Một sinh viên hỏi tôi: “Dễ nói về thời đại thông tin hay chuyển từ kinh tế chế tạo sang kinh tế thông tin trong lớp nhưng chúng ta có bằng chứng nào rằng nó thực sự đang xảy ra không? Mọi sách giáo khoa kinh tế vẫn nhắc rằng tài nguyên tự nhiên và vốn là dẫn lái chính của nền kinh tế đất nước.”

Tôi giải thích: “Ngày nay nhiều thứ thay đổi nhanh chóng; sách giáo khoa kinh tế không theo kịp. Là sinh viên, bạn phải đọc nhiều các bài báo kinh doanh gần đây và theo dõi tin tức kinh tế mới để hiểu điều đang xảy ra và từ những sự kiện này bạn có thể rút ra kết luận riêng của bạn.”

Trong nền kinh tế chế tạo, tài nguyên tự nhiên và vốn là dẫn lái then chốt. Trong nhiều thế kỉ, các nước đánh nhau hay xâm lược nước khác chỉ để lấy tài nguyên như sắt, đồng, vàng, kim cương và dầu hoả. Chủ nghĩa thuộc địa dựa trên lí thuyết kinh tế này. Tuy nhiên, chúng ta không còn trong quá khứ cho nên chúng ta phải nhìn vào tình huống đang xảy ra ngày nay. Trong kinh tế thông tin này, tri thức và kĩ năng là dẫn lái then chốt. Có nhiều bằng chứng mà ít người chú ý tới. Chẳng hạn, Đài Loan là hòn đảo nhỏ không có tài nguyên nhưng nó là một trong những nước giầu nhất trên thế giới. Thay vì khai mỏ đất đai hay chặt phá rừng, nó khai mỏ con người của nó về tri thức và tăng trưởng kĩ năng của họ làm biến đổi nền kinh tế bởi vì nó có tài nguyên giá trị nhất trên thế giới ngày nay.

Tương tự, Israel là nước nhỏ trong môi trường kiểu sa mạc không có tài nguyên tự nhiên. Mặc dầu mọi thứ phải được nhập khẩu nhưng nó là một trong những nền kinh tế phát đạt nhất, và dân chúng của nó tận hưởng chuẩn sống cao, tốt hơn nhiều so với hầu hết các nước giầu có về dầu hoả ở lân cận. Lí do, nó có một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất và số lượng công dân có giáo dục cao nhất trong vùng.

Khi thế giới đang chuyển sang nền kinh tế mới, chính việc giáo dục cho các công dân xác định ra tương lai của đất nước. Bạn cần nhìn vào các nước như Singapore, Đài Loan, Israel, Hàn Quốc, Hong Kong và Nhật Bản, nước thiếu tài nguyên tự nhiên nhưng đã làm rất tốt trong kinh tế của họ và tự hỏi bản thân bạn tại sao họ thành công thế? Tại sao công dân của họ đang tận hưởng chuẩn sống cao trong khi các nước châu Phi với dư thừa tài nguyên nhưng người của họ đã sống trong nghèo nàn? Tại sao các nước như Kazakhstan, Saudi Arabia, Kuwait, Oman, Algeria, Bahrain, Iran và Syria tất cả đều có tài nguyên quí giá như dầu hoả nhưng người của họ không làm tốt, ngoại trừ vài dân tộc ở hàng đầu. Nếu bạn có thể trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ hiểu kinh tế thông tin.

Có một lí thuyết được biết tới là “bệnh người Hà Lan,” nói rằng khi một nước trở nên phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên tự nhiên và có nhiều tiền, nó nhập khẩu mọi thứ, người của nó tận hưởng xa hoa và trở nên nghiện phong cách này và mất đi bản năng, thói quen và khuyến khích làm việc. Khi những tài nguyên này hết đi, nhiều nước sẽ rơi vào hỗn độn và trở thành nạn nhân cho nước lân cận. Lịch sử đầy những câu chuyện như thế.

Tương phản lại, các nước có ít tài nguyên phải phụ thuộc vào điều họ có: Tài năng của người của họ. Các nước như Singapore, Đài Loan, Israel, và Nhật Bản đang làm rất giỏi vì người của họ hiểu rằng đất nước phải sống bằng tri thức và kĩ năng của nó. Thay vì phụ thuộc vào tài nguyên tự nhiên mà họ không có, họ phụ thuộc vào chất lượng của giáo dục của họ. Mọi công dân đều biết rằng chính giáo dục mới quyết định tương lai đất nước họ cho nên họ tập trung nỗ lực vào xây dựng hệ thống giáo dục tốt nhất cho công dân của họ.

