11 Mar, 2021
Khoán ngoài công nghệ thông tin ở Trung Quốc
Nhiều người nghĩ thành công kinh tế của Trung Quốc trong chế tạo sẽ cho phép nó cạnh tranh trong công nghệ thông tin (CNTT) với Ấn Độ và các nước khác. Tuy nhiên, theo một khảo cứu toàn cầu mới đây về xu hướng khoán ngoài, điều đó có thể không xảy ra vì Trung Quốc có nhiều nhược điểm ngăn cản nó cạnh tranh trong thị trường sinh lời này.
Khảo cứu này nói rằng trong quá khứ, phần lớn các dự án được khoán ngoài đều nhỏ và đơn giản. Nhiều dự án đã được kiến trúc và thiết kế bởi khách hàng và được khoán ngoài phần viết mã và kiểm thử cho các nhà cung cấp nước ngoài. Ngày nay nhiều dự án được khoán ngoài là tương đối lớn; một số có thể lên tới hàng triệu dòng mã. Khách hàng thường khoán ngoài toàn bộ dự án phát triển thay vì chỉ viết mã hay kiểm thử. Cách tiếp cận này yêu cầu khác đi, các mức kĩ năng khác, đào tạo khác và cách nghĩ khác mà Trung Quốc không được chuẩn bị.
Làm khoán ngoài công nghệ thông tin của Trung Quốc là ngành công nghiệp bị phân mảnh cao độ với nhiều công ti nhỏ. Theo dữ liệu chính phủ Trung Quốc, năm 2010 đã có trên 8,000 công ti khoán ngoài CNTT, nhưng phần lớn (6,400 công ti) có ít hơn 50 nhân viên. Vài công ti lớn hơn có 200 tới 500 nhân viên. Chỉ năm công ti có hơn 2,000 nhân viên và hai công ti lớn nhất đã vượt quá 10,000 nhân viên. Ngược lại, Ấn Độ có ít hơn 2,600 công ti làm khoán ngoài. Trong số này, 485 có hơn 2,000 công nhân. Các công ti hàng đầu như Infosys Technologies, Tata Consultancy Services, Wipro Technologies, và Mahindra Satyam tất cả đều có trên 100,000 nhân viên với các văn phòng trên khắp thế giới.
Bởi vì kích cỡ nhỏ, phần lớn các công ti CNTT Trung Quốc đang vận hành như “doanh nghiệp gia đình” nhỏ thay vì là doanh nghiệp toàn cầu. Đây là nhược điểm chính giữ cho họ không lấy được các dự án lớn hơn và có lời hơn từ các nước ngoài. Đó là lí do tại sao đa số họ vẫn tuỳ thuộc vào thị trường quốc nội thay vì quốc tế. Khách hàng lớn nhất là chính phủ Trung Quốc người cung cấp trên 73% kinh doanh cho các công ti này. Các khách hàng khác phần lớn là các công ti địa phương muốn chuyên biệt hoá các ứng dụng phần mềm hay thiết lập kết cấu nền cho nhu cầu của họ. Không có kích cỡ thích hợp và cấp quản lí có kĩ năng, những công ti này thường không thể hấp dẫn được khách hàng quốc tế vì công ti nhỏ hơn có rủi ro nhiều hơn và độ tin cậy ít hơn các công ti lớn và được quản lí chuyên nghiệp. Họ dễ dàng mất nhân viên, và không có sức mạnh tài chính để tồn tại lâu. Phần lớn các công ti nhỏ không có tri thức đúng hay năng lực để giải quyết việc kinh doanh quốc tế. Người quản lí của họ và công nhân có kĩ năng giới hạn mà không đủ trong đáp ứng cho yêu cầu kinh doanh toàn cầu.
