách bạn áp dụng nó. Năng lực không thể được đạt tới mà không có tri thức tương ứng nhưng tri thức có thể tồn tại mà không có năng lực như mọi người vẫn gọi nó là “tư duy mong ước”. Trong trường hợp này, mọi người nói về tri thức nhưng không biết cách áp dụng nó hay không muốn dùng nó. Mục đích của việc học là biết cách lọc và tổ chức thông tin sẵn có và phân biệt giữa dữ liệu và thông tin, cái tạo nên tri thức.
Thời đại của nền kinh tế dựa trên tri thức đã mở ra thách thức mới cho hệ thống giáo dục. Ngày nay xã hội yêu cầu rằng mọi người phải truy nhập vào giáo dục trong cả đời mình. Đây không chỉ là nền giáo dục truyền thống nơi trẻ em đến trường từ mẫu giáo tới đại học mà là học tập trong toàn bộ cuộc đời họ hay học cả đời. Hệ thống giáo dục phải đáp ứng cho các nhu cầu mới này và tạo ra những hoàn cảnh cho loại giáo dục này xảy ra. Khi mà công nghệ thay đổi hàng năm thì hệ thống giáo dục phải điều chỉnh lại bằng không họ sẽ bị tụt lại sau.
Đây là lí do tại sao giáo dục không nên chỉ là quá trình truyền thụ tri thức mà phải hội tụ vào khả năng học cách học. Hệ thống giáo dục phải mở rộng khía cạnh thực hành hơn là đạt tới chuyên môn về tri thức bên trong cấu trúc cứng ngắc của việc mô hình hoá, lí thuyết hoá bằng “Tri thức sách vở” và “ghi nhớ thuộc lòng”. Chúng ta phải giáo dục cho thanh niên trong cả đời họ bởi vì việc chuẩn bị cho cuộc sống cũng là chuẩn bị cho các nguyên lí của sống tốt như đạo đức, quyền công dân và gìn giữ môi trường. Tất cả những điều này đều ngụ ý những thay đổi lớn trong cấu trúc của hệ thống giáo dục mà mãi cho tới giờ mới chỉ tập trung vào một thời kì nào đó trong đời người ta. Nền giáo dục mới của thế kỉ 21 nên được thiết kế lại để đạt tới nhu cầu về việc học cả đời.
Tất cả những thay đổi đều yêu cầu thái độ và tâm tính mới của các công dân. Việc làm mạnh nền kinh tế dựa trên tri thức bằng phương tiện giáo dục và đào tạo tốt hơn là điều bản chất bởi vì không có những yếu tố này, các nước đang phát triển sẽ tiếp tục tồn tại đơn giản như các nước đó với nhiều nhà máy trong điều kiện làm việc khổ sở, nơi thu nhập sẽ được xác định bằng lao động rẻ mạt và mọi người sẽ làm việc chỉ lắp ráp các sản phẩm công nghệ cao và do vậy chịu sự lạc hậu công nghệ cứ tăng lên mãi trong mối quan hệ với việc tạo ra và đổi mới các sản phẩm công nghệ. Tất nhiên, giáo dục bao giờ cũng tới với một cái giá nhưng nếu bạn nghĩ giáo dục là đắt, thì ráng chịu dốt vậy. Không có hệ thống giáo dục tốt, không nước nào có thể thịnh vượng được trong thế giới cạnh tranh cao này bởi vì nếu bạn không cải tiến, nước khác sẽ cải tiến.
—-English version—-
The Knowledge Economy-2
The world in the 21st century is characterized by successful relations between science, technology and economic development. The formula of economic growth is defined as the sum of adjustment efforts to technological changes by governments, business, and their people to close the dividing gap between developed and underdeveloped countries. This formula has been used successfully by countries that know how to turn knowledge into a major element in their economy instead of the traditional elements such as low cost labor, physical capital and natural resources. To succeed, there are some pre-conditions that must be met: Good education systems, high percentage of young people with college education, a culture that emphasizes education importance, good incentives for efficient performance and good coordination between the academic system and industry. If underdeveloped countries want to have a chance to succeed in today’s highly competitive world, they can follow roadmaps from China, India and S. Korea. In these countries, knowledge economy is conceived by the education and training in technology that generates the knowledge economy (Science and technology – mostly focus on computing, information technology and the Internet). Do not confuse the knowledge economy that generates technologies with the consuming and buying of these technologies. These emerging countries have prospered and created jobs in building and selling technology products. If you only consume these products then you are only in the consuming economy that means you are losing money not making money for the economy. By having a strong education and apply these knowledge (New methods of management use of information technology, qualification of personnel) into areas such as agriculture, business, and industry these countries have experienced significant economic growth and with time all areas of their economy will be saturated with the knowledge and they will emerge from developing to fully developed countries with recognizable benefits.
What the knowledge economy need is workers whose actions reflects performance and if they do not have a specific knowledge, they can find it and as soon as it is acquired, they will know how to use it properly, appropriately, ethically and correctly. Workers do not need to be told what to do as in the traditional way where unskilled labors obey the management. Today knowledge workers need to be educated and directed so they can produce and contribute to the overall goal of the company. It is for this reason that an increasing number of companies in developed countries begin to develop knowledge management rather than people management.
The key factor in the roadmap that brings economic prosperity is good education. If it were not for the introduction of good education, all these changes could never have happened. However, if the education was simply a process of transmitting knowledge from teachers to students then it never achieve the goals of creating a knowledge-based economy. Today education must focuses on the development of skills and abilities that allow everyone to build their own knowledge, to face new situations and resolve new problems by themselves. The greatest mistake is to believe that education is simply the acquisition of knowledge and this is the solution to all problems. Knowledge is nothing if we do not know how to use it properly, appropriately, ethically and correctly. Do not confuse knowledge with competence. Knowledge is what you know and competence is how you apply it. Competence can not be achieved without the corresponding knowledge but knowledge can exist without the competence as people call it “Wishful thinking”. In this case, people talk about knowledge but do not know how to apply it or do not want to use it. The goal of learning is know how to filter and organize available information and distinguish between the data and information that make up the knowledge.
The era of knowledge-based economy has opened up new challenge for the education system. Today society demands that everybody should have access to education throughout their lives. This is not just the traditional education where children go to schools from kindergarten to colleges but throughout their life or lifelong study. Educational systems must respond to these new demands and create the conditions for this kind of education to take place. As technologies changes every year so does education system must adjust or else they will be left behind.
This is why education should not just be a process of transfer knowledge but must focus on the ability to learn how to learn. The education system should broaden the practicability aspect rather than achieve the specialization of knowledge within rigid structures of modeling, theorization with “Book knowledge” and “Rote memorization”. We must educate our young people for their entire life because preparation for life is also preparation for the principles of good living such as ethics, citizenship and preservation of the environment. All of this implies great changes in the structure of educational system which until now has only focus on a certain period in people’s lives. The new education of the 21st century should be redesigned to achieve the need for life-long learning.
All changes require new attitudes and mentalities of its citizen. Strengthen the knowledge-based economy by means of better education and training are essential because without these elements, developing countries will continue to exist simply as those with many factories with miserable conditions of work, where incomes will be determined by cheap labor and people will work only on assembling high technology products and thus suffering ever-increasing technological backwardness in relation to the creation and innovation of technology products. Of course, education always come with a price but if you think education is expensive, try ignorant. Without a good education system, no country can prosper to this highly competitive world because if you do not improve, other countries will.