Một thầy giáo trẻ viết cho tôi: “Tôi làm việc chăm chỉ để phát triển tài liệu nhưng tôi không biết liệu sinh viên của tôi có chăm nom tới tài liệu môn học của tôi không. Tôi vẫn cảm thấy như có sự không tương xứng giữa ý định của tôi với lớp và điều sinh viên thực tế muốn học. Có cách nào tốt hơn để tìm ra không? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Sinh viên sẽ chú ý tới môn của thầy khi họ tin tài liệu là liên quan tới mối quan tâm của họ. Phần lớn các thầy giáo thường dùng cách tiếp cận “trên-xuống” vẫn được dạy ở trường giáo dục bằng việc dùng bài giảng và bắt đầu với tri thức của họ về chủ đề và niềm tin riêng của họ về điều sinh viên cần biết. Ngày nay phương pháp dạy mới là tạo điều kiện cho mối quan tâm của sinh viên bằng việc dùng cách tiếp cận ‘dưới-lên’, điều yêu cầu thầy giáo hiểu nhu cầu của sinh viên, thay đổi tài liệu để đáp ứng cho nhu cầu của họ, và khuyến khích sinh viên tham gia vào hoạt động trên lớp.

Chẳng hạn, các ca sĩ chuyên nghiệp bao giờ cũng đổi bài hát của họ để cộng hưởng với khán giả của họ. Người tiếp thị biết về nhu cầu của người tiêu thụ trước khi bán sản phẩm. Cùng khái niệm đó cũng có thể áp dụng cho khoa của đại học: Làm sao chúng ta biết mối quan tâm của sinh viên là gì? Họ muốn học gì? Và họ thu nhận tri thức nào từ việc dạy của chúng ta?

Cách tốt nhất và đơn giản nhất là hỏi họ. Khi tôi dạy lớp “Hệ cơ sở dữ liệu chuyên sâu”, tôi yêu cầu sinh viên liệt kê ra điều họ biết; điều họ muốn biết; và điều họ đã học từ các lớp khác. Những thông tin này có ích cho tôi để điều chỉnh tài liệu để đảm bảo rằng tôi đáp ứng cho nhu cầu của sinh viên. Điều tiếp tôi cũng làm là hỏi sinh viên về tài liệu của tôi có liên quan thế nào tới mối quan tâm của họ; hỏi họ về phần nào của tài liệu còn lẫn lộn để cho tôi có thể giải thích thêm trong lớp. Kĩ thuật này trong tổ hợp với câu hỏi hàng tuần sẽ giúp cho tôi giám sát hiệu năng của sinh viên và họ học tốt thế nào trong lớp của tôi.

Một lí do việc dạy đại học dường như không liên quan với sinh viên là ở chỗ công việc trên lớp bị bỏ xa khỏi công việc thực tại trong công nghiệp. Sinh viên hiếm khi có cơ hội xem cái gì thực tế xảy ra trong công nghiệp và các nhà chuyên nghiệp làm gì. Để bắc cầu qua kẽ hở này, tôi thường mời các nhà chuyên môn từ công nghiệp tới và đọc bài giảng trong lớp của tôi và đề nghị họ chia sẻ với sinh viên một số các công việc của họ. Nhiều thầy giáo lo lắng nếu họ làm điều đó, họ có thể không hoàn thành tài liệu giảng dạy được trường yêu cầu. Nhưng tôi biết rằng bài giảng tốt từ ai đó đang làm việc trong công nghiệp có thể gây hứng thú cho sinh viên học hơn là vài bài giảng chán ở trường. Năm ngoái, tôi đã mời một người phát triển cấp cao của Google tới đọc bài giảng trong lớp của tôi và chia sẻ mã của anh ấy, chính là một phần của động cơ tìm của Google, cho sinh viên trong lớp “Khai phá dữ liệu và mô hình hoá” và giải thích cho họ cách động cơ tìm làm việc. Khi anh ấy giảng, bạn có thể thấy năm mươi sinh viên ngồi yên tĩnh và chăm chú vào mọi dòng mã hiển thị trên màn hình máy tính trên bảng. Sau đó một sinh viên nói: “Em tưởng mã Google là cái gì đó huyền bí nhưng bây giờ em biết rằng chúng không phức tạp như em nghĩ và em có thể viết cái gì đó giống điều đó nữa.” Anh ấy nói với lớp: “Bây giờ các bạn biết về căn bản cách động cơ tìm của Google làm việc, cách nó có liên quan tới những thuật toán mà các bạn đã học trong môn này, tôi nghĩ tất cả các bạn có thể có việc làm ở Google.” Cả lớp bùng nổ với nhiệt tình và kể từ đó, họ rất nghiêm chỉnh học về xác suất, dây chuyền Markov, hàng đợi và mô phỏng điều là chủ đề chính của môn học này.

