Trong vài tháng qua, đã có vài bài báo viết về kế hoạch của Ấn Độ để cải tiến hệ thống giáo dục của nó. Khi tôi đọc chúng, tôi ngạc nhiên với các mục tiêu tham vọng của họ để nhảy lên trước các nước đã phát triển trong giáo dục để chuẩn bị cho Ấn Độ trong một trăm năm phía trước. Kế hoạch này kêu gọi xây dựng trên 1,000 đại học và 50,000 cao đẳng hướng nghề trong vòng mười năm tới để đối phó với số lượng tăng lên các thanh niên, ước lượng hơn 100 triệu người trước năm 2020.

Kế hoạch giáo dục của người Ấn Độ đang hội tụ vào việc chuẩn bị cho hàng trăm triệu thanh niên này về các việc làm trong công nghiệp công nghệ. Vì dân số của Ấn Độ đang tăng lên vài triệu người mỗi năm, lỗ hổng giữa giầu và nghèo tiếp tục tăng lên với số lớn thanh niên nghèo và vô giáo dục. Để giúp làm hẹp lỗ hổng này, Ấn Độ đã thiết kế những kế hoạch tham vọng để cung cấp nhiều cơ hội hơn cho công dân của nó bằng việc đề nghị cách tiếp cận mới tới giáo dục. Mục đích của nó là cung cấp dịch vụ giáo dục mà đảm đương được, truy nhập được, và thuận tiên hơn hệ thống hiện thời. Bản kế hoạch này cũng phục vụ làm nền tảng cho biến đổi Ấn Độ từ xã hội nông nghiệp thành xã hội tri thức bằng việc có số lớn công nhân có giáo dục.

Theo bạn tôi Ravi, điều Ấn Độ đang làm là không khác với điều Trung Quốc đã từng làm trong vài năm qua. Cả hai nước đều hiểu rằng giáo dục là then chốt cho thịnh vượng kinh tế và ổn định chính trị. Năm 2000, 8 phần trăm thanh niên Trung Quốc vào đại học, so với 10 phần trăm ở Ấn Độ. Nhưng đến năm 2007, tỉ lệ đăng tuyển của Trung Quốc đã vươn lên 23 phần trăm so với 12 phần trăm ở Ấn Độ. Ngày nay cả hai nước đều đang đầu tư vào giáo dục, nhưng với cách tiếp cận khác nhau.

Bạn tôi, Ravi phân tích hai cách tiếp cận là khác nhau giữa số lượng và chất lượng. Ông ấy kết luận rằng kế hoạch của Trung Quốc là cung cấp giáo dục về số lượng để giữ cho thanh niên ở các trường học hơn là dựa trên viễn kiến. Kế hoạch của Trung Quốc cho phép số lớn các trường phổ thông và đại học tư vận hành, bất kể điều họ dạy, và cách sinh viên họ học tập. Bất kì cái gì thị trường cần, các công ti tư này sẽ cung cấp để hấp dẫn sinh viên trả tiền. Về căn bản các trường tư đã trở thành doanh nghiệp sinh lời, được tạo ra để đáp ứng cho nhu cầu thị trường thay vì các thể chế giáo dục được kính trọng. Trong khi đó là việc sửa chữa tạm thời để giáo dục một số người nhưng Trung Quốc vẫn cần công nhân lao động để tiếp tục cách tiếp cận số đông của nó với xuất khẩu sản phẩm chế tạo. Đó có thể là lí do mà Trung Quốc không coi trọng về giáo dục hàng triệu công dân. Sau rốt, Trung Quốc vẫn là một xã hội dựa trên quan hệ không có các qui trình và luật pháp được xác định rõ ràng. Bất kể tới mức độ giáo dục, một người vẫn cần sự hỗ trợ của những người có kết nối tốt để kiếm được việc làm. Do đó, giáo dục vẫn coi trọng tính linh động xã hội cho cá nhân hơn là phát triển kinh tế quốc gia.

