Phần lớn thầy giáo được đào tạo về khía cạnh truyền dạy như chuẩn bị bài giảng và tài liệu môn học để đáp ứng với mục đích giáo dục; họ muốn việc dạy của họ được hiệu quả. Mặc dầu những khía cạnh truyền dạy này là quan trọng, nhưng có khía cạnh khác cần được cân nhắc tới: “khía cạnh cá nhân” của việc dạy.

Mọi học sinh đều muốn các thầy giáo chăm sóc, người hiểu tình cảm của họ. Tất nhiên, thầy giáo có chăm sóc tới học sinh nhưng họ diễn đạt điều đó thông qua sự tận tình của họ cho khía cạnh truyền dạy. Họ tới lớp sẵn sàng để dạy, họ dành nhiều thời gian để chuẩn bị tài liệu truyền dạy, họ dành nhiều đêm để cho điểm bài kiểm tra của học sinh. Sự tận tình này với việc dạy có nghĩa là họ chăm sóc nhiều nhưng thường học sinh không nghĩ điều đó là chăm sóc. Phần lớn học sinh nói với tôi rằng họ ưa thích “khía cạnh cá nhân” như chăm sóc, khuyến khích, công nhận, và động viên hơn.

Tất nhiên, nhiều thầy giáo ngần ngại bày tỏ sự chăm sóc cá nhân cho học sinh vì họ phải duy trì biên giới chuyên nghiệp giữa thầy và trò. Họ giới hạn quan hệ của họ với học sinh bằng việc đặt các chính sách lớp học theo cách nhất quán với cách giáo dục đã được thiết lập trong hàng nghìn năm, chính là việc kính trọng quyền người thầy trong lớp học. Vì tôi đã dạy ở nhiều nước, tôi đã quan sát rằng phần lớn thầy giáo châu Á có xu hướng nghiêm khắc và kiểm soát tình cảm của họ nhiều hơn các thầy phương tây, những người có xu hướng thân thiện và tham gia. Khi tôi thảo luận với các thầy châu Á, nhiều người bảo tôi rằng: “Việc của tôi là dạy, không chăm sóc.” Họ tin chăm sóc có nghĩa là ít khắt khe hay hạ thấp chuẩn. Nhiều người nghĩ rằng chăm sóc nghĩa là tốt và dễ dàng với học sinh, không bao giờ trừng phạt học sinh một cách nghiêm khắc. Tôi giải thích cho họ rằng chăm sóc là một phần của vai trò truyền dạy vì học sinh sẽ được lợi nhiều khi họ làm vậy. Khi thầy giáo không bày tỏ mối quan tâm của họ với học sinh, học sinh cũng không chia sẻ tình cảm của họ với việc học. Khi học sinh không thích thầy giáo, họ phần nhiều sẵn lòng phá lớp và làm cho việc học thành khó khăn hơn cho mọi người.

Trong nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng trong mọi lớp có 10% học sinh không cần sự giúp đỡ nào. Những học sinh này biết điều họ muốn và thầy không phải làm gì bởi vì họ bao giờ cũng là học sinh hàng đầu. Có 10% học sinh khác những người có thể không thuộc vào lớp. Những học sinh này không có động cơ để học cái gì; họ chỉ tạm thời ở đó nhưng sẵn sàng rời khỏi trường vì bất kì lí do gì, và có lẽ không thầy giáo nào có thể làm khác được. Tuy nhiên có phần còn lại hay 80% học sinh có thể trải qua khó khăn nà đó và cần giúp đỡ; không chỉ giúp đỡ trong giảng dạy mà còn cả chăm sóc cá nhân điều khuyến khích họ, động viên họ, và cho họ niềm tin vào thành công. Là thầy giáo, chúng ta phải hội tụ vào những học sinh này vì với ít “chăm sóc cá nhân” chúng ta có thể tạo ra khác biệt trong đời họ.