Ngay cả ngày nay, đa số công nhân CNTT Trung Quốc không nói được tiếng Anh hay có kĩ năng ngôn ngữ tốt. Không làm chủ tốt về tiếng Anh, Trung Quốc sẽ không trở thành điểm đến cho khoán ngoài CNTT đối với các công tin ở Mĩ hay châu Âu. Một quan chức điều hành phương tây bình luận: “Chừng nào ít nhất một nửa công nhân phần mềm ở Trung Quốc còn không nói được tiếng Anh, họ không thể cạnh tranh được với Ấn Độ.” Hiện thời công nghiệp khoán ngoài của Trung Quốc có ít hơn 16 phần trăm thị phần, so với 52 phần trăm của thị trường do Ấn Độ chỉ huy. Vấn đề chính khác là việc bảo vệ nghèo nàn về quyền sở hữu trí tuệ (IP). Khảo cứu này thấy đa số các công ti Trung Quốc vẫn dùng phần mềm không có thẩm quyền hay không có giấy phép, điều cũng tạo nên những vấn đề lớn với khách hàng nước ngoài. Không có hành động để bảo đảm hiệu lực về quyền trí tuệ, các công ti phương tây lo sợ khoán ngoài bất kì cái gì ở đó vì tài sản trí tuệ của họ cũng có thể bị đánh cắp.
Khảo cứu này thấy rằng chất lượng của hầu hết các công ti CNTT Trung Quốc là không thích hợp. Đã có tỉ lệ lỗi rất cao trong các sản phẩm của họ. Ngay cả ngày nay, chỉ 6 công ti ở Trung Quốc được đánh giá ở CMMI mức 5 trong khi tương phản lại, quãng 85 công ti phần mềm Ấn Độ đã đạt tới xếp hạng này. Mặc dầu các công ti Trung Quốc đã cố gắng thực hiện chuẩn CMMI trong nhiều năm, nhưng phần lớn đều từ bỏ vì quá khó để tuân theo và một nỗ lực như vậy không xứng đáng cho các công ti nhỏ hơn vài trăm nhân viên. Không có cam kết mạnh để theo đuổi qui trình chuẩn và không có khả năng cải tiến chất lượng, sẽ khó hấp dẫn được hợp đồng hay đầu tư nước ngoài .
Một nhược điểm chính khác của các công ti Trung Quốc là thiếu phát triển của nhân viên. Phần lớn các công ti không có chương trình đào tạo hay khuyến khích để động viên xây dựng kĩ năng. Họ thà “đánh cắp” nhân viên của nhau còn hơn đào tạo nhân viên. Đó là lí do tại sao việc đổi nhân viên hàng năm ở Trung Quốc là quãng 22 phần trăm. Phần lớn những người tốt nghiệp CNTT đều sẵn lòng làm việc cho các công ti nhỏ chỉ để có được kinh nghiệm cần thiết cho họ để chuyển sang những công ti lớn hơn với lương tốt hơn và phúc lợi nhiều hơn. Khảo cứu này thấy về trung bình, 65% người tốt nghiệp CNTT đổi việc làm năm lần trong bẩy năm.
Nhược điểm chính đã được nhận diện là hệ thống giáo dục nhà nước quá chậm thay đổi. Với ngoại lệ cho các đại học hàng đầu, đa số các đại học nhà nước đã không cải tiến giáo trình của họ trong nhiều năm. Mọi người đều biết rằng công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin thay đổi nhanh nhưng đào tạo đại học đã không được điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi này. Kết quả là nhiều người tốt nghiệp không có kĩ năng mà công nghiệp cần. Ngày nay, các đại học này đang tạo ra, về trung bình trên 450,000 kĩ sư và người tốt nghiệp khoa học máy tính mỗi năm để đáp ứng mục đích của chính phủ. Trên 75% số họ không thể kiếm được việc làm do kĩ năng giới hạn của họ từ đào tạo không thích hợp. Con số người thất nghiệp là mối quan tâm chính cho chính phủ vì mỗi năm, ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp mà không có việc làm.