Kế hoạch giáo dục của Ấn Độ là khác. Nó hội tụ vào chiến lược quốc gia nhắm vào các khu vực đặc thù như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, và nông nghiệp. Mục đích là để đạt tới cùng chất lượng như các nước đã phát triển và cuối cùng nhảy lên trước họ. Dường như là Ấn Độ nhận biết rõ về thị trường toàn cầu tương lai vì nó biết đích xác phải hội tụ vào cái gì. Kế hoạch của Ấn Độ xác định rõ ràng bốn bước: Nó bắt đầu với chuẩn và giáo trình hàn lâm cao dựa trên các trường tốt nhất ở Mĩ và Anh. (Nhiều chương trình được cấp phép từ các trường hàng đầu của Mĩ và các giáo sư Ấn Độ được đào tạo để chuyển giao chúng.) Bước thứ hai là thiết lập hệ thống kiểm tra để đo hiệu năng của sinh viên để xác định liệu sinh viên có đáp ứng các chuẩn cao đó không. (Để đảm bảo chất lượng của chương trình giáo dục và đào tạo.) Bước thứ ba là đầu tư vào đào tạo các giáo sư giỏi hơn trong các trường của họ. (Chính phủ chi số tiền lớn để gửi các giáo sư đại học sang Mĩ và Anh để đào tạo thêm.) Bước cuối cùng là tăng khối lượng thời gian trong lớp và làm cho ngày học dài hơn và năm học dài hơn để đảm bảo  rằng Ấn Độ sẽ có “lực lượng lao động có giáo dục” cho tương lai. Đó là bàn đạp để nhảy lên trước các nước đã phát triển.

Ravi giải thích cho tôi: “Nền văn hoá của chúng tôi dựa trên hệ thống “đẳng cấp”. Những người giầu và lớp trung bao giờ cũng cho con cái họ tới trường nhưng người nghèo, “tiện dân” không bao giờ tới trường. Họ chấp nhận niềm tin của họ và sống trong khu nhà ổ chuột mà không hi vọng về tương lai. Đó là lí do tại sao chúng tôi cần tháo gỡ tiềm năng khổng lồ này bằng việc giáo dục tất cả họ để xây dựng nền kinh tế của chúng tôi. Kế hoạch giáo dục mới của chúng tôi không phải là rót đầy đầu sinh viên bằng sách vở mà nó là về thắp sáng ngọn lửa trong trái tim họ. Bạn có thể có hệ thống giáo dục tốt nhất nhưng bạn không thể mở mang đầu óc của sinh viên và rót tri thức vào. Kế hoạch giáo dục mới hội tụ vào tính chất nhà doanh nghiệp bởi vì người nghèo của chúng tôi cần đam mê để bắt đầu doanh nghiệp riêng của họ. Chúng tôi muốn là nước công nghệ tốt nhất trong thời đại thông tin này. Chúng tôi muốn tạo ra các công ti “Microsoft” và “Facebook” riêng của mình mà một ngày nào đó sẽ là các công ti hàng đầu trong công nghiệp CNTT.”

“Chúng tôi có hàng trăm triệu người nghèo và vô giáo dục, những người sống trong nhà ổ chuột. Họ không nhìn giáo dục như lối ra khỏi nghèo nàn cho nên chúng tôi bắt đầu động viên họ trước hết. Để tôi nêu một ví dụ đơn giản mà chúng tôi đã làm: Tháng trước, vài người trong chúng tôi tới thăm thanh niên khu nhà ổ chuột và đem họ tới các công ti phần mềm hàng đầu của chúng tôi như Infosys, TCS và Wipro. Trước khi chúng tôi đưa họ vào bên trong, chúng tôi để cho họ đi thăm qua bãi đỗ xe và chúng tôi nói: “Nhìn tất cả những chiếc xe đẹp này. Mercedes, BMW, Ferrari v… Đó là xe các kĩ sư phần mềm lái ngày nay. Đó là lí do tại sao các anh phải đi tới trường và học phần mềm.” Thế rồi chúng tôi đưa họ vào bên trong các công ti này để xem cách các kĩ sư phần mềm làm việc. Tất cả họ đều có bàn làm việc đẹp trong văn phòng, trong phòng có điều hoà và chúng tôi nói: “Nhìn tất cả các văn phòng đẹp này, đó là nơi các kĩ sư phần mềm làm việc. Đó là lí do tại sao các anh cần học công nghệ.” Chúng tôi bảo họ đoán một kĩ sư phần mềm làm được bao nhiêu một ngày. Phần lớn không thể nào hình dung được rằng một kĩ sư phần mềm trung bình làm quãng $65 đô la một ngày khi hầu hết họ chỉ làm được 50 xu một ngày trong khu nhà ổ chuột, nhặt đồ phế thải trong các đống rác. Sau chuyến đi, phần lớn thanh niên trong các khu nhà ổ chuột, những người chưa bao giờ xét tới việc tới trường nay hăm hở đăng tuyển vào trường. Họ biết điều họ muốn và họ biết điều họ có thể làm với giáo dục. Họ nhìn thấy tương lai của mình và ngọn lửa trong trái tim họ đã được thắp lên. Trong mười tháng qua, chúng tôi đã đăng tuyển vài triệu người trong số họ vào trường. Điều đáng ngạc nhiên nhất là rất ít người bỏ học vì phần lớn vẫn còn trong các lớp của chúng tôi.”