Một kĩ thuật dạy hiệu quả khác mà tôi thường dùng làm cho tài liệu thành liên quan cho sinh viên là dùng các trường hợp nghiên cứu nhưng đặt sinh viên vào vai trò người đầu tiên để giải quyết trường hợp này. Chẳng hạn: “Em là người quản lí dự án và khách hàng muốn em làm XYZ …. Làm sao em giải quyết được vấn đề này?” Học dựa trên vấn đề trình ra cho sinh viên tình huống thực mà họ phải giải quyết. Nó là tài liệu tốt cho thảo luận trên lớp vì sinh viên có thể làm việc theo tổ để phân tích vấn đề và học cách giải quyết nó. Tôi bao giờ cũng chọn những trường hợp có kết nối với vấn đề thế giới thực để cho sinh viên được đương đầu với những vấn đề mà họ có thể gặp phải trong thế giới thực. Khi sinh viên được phân công cho đọc bài báo, tôi bao giờ cũng hỏi họ những câu hỏi như: “Tại sao Mĩ khoán ngoài việc chế tạo trong những năm 1990? Tại sao ngày nay nhiều công ti làm “khoán trong” thay vì “khoán ngoài”? Yếu tố nào giúp làm thay đổi chế tạo để làm tăng năng suất?” Tại sao tuân theo qui trình là quan trọng trong cơ xưởng?” “Nguyên nhân của thất bại dự án là gì? V.v. Tôi thường yêu cầu sinh viên đem các bài báo mới, các bài blog của website và bài kĩ thuật mà họ nghĩ có liên quan tới tài liệu của lớp xem như chủ đề để thảo luận trong lớp. Khi thầy giáo biết mối quan tâm của sinh viên là gì, hay mục đích của họ là gì, họ có thể thay đổi tài liệu môn học đáp ứng cho nhu cầu của sinh viên. Quá trình thay đổi này là tốt hơn nhiều chỉ tuân theo cách tiếp cận trên xuống cứng nhắc về “Thầy biết cái gì là tốt nhất cho các em.” Cách tiếp cận “dưới lên” này bao gồm mối quan hệ đối tác giữa thầy giáo và sinh viên nơi thầy dạy điều sinh viên muốn học.

Bằng việc tăng sự liên quan của tài liệu, bằng việc cung cấp cho sinh viên chọn lựa thực về điều họ sẽ học và cách họ sẽ học, lớp học sẽ trở thành môi trường học tập năng động với kết quả có ý nghĩa. Đề cập tới nhu cầu của sinh viên và tạo ra cách tiếp cận liên quan tới dạy và học cho phép thầy giáo dạy nhiều hơn cho sinh viên, điều họ đã học, điều họ quan tâm cho nên thầy giáo có thể hướng dẫn họ tương ứng với cuộc hành trình giáo dục của họ. Bằng việc vẫn để mở cho cái vào của sinh viên; thầy giáo sẽ làm tăng mối quan tâm của họ trong tài liệu môn học. Bằng việc đảm bảo rằng sinh viên có vai trò tích cực trong thời gian trên lớp, thầy giáo có thể làm cho môn học trở thành kinh nghiệp học tập có nghĩa và hiệu quả.