Mặc dầu công nghiệp làm khoán ngoài CNTT của Trung Quốc đang tăng trưởng với thu nhập hàng năm đạt tới $22.8 tỉ đô la, nó vẫn ít hơn nhiều so với $98 tỉ đô la mà công nghiệp làm khoán ngoài của Ấn Độ đã làm năm ngoái. Khách hàng chính của Trung Quốc là các công ti Nhật Bản và Hàn Quốc, cung cấp các hợp đồng giá trị thấp, phần lớn là viết mã và kiểm thử thay vì các hợp đồng lớn hơn và sinh lời hơn về thiết kế, tích hợp từ các nước phương tây. Lề lợi nhuận của các công ti được làm khoán ngoài này là rất thấp, trung bình quãng 7 phần trăm, so với 22 phần trăm của công ti tương tự ở Ấn Độ. Bởi vì nhiều công ti là nhỏ và liều lĩnh cho kinh doanh, họ thường cạnh tranh về giá. Thực hành giá thấp để thắng hợp đồng và lợi nhuận thấp làm cho việc khoán ngoài CNTT kém mong muốn cho đầu tư và tăng trưởng thêm.
Hiện thời, kinh doanh làm khoán ngoài công nghệ thông tin được chính phủ coi là “ưu tiên cao”. Có nhiều đầu tư của chính phủ vào xây dựng các công viên công nghệ và khuyến khích về thuế để hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng những cố gắng này đã không đem lại kết quả. Một quan chức Trung Quốc phàn nàn: “Chúng tôi có kết cấu nền tốt hơn, chúng tôi có công viên công nghệ tốt hơn, chúng tôi có khuyến khích thuế tốt hơn và chi phí của chúng tôi thấp hơn nhiều so với Ấn Độ nhưng chúng tôi vẫn không có khả năng kiếm được kinh doanh như mong đợi.” Sự kiện là Trung Quốc có công viên công nghệ và hạ tầng tốt hơn Ấn Độ. Khuyến khích thuế của nó và chi phí cũng tốt hơn Ấn Độ. Tuy nhiên, thiếu lãnh đạo ở mức cao nhất và “bí quyết” quản lí ở mức trung, công nghiệp CNTT sẽ không có khả năng thay đổi. Hiện thời, không có chiến lược hay kế hoạch nào để sửa những nhược điểm của họ mà chỉ có khuyến khích để có được nhiều kinh doanh nước ngoài. Chừng nào những nhược điểm đã được nhận diện này còn chưa được sửa; chừng nào ngành công nghiệp này còn chưa có chiều hướng và hướng dẫn rõ ràng; chừng nào công nhân còn chưa được đào tạo đúng, chừng nào hệ thống giáo dục còn chưa được cải tiến, Trung Quốc sẽ phải đợi nhiều năm trước khi bắt kịp với Ấn Độ hay làm cho CNTT thành dẫn lái then chốt cho tạo việc làm.
—-English version—-
IT outsourcing in China
Many people think China’s economic success in manufacturing will allow it to compete in Information Technology (IT) with India and other countries. However, according to a new global study on outsourcing trends, it may not happen because China has many weaknesses that prevent it from competing in this lucrative market. The study stated that in the past, most outsourced projects were small and simple. Many were architected and designed by customers and outsourced the coding and testing to offshore suppliers. Today many outsourced projects are relatively large; some can be in the million lines of code. Customers often outsourced the entire development project rather than just coding or testing. This approach requires a different approach, different skill levels, different trainings and different mind-set that China is not prepared.
China’s Information Technology (IT) outsourcing is a highly fragmented industry with many small companies. According to Chinese government data, in 2010 there were over 8,000 IT outsourcing companies, but most (6,400 companies) have less than 50 employees. Few larger ones have 200 to 500 employees. Only five companies have more than 2,000 employees and two largest have reached over 10,000 employees. On the contrary, India has fewer than 2,600 outsourcing companies. Of these, 485 have more than 2,000 workers. The top companies such as Infosys Technologies, Tata Consultancy Services, Wipro Technologies, and Mahindra Satyam all have over 100,000 employees with offices all over the world.
