Yếu tố quan trọng giúp bạn có việc làm là tri thức và kĩ năng.

Từ quan điểm của người sử dụng nhân công, tri thức là điều bạn đã học trong trường, kĩ năng là điều bạn đã làm hay kinh nghiệm làm việc của bạn (bao gồm cả công việc tạm thời, thực tập mùa hè v.v.). Phần lớn những người sử dụng nhân công KHÔNG trông đợi nhiều từ sinh viên mới tốt nghiệp, họ hiểu rằng những sinh viên này không có nhiều kinh nghiệm cho nên họ nhìn nhiều hơn vào tri thức của sinh viên (bằng cấp, lĩnh vực học tập và bạn học tốt thế nào trong trường). Tất nhiên, bất kì kinh nghiệm làm việc nào cũng sẽ có ích nhưng nó KHÔNG là yếu tố xác định then chốt trong việc thuê bạn. Khi bạn có tri thức tốt và đáp ứng tốt trong phỏng vấn, bạn có cơ hội tốt được thuê.

Sau khi bạn đã làm việc trong vài năm, kinh nghiệm của bạn trở thành quan trọng hơn. Nếu bạn nhìn vào việc làm thay đổi, bạn phải có khả năng chứng minh rằng kinh nghiệm của bạn với người sử dụng nhân công hiện thời có thể đóng góp cho người sử dụng nhân công tiềm năng. Nếu bạn đang tìm cùng loại công việc thì điều đó là dễ dàng, mọi điều bạn cần là phải chắc rằng bạn có những kĩ năng mà người sử dụng nhân công tiềm năng đang tìm. Tuy nhiên, sau vài năm làm việc, một số người có thể không hài lòng với nghề của họ và muốn đổi sang nghề khác. Chẳng hạn, bạn tốt nghiệp trong giáo dục và làm việc như giáo viên trường phổ thông nhưng bạn thấy rằng bạn không thích dạy học và muốn đổi nghề sang quản lí doanh nghiệp. Nhiều sinh viên học kinh doanh và làm việc cho ngân hàng nhưng sau vài năm, họ muốn chuyển sang khu vực công nghệ, không như người phát triển phần mềm mà như người quản lí. Tất nhiên trong những trường hợp này, bằng cấp trong giáo dục hay kinh doanh không thể giúp bạn đổi sang nghề mới được. Bạn cần có “kĩ năng chuyển đổi được” mà có thể được áp dụng cho nghề mới. Đổi nghề yêu cầu rằng bạn sẽ phải dựa trên các kĩ năng bạn đã phát triển bên ngoài nghề của bạn.

Kĩ năng chuyển đổi được là những kĩ năng bạn đã phát triển trong cuộc sống làm việc của bạn. Chúng là kĩ năng mềm (trao đổi, thương lượng, làm việc tổ v.v.), kĩ năng phân tích (nghiên cứu, phân tích, tài chính, thống kê v.v), và kĩ năng tổ chức (quản lí dự án, quan hệ khách hàng, lãnh đạo v.v.). Trước khi đổi nghề, bạn cần dành thời gian để nhận diện kĩ năng chuyển đổi được của mình bằng việc so sánh việc làm hiện thời của bạn với việc làm bạn đang tìm. Bạn cần làm một danh sách các yêu cầu việc làm mới, phẩm chất và trách nhiệm rồi so sánh điều này với kĩ năng chuyển đổi được của bạn để nhận diện liệu có sự sánh đúng mà bạn có thể chuyển từ việc làm nọ sang việc làm kia không.

Một khi bạn đã nhận diện các kĩ năng chuyển giao được và chúng khớp với yêu cầu việc làm mới thì bước tiếp là chứng tỏ cho người sử dụng nhân công tiềm năng rằng bạn hiểu nhu cầu của họ và thuyết phục họ rằng kĩ năng chuyển đổi được của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu của họ. Phải chắc cung cấp bằng chứng xác định về kĩ năng của bạn và các ví dụ về cách những kĩ năng này sẽ làm lợi cho người sử dụng nhân công mới của bạn. Bạn phải tổ hợp mọi kĩ năng chuyển đổi được của bạn vào trong bản lí lích của bạn và dùng các ví dụ đặc biệt để hỗ trợ cho kĩ năng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn phát triển bản lí lịch hiệu quả cải thiện cơ hội của bạn cho thay đổi nghề thành công.

—-English version—-

Transferable skills

The important factors in helping you to get a job are your knowledge and skills. From the employer’s view, knowledge is what you learned in school, skills are what you have done or your work experiences (including temporary works, summer internship etc.). Most employers do NOT expect a lot from newly graduates, they understand that these students do not have a lot of experiences so they look more on their knowledge (The degree, field of study, and how well you did in school). Of course, any working experience will help but it is NOT a key determination in hiring you. As long as you have good knowledge and do well in the interview, you have a good chance of getting hired.

After you have worked for few years, your experience is becoming more important. If you are looking to change job, you must be able to prove that your experience with current employer can contribute to the potential employer. If you are looking for the same kind of work then it is easy, all you need is to make sure that you have the skills that the potential employer is looking for. However, after several years of working, some people may not be happy with their career and wanted to change to another. For example, you graduated in education and worked as a high school teacher but you found out that you do not like teaching and want to change your career into managing a business. Many students studied business and worked for a bank but after few years, they want to switch to technology area, Not as a software developers but as a manager. Of course in these cases, the degrees in education or business cannot help you to change to new careers. You need to have a “transferable skills” that can be applied to the new career. Career changes require that you will have to rely on skills that you have developed outside of your profession.

Transferable skills are skills that you have developed during your working life. They are soft-skills (communication, negotiation, teamwork etc.), analytical skills (research, analysis, finance, statistics, etc.), and organization skills (project management, customer relationship, leadership etc.). Before changing career, you need to spend time to identify your transferable skills by compare your current job to the job that you are looking for. You need to make a list of the new jobs’ requirements, the qualifications and responsibilities then compare this with your transferable skills to identify whether there is a match up that you can transfer from one job to the other.

Once you have identified your transferable skills and they fit with the new job’s requirements then the next step is to demonstrate to potential employers that you understand their needs and convince them that your transferable skills will meet their needs. Make sure to provide specific evidence of your skills and examples of how these skills are going to benefit your new employer. You must incorporate all of your transferable skills into your resume and use specific examples to back up your skills. This will help you develop an effective resume that improve your chances of a successful career change.