—English version—

Effective teaching techniques

A young teacher wrote to me: “I work hard to develop training materials but I do not know whether my students care about my course material or not. I still feel like there is a mismatch between my intentions for the class and what my students actually want to learn. Is there a better way to find out? Please advise.”

Answer: Students will pay attention to your course when they believe the materials are relevant to their interests. Most teachers often use the classic “top-down” approach that is often taught in the school of education using lectures and starting with their knowledge of the subject and their own beliefs about what students need to know. Today new teaching method is to facilitate student’ interest using a “bottom-up” approach that requires teachers to understand students’ needs, modify the materials to meet their needs, and encourage students to participate in class activities.

For example, Professional singers always change their songs to resonate with their audience. Marketers learn about the needs of consumers before selling products. The same concept can also be applied to college faculty: How do we know what our students’ interests are? What they want to learn? And what knowledge they acquire from our teaching?

The best way and simplest way is to ask them. When I teach “Advanced Database Systems” class, I ask students to list what they know; what they want to know; and what they already learned from other class. These informations are helpful for me to adjust my materials to ensure that I meet the needs of students. The next thing I also do is asking students how my materials are related to their interests; ask them about which part of the materials is confusing so I can explain more in class. This technique in combination with frequent weekly quizzes will help me to monitor students’ performance and how well they are learning in my class.

One reason college teaching seem irrelevant to students is that classroom work is far removed from actual works in the industry. Students seldom have opportunity to see what actually happens in the industry and what professionals do. To bridge this gap, I often invite professionals from the industry to come and lecture in my class and ask them to share with students some of their work. Many teachers worry if they do that, they may not completed teaching materials required by the school. But I learned that a good lecture from someone working in the industry can excite students to learn more than several boring school lectures. Last year, I invited a senior developer from Google to lecture in my class and shared his code, which is part of Google search engine, to students in my “Data Mining and Modeling” class and explained to them how search engine works. When he lectured, you can see fifty students sit quietly and paid attention to every single of line of code display on the computer screen projected on the board. Afterward a student said: “I thought Google code is something mysterious but now I know that they are not as complex as I thought and I can write something like that too.” He told the class: “Now you know how basically our Google search engine works as how it relates to the algorithms that you have learned in this course, I think you all can get a job at Google.” The whole class exploded with enthusiast and since then, they were very serious about Probability, Markov chains, queues and simulation which are the main topics of the course.

Another effective teaching technique that I often use that make the material relevant for students is using case study but placing student in the first-person role to solve the case. For example: “You are the project manager and the customers want you to do XYZ …. How do you solve this problem?” Problem-based learning presents students with real situation that they must learn to solve. It is a good material for class discussion as students can work in team to analyze the problems and learn how to solve it. I always choose cases that connect to real-world problems so that students are confronted with issues that they may encounter in the real world. When students are assigned to read newspaper articles, I always ask them questions such as: “Why the U.S outsources manufacturing in 1990s? Why today more companies are “insource” instead of “outsource”? What factors are helping to change the manufacturing to increase productivity?” Why following the processes is important in factory?” “What are the causes of project failure? Etc. I often require students to bring in newspapers articles, website’s blogs and technical articles that they think are relevant to the class materials as topics to discuss in class. When teacher know what students’ interests are, or what their goals are, they can modify courses materials that meet students’ needs. This modification process is much better than just follow a rigid top down approach of “I know what is best for you.” This “Bottom up” approach involves a partnership between teachers and students where teacher teach what students want to learn.

By increase the relevance of material, by providing students with real choices about what they will learn and how they will learn, the classroom will become a dynamic learning environment with significant result. By addressing students’ needs and create a relevant approach to the teaching and learning allow teachers to learn more about students, what they have learned, and what they are interested in so teachers can guide them accordingly in their education journey. By remain open to students’ input; teachers will increase their interests in the course material. By ensuring that students have an active role during class time teachers can make your course into a meaningful and effective learning experience.