Tôi biết điều đó rất rõ bởi vì tôi đã là một trong những học sinh đó. Ở trung học tôi không giỏi gì mấy về toán, tôi sợ toán còn hơn sợ ma. Tôi bao giờ cũng bị điểm toán kém nhất trong lớp. Ở trường tiểu học, tôi được bảo là “ngu” vì tôi không thể nhớ được bảng cửu chương. Kể từ đó tôi không thích con số hay bất kì tính toán nào. Một cô giáo trung học để ý tới điều đó và bắt đầu giúp tôi bằng việc cho tôi bài tập phụ thêm để làm sau lớp. Cô ấy nói: “Em có thể làm được điều đó, đó là tâm trí em chứ không phải là tài năng của em. Cô biết em có tài.” Ban đầu, tôi không đồng ý với cô nhưng tôi phải làm bài thêm bởi vì cô ấy biết mẹ tôi. Tuy nhiên cô ấy cứ bảo tôi là tôi có tài và có đầu óc logic và cuối cùng tôi tin điều đó. Điểm của tôi được cải thiện và tôi đã không gặp vấn đề nào với toán học và khoa học thêm nữa. Vài năm sau, tôi trở về tới thăm cô vì tôi muốn cám ơn cô về điều cô đã làm. Cô vẫn còn nhớ tới tôi sau chừng ấy năm khi cô nói: “Cô biết rằng em có tài.” Đó là niềm tin mạnh mẽ của cô vào mọi học sinh của cô; tôi chắc có nhiều học sinh giống tôi đã được cô hình thành nên nữa. Chính sự chăm sóc cá nhân của cô, việc động viên, khuyến khích đã tạo ra khác biệt trong đời chúng tôi.

Là thầy giáo, tôi tin chúng ta có cả khía cạnh truyền dạy và khía cạnh cá nhân. Chúng ta muốn cho học sinh việc truyền dạy tốt nhất có thể được, nhưng chúng ta cũng phải bày tỏ rằng chúng ta chăm sóc cho việc học của họ nữa bởi vì đó là việc của chúng ta, đó là vai trò của chúng ta khi chúng ta chọn nghề này. Tâm trí của học sinh là cái gì đó mong mỏi học và thăm dò những điều mới và chính việc làm của chúng ta là mở nó ra với sự cống hiến và chăm sóc.

—-English version—-

The personal aspect of teaching

Most teachers are trained on the instructional aspects such as preparing lectures and course materials to meet educational goals; they want their teachings to be effective. Although these instructional aspects are important, but there is another aspect that needs to be considered: The “personal aspects” of teaching.

All students want teachers who care, who understand their feelings. Of course, teachers do care about students but they express that through their devotion to the instructional aspects. They come to class ready to teach, they devote a lot of time to prepare instruction materials, they spend many late nights grading students’ tests. These devotions to teaching means that they care a lot but often students do not think of it as caring. Most students told me that they prefer “personal aspects” such as caring, encouragement, acknowledgement, and motivation more.

Of course, many teachers are reluctant to express personal care for students because they must maintain a professional boundary between teachers and students. They limit their connection with students by enforcing classroom policies in consistent with the way education has been established for thousand years which is respect of authority in the classroom. Since I taught in several countries, I observed that most Asian teachers tend to be strict and control their emotion more than western teachers who tend to be friendly and engaged. When I discussed with Asian teachers, many told me that: “My job is to teach, not to care.” They believed caring means less rigor or lowers standards. Many thought that caring means being nice and easy with students, never pushing students to study hard. I explained to them that caring is part of the instructional role as students would benefit enormously when they do. When teachers fail to express their concern for students, students also do not share their feeling toward learning. When students do not like teachers, they are much more willing to disrupt the class and make learning more difficult for everyone.

For many years of teaching, I found that in every class there are 10% of students who do not need any help. These students know what they want and teachers do not have to do anything because they are always the top students. There are another 10% of students who may not belong in the class. These students have no motivation to learn anything; they are there only temporarily but ready to quit school for whatever reason, and probably nothing teachers can do differently. However there is the rest or 80% of students who may experience some difficulties and need helps; not just instructional helps but also personal care that encourages them, motivates them, and gives them the confidence to succeed. As teachers, we must focus on these students because with little “personal care” we can make the difference in their lives.

I knew that very well because I was one of those students. In high school I was not very good with mathematics, I was afraid of math more than scared of ghosts. I always had the lowest math score in class. In elementary school, I was told that I was “Stupid” because I could not memorize the multiplication table. Since then I did not like numbers or any calculation. A High school teacher noticed that and began to help me by gave me additional exercises to do after class. She said: “You can do that, it is your mind not your talent. I know you have talent.” At first, I did not agree with her but I had to do extra works because she knew my mother. However she kept telling me that I had talent and logical brain and eventually I believe it. My grade improved and I did not have problems with math and science anymore. Few years ago, I went back to visit her as I wanted to thank her for what she did. She still remembered me after all those years as she said: “I knew that you have talent.” It was her strong belief in all of her students; I am sure there were many students like me that were shaped by her too. It was her personal caring, motivating, encouraging that made the difference in our lives.

As teachers, I believe we have to do both instructional aspect and personal aspect. We want to give students the best instructional possible but we must also express that we do care for their learning because that is our job, that is our role as we are choosing this career. Students’ minds are something that is yearning to learn and explore new things and it is our job to open it with our dedication and care.