21 Sep, 2015
Kiểm tra hàng tuần và bài thi lớn
Khi dạy kĩ nghệ phần mềm ở châu Á, tôi thường cho sinh viên bài kiểm tra hàng tuần. Điều này tương phản hoàn toàn với hệ thống giáo dục nơi sinh viên chỉ có hai hay ba bài kiểm tra mọi học kì và một bài thi lớn vào cuối năm học...
Khi dạy kĩ nghệ phần mềm ở châu Á, tôi thường cho sinh viên bài kiểm tra hàng tuần. Điều này tương phản hoàn toàn với hệ thống giáo dục nơi sinh viên chỉ có hai hay ba bài kiểm tra mọi học kì và một bài thi lớn vào cuối năm học. Một giáo sư hỏi: “Tại sao kiểm tra hàng tuần? Cái gì học sinh đã học trong tuần phải được kiểm tra?” Tôi bảo ông ấy: “Phương pháp học tích cực yêu cầu có kiểm tra thường xuyên để cung cấp tiến bộ cho sinh viên. Phần lớn sinh viên không biết liệu họ có thực sự học tài liệu hay có thể áp dụng được tri thức để giải quyết vấn đề. Là thầy giáo, chúng ta cũng không biết liệu sinh viên có thực sự học cái gì đó hay không? Hay họ có thể áp dụng được nội dung tốt hay không. Đó là lí do tại sao tôi có câu hỏi kiểm tra hàng tuần.”
Bằng việc cung cấp phản hồi cho sinh viên liên quan tới tiến bộ của họ trong tuần đó, sinh viên sẽ hiểu họ đã học tốt tài liệu thế nào. Điều quan trọng là sinh viên biết về tiến bộ của họ hướng tới kĩ năng được phát triển. Phương pháp học tích cực cho phép sinh viên biết chỗ họ đang ở trong quá trình học, nơi họ đang tới, và họ phải đi thêm bao nhiêu nữa cho tới khi họ thực sự làm chủ tài liệu môn học. Quan niệm rằng sinh viên có thể “thấy” tiến bộ của họ là quan trọng vì trong học tích cực, sinh viên chịu trách nhiệm cho việc học của họ. Triết lí học tích cực nói rằng dưới các hoàn cảnh hướng dẫn thích hợp, mọi sinh viên đều có thể học điều được dạy. Phương pháp này yêu cầu rằng tài liệu lớp học phải được tổ chức thành các đơn vị rời rạc nơi việc làm chủ hoàn toàn được yêu cầu trước khi chuyển sang đơn vị tiếp để cho sinh viên sẽ không chỉ học cái gì đó mà còn có khả năng áp dụng nó nữa. Phương pháp học tích cực xem xét việc học như quá trình hay cuộc hành trình nơi sinh viên chuyển việc học một tài liệu giảng dạy sang tài liệu tiếp dưới sự hướng dẫn và đánh giá của thầy giáo. Họ không đi sang đơn vị tiếp chừng nào họ chưa thực sự học và có khả năng áp dụng chúng tương ứng. Đó là lí do tại sao bài kiểm tra hỏi hàng tuần được cần để đánh giá tiến bộ học tập của họ.
Bằng việc thiết kế tài liệu môn học từ đơn vị dễ tới khó hơn, và để sinh viên đi từ mức này sang mức khác sẽ để cho họ học và áp dụng kĩ năng để đạt tới các mục tiêu học tập. Lúc ban đầu sinh viên học giải quyết vấn đề với nhiều giúp đỡ từ thầy giáo rồi khi sinh viên trở nên lão luyện hơn với việc giải quyết vấn đề, thầy giáo cung cấp ngày càng ít hướng dẫn cho tới khi sinh viên tự mình giải quyết vấn đề một cách độc lập. Đó là lí do tại sao phương pháp học tích cực là phù hợp hơn cho giáo dục dựa trên STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học) vì nó hội tụ vào phát triển kĩ năng để giải quyết vấn đề thay vì ghi nhớ sự kiện như phương pháp truyền thống. Nói cách khác, phương pháp học tích cực là quá trình quản lí việc phát triển kĩ năng, cái ở bên ngoài năng lực của sinh viên, để cho họ có thể tập trung vào việc học các kĩ năng bên trong năng lực của họ. Một khi đơn vị đó được học, sinh viên chuyển sang đơn vị khác, điều xây dựng trên đơn vị trước. Với từng đơn vị, có kiểm tra để cung cấp sự tiến bộ cho sinh viên và để đảm bảo rằng họ có kĩ năng. Kiểm tra hàng tuần cũng duy trì mối quan tâm của sinh viên trong việc học vì họ đi từ mức nọ sang mức kia với kinh nghiệm khác nhau và đạt tới thành công khi họ tiến bộ hướng tới mục tiêu môn học.
Đến cuối môn học, những bài kiểm tra cuối cùng thường khó khăn và thách thức hơn. Sinh viên phải chứng minh rằng họ có cả tri thức và kĩ năng để giải quyết chúng. Về căn bản, kiểm tra cuối cùng sẽ không thể nào giải quyết được mà không có kinh nghiệm và kĩ năng đã được phát triển từ các mức đi trước. Khi sinh viên hỏi tôi: “Có bài thi lớn ở cuối môn học không?” Tôi hỏi họ: “Bài thi nào? Các em đã có mười cho tới mười hai bài kiểm tra và điều đó tạo nên điểm cuối cùng của các em. Các em đã chứng minh cho thầy rằng các em biết rõ về tài liệu và đã phát triển kĩ năng của các em. Thầy không cần kiểm tra các em bằng bài thi lớn nữa. Các em tất cả đều đã thi đỗ môn học.” Bạn có thể thực sự thấy sự nhẹ nhõm lớn trong sinh viên vì không có bài thi chung khảo trong môn học của tôi.
- Nguyên Phong
Từ blog science-technology.vn