Ravi tiếp tục: “Tất nhiên Ấn Độ không thể xây dựng được mười nghìn đại học như Mĩ hay Anh. Nhiều trường trong số các trường mới của chúng tôi sẽ là ảo bởi vì chúng tôi đẩy khái niệm về giáo dục trực tuyến xa hơn bất kì nước nào khác. Để giáo dục hàng trăm triệu người, chúng tôi cần hàng triệu giáo viên nhưng không có cách nào đào tạo nhiều giáo viên nhanh thế. Đặc biệt chúng tôi chấp nhận chương trình đào tạo mới dựa trên các trường tốt nhất ở Mĩ cho nên trực tuyến là giải pháp. Hiện thời với mọi giáo viên, việc đọc bài giảng được ghi băng và phát qua ti vi, radio và trên website internet nơi sinh viên có thể truy nhập dễ dàng vào những lớp học ảo này. Đó là cách duy nhất để người Ấn Độ có thể “xây dựng” hệ thống giáo dục vững chãi để giáo dục đại trà hàng triệu học sinh mới mỗi năm. Chúng tôi biết rằng phải mất thời gian để xây dựng hệ thống giáo dục tốt, nhưng chúng tôi hi vọng rằng qua thời gian, nó sẽ là tốt hơn. Ngày nay nhu cầu về công nhân công nghệ là cao và chúng tôi có nhiều người cần việc làm. Bằng việc đầu tư vào người riêng của chúng tôi, bằng việc đầu tư vào nền giáo dục riêng của chúng tôi, chúng tôi có thể kiếm được nhiều việc làm công nghệ trả lương cao cho đất nước chúng tôi. Trong thế giới toàn cầu này, cơ hội như điều này không dễ tới. Nếu chúng tôi không hành động bây giờ, chúng tôi có thể bỏ lỡ nó mãi mãi vì các nước khác như Trung Quốc và Malaysia không đứng yên. Vì chúng tôi đã nắm bắt được phần lớn của nó chúng tôi phải giữ nó.”

Ravi bảo tôi: “Chúng tôi đã đạt tới $100 tỉ đô la trong xuất khẩu phần mềm. Chúng tôi có mục đích kiếm được $200 tỉ đô la trước năm 2025. Chúng tôi đã tạo ra vài triệu việc làm mới mỗi năm nhưng chúng tôi cần nhiều hơn vì dân số chúng tôi vẫn đang tăn lên. Việc làm tốt nhất là trong công nghệ và chúng tôi đầu tư tương lai của chúng tôi vào trong nó.”

—-English version—-

A strategy for education

In the past few months, there were several articles written about India’s plan to improve its education system. As I read them, I was amazed at their ambitious goals of jumping ahead of developed countries in education to prepare India for the next hundred years. The plan called for the building of over 1,000 universities and 50,000 vocational colleges within the next ten years to cope with the increasing numbers of young people, estimated to be more than 100 million by 2020.

The Indian’s education plan is focusing on preparing these hundreds of millions young people for jobs in the technology industry. Since India’s population is increasing by several millions each year, the gap between rich and poor continues to increase with a large number of poor and uneducated young people. To help narrowing this gap, India has designed an ambitious plans to provide more opportunities to its citizens by offering a new approach to education. Its goal is to provide education service that is affordable, accessible, and convenient than the existing one. The plan also serves as foundation to transform India from an agriculture society into a knowledge society by having large number of educated workers.

According to my friend Ravi, what India is doing is not differ from what China has been doing in the past few years. Both countries understand that education is the key for economic prosperity and political stable. In 2000, 8 percent of China’s youth went on to college, compared with 10 percent in India. But by 2007, China’s enrollment rate had risen to 23 percent versus 12 percent in India. Today both countries are investing in education, but with different approach.