Because of the small size, most Chinese IT companies are operating like a small “family business” rather than a global enterprise. This is a major weakness which keeps them from getting larger and more profitable projects from foreign countries. That is why a majority of them are still depending on domestic market rather international. The largest customer is Chinese government which provides over 73% of the business to these companies. Other customers are mostly local companies that want to customize software applications or set up infrastructure to their needs. Without adequate size and skilled management, these companies are unlikely to attract international customers because smaller companies are riskier and less reliable than large and professional managed companies. They are easier to lose employees, and do not have the financial strength to survive for long. Most small companies do not have the proper knowledge or capacity to handle international business. Their managers and workers have limited skills which are not sufficient in meeting global business requirements.
Even today, a majority of Chinese IT workers do not speak English or have good language skills. Without good command of the English-language, China will not become a destination for IT outsourcing for companies in the U.S or Europe. A western executive commented: “Until at least half of software workers in China speak English, they cannot compete with India.” Currently China’s outsourcing industry has less than 16 percent share of the market, compared with the 52 percent of the market commanded by India. Another major issue is its poor protection of intellectual property (IP) rights. The study found a majority of Chinese companies are still using unauthorized or unlicensed software which also created significant problems with foreign customers. Without strong enforcement of intellectual right, western companies are afraid to outsource anything there for their intellectual assets can also be stolen.
The study found that quality of most Chinese IT companies was not adequate. There were very high defects rate among their products. Even today, only 6 companies in China are appraised at CMMI levels five when by contrast, about 85 Indian software companies have achieved these rankings. Although Chinese companies have tried to implement the CMMI standard for years, but most gave up as it is too difficult to follow and such efforts are not worthwhile for small companies less than few hundred employees. Without a strong commitment to following a standard process and not be able to improve the quality, it would be difficult to attract foreign contracts or investments.
Another major weakness of Chinese companies is the lack of employee’s development. Most companies do not have training programs or incentives to encourage skills building. They rather “steal” each other’s employees than train them. That is why annual employee turnover in China is about 22 percent. Most IT graduates are willing to work for small companies just to get the experience necessary for them to switch to larger companies with better salaries and more benefits. The study found on the average, 65% of IT graduates change employment five times in seven years.
A major weakness that has been identified is the state education system that is too slow to change. With the exception of few top universities, a majority of state university has not improved their curricula for years. Everyone knows that technology, especially information technology changes fast but college trainings have not been adjusted to accommodate these changes. The result is many graduates do not have the skills needed by the industry. Today, these universities are producing, on the average over 450,000 engineers and computer science graduates per year to meet government’s goal. Over 75% of them could not find jobs due to their limited skills from inadequate trainings. The number of unemployed graduates is a major concern for government as each year, more and more students graduate without jobs.
Although China’s IT outsourcing industry is growing with annual revenues reaching $22.8 billion dollars. It is still far much less than the $98 billion dollars that India’s outsourcing industry made last year. China’s main customers are Japanese and S. Korean companies, which provide low-value contracts, mostly coding and testing rather than large and more lucrative contracts for design, integration from western countries. Profit margins of these outsourced companies are very low, average about 7 percent, compared with 22 percent of similar companies in India. Because many companies are small and desperate for business, they often compete on price. The practice of lower price to win contracts and low profits make IT outsourcing less desirable for further investments and growth.
Currently, information technology outsourcing business is considered “High priority” by the government. There are many government investments in building technology parks and tax incentives to attract foreign investments but these attempts have not brought result. A Chinese official complain: “We have better infrastructures, we have better technology parks, we have better tax incentives and our cost is much lower than India but we are still not being able to get business as expected”. The fact is China has better technology parks and infrastructures than India. Its tax incentives and costs are also better than India. However, lacking leadership at the top and management “know how” at the middle, the IT industry will not be able to change. Currently, there is no strategy or plans to fix their weaknesses but only encouragement to get more foreign business. Unless these identified weaknesses are fixed; unless the industry has a clear direction and guidance; unless workers are properly trained, unless the education system is improved, China will be looking for many years before catching up with India or make IT a key driver for job creation.