08 Apr, 2021
Học từ thất bại
Một thầy giáo trẻ hỏi tôi: “Tôi thích phương pháp “Học bằng đọc” và nghĩ về việc dùng nó nhưng tôi không muốn thất bại. Tôi dạy tốt với phương pháp đọc bài giảng hiện thời cho nên tôi vẫn không chắc chắn về đổi sang phương pháp khác. Thầy có gợi ý gì không?”
Tôi bảo anh ấy: “Dạy một phương pháp mới hay điều mới bao giờ cũng rủi ro. Mọi lúc chúng ta làm cái gì đó mới đều có cơ hội nó có thể không có tác dụng. Phần lớn các thầy giáo đều tránh thất bại bằng việc không nhận rủi ro cho nên họ bao giờ cũng làm điều họ đã biết rõ. Nhưng bằng việc tiếp tục làm cùng một điều, họ cũng có thể thất bại nhưng không biết điều đó.”
Giáo viên chia sẻ những câu chuyện thành công nhưng không chia sẻ thất bại. Thất bại trong lớp học được coi là chuyện “cá nhân” và thường được giữ im lặng. Bằng việc không chia sẻ điều gì có tác dụng và điều gì không có tác dụng, giáo viên không học từ thất bại do đó không biết cách cải tiến việc dạy của họ. Tất nhiên, học từ thất bại là không dễ dàng. Nó gây bối rối và thỉnh thoảng xấu hổ cho nên nhiều thầy giáo không muốn nói về thất bại của họ, một số thậm chí còn bỏ qua thất bại.
Vài năm trước đây, tôi đã thất bại trong việc dạy một lớp về tính toán chuyên sâu. Đó là lần đầu tiên tôi dạy môn này, tài liệu mới và khái niệm là khó. Phần lớn các sinh viên không thích điều tôi đề nghị họ làm. Có vài vấn đề trong bài thi và bài tập về nhà, một số sinh viên bực tức và lẫn lộn nhưng tôi không thể giải quyết được vấn đề. Tôi đã cố gắng áp dụng vài kĩ thuật và phương pháp mà tôi biết nhưng vấn đề vẫn không được giải quyết. Tôi mất nhiều tháng khổ sở với khả năng dạy của tôi và chịu đựng nó một cách cá nhân. Đến lúc kết thúc lớp, tôi đã thề rằng tôi không bao giờ dạy tính toán song song lần nữa. Nhưng bằng việc làm điều đó, tôi chưa bao giờ đối diện với bài học mà tôi có thể học. Ngày nay khi tôi nghĩ về thất bại của mình, tôi cảm thấy tiếc rằng tôi đã không học cách giải quyết vấn đề này.
Là thầy giáo chúng ta phải giải quyết với những thất bại cũng như sinh viên. Chúng ta có nhiều xúc động trong thời khủng hoảng và chúng ta chịu đựng cũng như sinh viên. Để học từ thất bại, chúng ta cần đặt mọi thứ vào cảnh quan. Tất nhiên khó vào lúc đó nhưng vài tuần sau hay vài tháng sau, khi mọi sự bình thường lại, chúng ta nên nhìn lại và tự hỏi mình điều đã xảy ra và bắt đầu nghĩ về điều chúng ta có thể học được từ kinh nghiệm này.
Tất cả chúng ta đều có những sinh viên trải nghiệm thất bại. Trong mọi kì thi, bài tập về nhà, có những sinh viên không làm bài tốt. Họ chịu khổ lớn, lẫn lộn và bối rối. Khi chúng ta ngồi cạnh họ, chúng ta sẽ hiểu trạng thái xúc động của họ cho nên chúng ta có thể cho họ những gợi ý cải thiện. Tôi thường nghe cẩn thận các giải thích của họ và khi họ biết lí do và điều cần làm cho tốt hơn tôi khuyến khích họ học từ thất bại của họ. Tôi bảo họ: “Phạm sai lầm trong trường là tốt để cho bạn không phạm sai lầm trong đời. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra cho bạn trong trường là điểm kém nhưng trong đời, nó có thể nghiêm trọng hơn, vì nó có thể là tiền của bạn, danh tiếng của bạn, nghề nghiệp của bạn, và thậm chí cả đời bạn.” Thay vì đưa ra lời cảnh cáo hay điểm kém, tôi thường đề nghị họ liệu họ có muốn có cơ hội thứ hai để thay thế khi họ đã học được từ thất bại của họ không.
Có thể cùng điều đó xảy ra cho chúng ta nữa. Khi giải quyết với thất bại dạy học riêng của chúng ta, chúng ta có thể cần hỏi sinh viên chúng ta có thể làm gì tốt hơn và bằng việc nghe gợi ý của họ chúng ta có thể biết điều mới cho nên chúng ta có thể làm tốt hơn lần sau.
—-English version—-
Learning from Failure
A young teacher asked me: “I like the “Learning by Doing” method and think about using it but I do not want to fail. I do well with current lecturing method so I am still uncertain about changing to another method. Do you have any suggestion?
I told him: “Teaching a new method or new thing is always risky. Every time we do something new there is a chance that it may not work. Most teachers avoid failure by not taking risks so they are always doing what they know well. But by continue to do the same thing, they may also fail but do not know that.”
Teachers would share success stories but not failures. Failure in classroom is considered a “personal” thing and often kept quiet. By not sharing what work and what does not work, teachers do not learn from mistakes therefore do not know how to improve their teaching. Of course, learning from failure is not easy. It is embarrassing and sometime shameful so many teachers do not want to talk about their failures, some even ignore the failure.
Few years ago, I failed in teaching an advanced computing class. It was the first time I had taught the course, the materials were new and the concept was difficult. Most students did not like what I asked them to do. There were several problems in exams and homeworks, some students were angry and confused but I could not resolve the problem. I tried to apply every techniques and methods that I knew but the problems were still unsolved. I spent several months in agony with my teaching ability and suffered it personally. By the time the class ended, I vowed that I never teach parallel computing again. But by doing it, I never faced the lessons that I could learn. Today when I think about my failure, I feel sorry that I did not learn how to resolve this problem.
As teachers we have to deal with failure like students too. We have lots of emotion during that critical time and we suffer like students too. To learn from failure, we need to put everything in perspective. Of course it is difficult at that time but few weeks or few months later, when thing is calm, we should look back and ask ourselves what happened and start thinking about what we might learn from the experience.
We all have students who experience failures. For every exam, homework, there are students who do not do well. They suffer greatly, confuse and embarrass. As we sit across from them, we should understand their emotion state so we can give them suggestions to improve. I often listen carefully to their explanations and as long as they know the reason and what to do better I like to encourage them for learning from their failures. I tell them: “It is fine to make mistake in school so you do not make the same mistake in life. The worst thing could happen to you in school is a bad grade but in life, it could be more severe, as it could be your money, your reputation, your career, and even your life.” Instead of issue a warning or a low grade, I often ask them if they want a second chance to make up as they already learned from their failure.
Maybe the same thing should happen to us too. When dealing with our own teaching failures, we may want to ask our students what can we do better and by listening to their suggestions we may learn new thing so we can do better the next time.