My friend, Ravi analyzes the two approaches as the difference between quantity and quality. He concluded that China’s plan is to provide education in quantity to keep young people in schools rather than based it on a vision. The China’s plan allows massive number of private schools and universities to operate, regardless of what they taught, and how their students learn. Whatever the market needs, these private schools will offer to attract paying students. Basically private schools has become a profitable business create to meet the job market demands rather than respected education institutions. While it would be a temporary fix to educate some people but China still needs labor workers to continue its massive approach to export manufacturing products. It could be a reason that China is not serious about educate its million of citizens. After all, China is still a relationship-based society with no defined clear processes and laws. Regardless of the degree or education, a person still needs the support of the well-connected people to get jobs. Therefore, education is still considering a social mobility for individual rather than about national economic development.

The India’s education plan is different. It is focusing on a national strategy that aim at particular sectors such as information technology, biotechnology, and agriculture. The goal is to achieve the same quality as developed countries and eventually jump ahead of them. It seems that India is well aware of the future global market as it knows exactly what to focusing on. The India’s plan clearly defined four steps: It begins with high academic standards and curriculum based on the best schools in the U.S and UK. (Many programs are licensed from top U.S Schools and Indian professors are trained to deliver them). The second step is set up a testing system to measure performance of students to determine whether students are meeting those high standards. (To ensure the quality of education and the training programs). The third step is to invest in training better teachers in their schools. (Government spends a large amount of money to send college professors to U.S and UK for additional trainings). The last step is to increase the amount of time in class and making longer school day and longer school year to ensure that India will have an “educated workforce” for the future. That is the launch pad to jump ahead of developed countries.

Ravi explained to me: “Our culture is based on a “caste” system. Rich and middle income people always send their children to schools but the poor, the “untouchable” never go to school. They accept their faith and live in slums with no hope of the future. That is why we need to unleash this huge potential by educate all of them to build our economy. Our new education plan is not about filling students’ head with books but it is about lighting a fire in their heart. You can have the best education system but you cannot open up students’ head and pour knowledge in. The new education plan is focusing on entrepreneurship because our poor people need passion to start their own business. We want to be the best technology country in this information age. We want to create our own “Microsoft” and “Facebook” companies that someday will be the top companies in the IT industry.”

“We have hundred millions of poor and uneducated people who live in slums. They do not see education as the way out of poverty so we start to motivate them first. Let me give you a simple example that we did: Last month, several of us took young people from the slums and brought them to our top software companies like Infosys, TCS and Wipro. Before we took them inside, we let them walk through the parking lot and we said: “See all of these beautiful cars. The Mercedes, the BMW, the Ferrari etc. That is what software engineers drive today. That is why you have to go to school and study software.” Then we took them inside these companies to see how software engineers work. They all have nice desks in offices in air conditioned room and we said: “See all these nice offices, that is where software engineers work. That is why you need to study technology”. We asked them to guess how much a software engineer make a day. Most could not imagine that an average software engineer make about $65 dollars a day when most of them make about 50 cents a day in the slums, collecting disposable things from garbage heaps. After the trip, most young people from the slums, who never consider to go to schools are eager to enroll in school. They know what they want and they know what they can do with an education. They see their future and the fire in their heart has been lit. In the past ten months, we enrolled several millions of them in schools. The most amazing thing is very few dropped out as most remain in our classes.”

Ravi continued: “Of course India cannot build ten thousands universities like the U.S or U.K. Many of our new schools will be virtual because we pushes the concept of online education further than any other country. To educate hundred million people, we need million of teachers but there is no way to train so many teachers that fast. Especially we are adopting new training programs based on best schools in the U.S so online is the solution. Currently all teachers lectures are taped and broadcasted via TV, radio and on internet websites where students can access easily to these virtual classes. That is the only way India can “build up” our robust education systems to massively educate million of new students each year. We know that it takes time to build a good education system but we hope that overtime, it will be better. Today the demand for technology workers is high and we have so many people that need jobs. By invest in our own people, by invest in our own education, we can get many high paying technology jobs to our country. In this globalized world, opportunity like this do not come easily. If we do not act now, we may miss it forever because other countries such as China or Malaysia are not standing still. Since we already grab a large part of it and we have to keep it.”

Ravi told me: “We already reaching $100 Billion dollars in exporting software. We have a goal of getting $200 billion by 2025. We have created several million new jobs each year but we need more as our population is still increasing. The best job is in technology and we invest our future in it.”