Nếu bạn muốn biết cách một nước sẽ mạnh hay yếu trong thế kỉ 21 này, đừng nhìn vào lí thuyết kinh tế cổ của thời đại chế tạo mà cân nhắc tài nguyên thiên nhiên như dự trữ dầu hoả, mỏ vàng, hay rừng lớn v.v. Bạn phải nhìn vào hệ thống giáo dục như số thầy giáo mà họ có tạo động cơ cho sinh viên của họ và cách họ quản lí tri thức và kĩ năng của họ. Dự báo kinh tế tốt nhất cho bất kì nước nào nên dựa trên kết quả của hệ thống giáo dục như số công dân có giáo dục và kĩ năng của họ. Nếu bạn không tin vào điều tôi nói, bạn có thể nhìn vào các nước có các công ti thành công nhất và có chuẩn sống cao nhất: Israel, Đài Loan, Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong thời chuyển dịch kinh tế khó khăn này, dễ rơi vào lí thuyết cũ về chế tạo bằng việc nỗ lực đầu tư vào chế tạo và phải gánh chịu món nợ tài chính lớn hơn cho tương lai. Cách tốt hơn sẽ là dùng giáo dục như kích thích lớn hơn để phát triển kinh tế bằng việc cho nhiều người hơn tri thức và kĩ năng để cạnh tranh, để cộng tác theo cách dẫn lái cả nước đi tới. Ngày nay tri thức và kĩ năng là tài sản then chốt của kinh tế thế kỉ 21 nhưng điều đó là tuỳ vào đất nước và công dân của nó quyết định đầu tư bao nhiêu vào giáo dục, xây bao nhiêu trường, đào tạo bao nhiêu thầy giáo, và làm sao phát triển văn hoá học cả đời để cho đất nước có thể phát đạt và thịnh vượng.

—-English version—-

The information economy

A student asked me: “It is easy to talk about information age or the transition from the manufacturing economy to the information economy in class but do we have any evidence that it is actually happens? All the economic textbooks are still mentioning that natural resources and capital are the main drivers of a country’s economy.”

I explained: “Today many things change quickly; economic textbooks have not catch up yet. As student, you must read more on recent business articles and follow the global economic news to understand what is happening and from these facts you may draw your own conclusion.”

In the manufacturing economy, natural resources and capital are the key drivers. For centuries, countries are fighting with each other or invade another country just to get resources such as iron, copper, gold, diamond and oil. The colonialism is based on this economic theory. However, we are no longer in the past so we must look into the situation that is happening today. In this information economy, knowledge and skills are the key drivers. There are many evidences that few people pay attention. For example, Taiwan is a small island with no natural resources but it is one of the richest countries in the world. Instead of mining its land or cut down its forest, it mines its people for their knowledge and grows their skills that transforms its economy because it has the most valuable resource in the world today.

Similarly, Israel is a small country in a desert-like environment with no natural resources. Almost everything has to be imported but it is one of the most prosperous economies, and its population enjoys a high standard of living, much better than most of the oil-rich countries nearby. The reason, it has one of the best education systems and the highest number of educated citizens in the region.

As the world is transitioning to the new economy, it is the education of the citizens that determines the future of a country. You need to look at countries like Singapore, Taiwan, Israel, South Korea, Hong Kong and Japan that lack the natural resources but have been doing very well in their economies and ask yourself why they are so successful? Why their citizens are enjoying high standard of living while African countries with abundant of natural resources but its people have been living in poverty? Why countries like Kazakhstan, Saudi Arabia, Kuwait, Oman, Algeria, Bahrain, Iran and Syria all have the most precious resources such as oil but their people are not doing well either, except few people at the top. If you can answer these questions, you will understand the information economy.

There is a theory known as “Dutch disease,” which stated that when a country becomes dependent on exporting natural resources and has a lot of money, it imports everything, its people enjoy the luxury and become addicted to this life style and lose the instincts, habits and incentives for working. When these resources are gone, many will fall into chaos and become victims to nearby country. History has plenty of stories like that.

By contrast, countries with little natural resources have to depend on what they have: The talent of their people. Countries like Singapore, Taiwan, Israel, and Japan are doing very well because their people understand that the country must live by its knowledge and skills. Instead of depend on natural resources which they do not have, they depend on the quality of their education. Every citizen knows that it is the education that decides the future of their country so they focus their efforts on building the best education system for their citizens.

If you want to know how a country will be strong or weak in this 21st century, do not look at the old economic theory of the manufacturing age that consider natural resources such as oil reserves, gold mines, or large forest etc. You must look at the education systems such as the number of teachers that they have the motivation of their students and how they manage their knowledge and skills. The best economic predictions for any country should be based on the result of the education system such as the number of educated citizens and their skills. If you do not believe of what I said, you can look at countries with the most successful companies and have the highest standard of living: Israel, Taiwan, Singapore, Hong Kong, South Korea and Japan.

In this difficult economic transition times, it is easy to fell back on the old theory of manufacturing by attempt to invest in manufacturing and incurring greater financial liabilities for the future. The better way would be to use education as the greater stimulus to grow the economy by giving more people the knowledge and skills to compete, to collaborate in a way that drives the country forward. Today knowledge and skills are the key assets of 21st-century economy but it is up to the country and its citizens to decide on how much to invest in education, how many schools to build, how many teachers to train, and how to develop a culture of lifelong learning so the country can thrive and be prosper.