26 May, 2021
Học qua Hành
Ngày nay trong nhiều trường, sinh viên không ngồi yên, nghe bài giảng và ghi chép mà thay vào đó, họ thảo luận với người khác về các chủ đề đặc biệt, tranh cãi về xu hướng công nghệ mới nhất, và làm việc trong tổ để giải quyết vấn đề.
Ngày nay thầy giáo hiếm khi đọc bài giảng toàn bộ thời gian trên lớp mà chỉ tóm tắt một số khái niệm chính để khuyến khích cho thảo luận trên lớp rồi giám sát hoạt động trên lớp của sinh viên, và nếu cần, sửa lại những quan niệm sai. Họ để cho sinh viên đóng vai trò then chốt trong các bài tập được mô phỏng để giúp cho sinh viên học giải quyết vấn đề bằng việc dùng điều họ đã học trong lớp và đọc bài được phân công.
Ngày nay sinh viên không dành thời gian ghi nhớ các sự kiện nữa mà phân tích vấn đề họ phải học để giải quyết; thảo luận về các xu hướng công nghệ và cách áp dụng chúng để làm tăng giá trị cho doanh nghiệp. Họ làm việc trong tổ với những vai trò và trách nhiệm nào đó, họ học cách trình bày công việc cho lớp, và tổ chức tổ của họ để thi đua với những tổ khác. Cho tới giờ kết quả của phương pháp học tích cực này là khác biệt lớn với phương pháp đọc bài giảng truyền thống, chứng tỏ rằng các lớp “dựa theo học qua hành” có thể cung cấp chiều sâu và rộng cho sinh viên thu nhận tri thức và kĩ năng được cần để đáp ứng cho các yêu cầu của công nghiệp.
Trong hai mươi năm qua, sinh viên học theo phương pháp này đã làm rất tốt trong mọi kì thi quốc gia, họ đã được điểm cao hơn trong các bài kiểm tra được thiết kế để thăm dò họ thực sự hiểu tốt tới đâu điều họ đã học. Một thầy giáo nói: “Điều quan trọng là sinh viên thu được hiểu biết theo chiều sâu về chủ đề và điều đó yêu cầu nhiều hơn loại học ngồi thụ động và nghe. Họ phải chứng minh điều đó bằng việc làm nó nhưng kiểu học này là không dễ. Làm tốt, nó có thể giúp cho sinh viên thu nhận phần lớn bài học và giữ lại nhiều điều họ đã học nhưng làm kém, nó có thể chỉ là giải trí và không cái gì khác.”
Phương pháp học qua hành yêu cầu sinh viên tuân theo kỉ luật tự giác chặt chẽ và tích cực trong quá trình học của họ. Với hầu hết các thầy giáo, năm đầu tiên dùng phương pháp “học qua hành” có lẽ là khó nhất. Sinh viên thường phàn nàn rằng họ không biết họ được giả định làm gì và học cái gì vì họ bao giờ cũng có khó khăn làm việc trong tổ. Nhiều sinh viên lo nghĩ rằng họ có thể không qua được các kì thi cuối năm cho nên một số thầy giáo bỏ phương pháp này vì sợ rằng sinh viên của họ có thể trượt. Các thầy giáo cũng phàn nàn rằng phương pháp này tốn nhiều thời gian cho chuẩn bị hơn phương pháp đọc bài giảng truyền thống vì họ không cảm thấy thoải mái với cái gì đó mà họ không quen thuộc. Tuy nhiên sau vài năm, nhiều người đã đổi ý. Một thầy giáo giải thích: “Điều tôi đã làm trong quá khứ là dạy cho sinh viên qua được các kì kiểm tra như ghi nhớ những trang này và bạn sẽ đỗ kì kiểm tra. Bây giờ tôi không lo nghĩ về kiểm tra nữa, sinh viên của tôi biết họ đã học được cái gì và họ có thể làm gì với tri thức của họ. Họ không hỏi tôi “Nó sẽ có trong bài kiểm tra không” thêm nữa. Tất nhiên lúc ban đầu, sinh viên có lo lắng nhưng họ phải tin cậy vào qui trình vì phần lớn các sinh viên trước họ đã qua được bài kiểm tra và họ cũng có thể qua được nữa.”
Thách thức then chốt cho phần lớn sinh viên là phải có kỉ luật tự giác bằng việc đọc tài liệu TRƯỚC KHI tới lớp và phần lớn không thích điều đó vì họ quen với phương pháp nghe giảng khi họ không phải làm gì cả. Để khuyến khích đọc, thầy giáo phải cho sinh viên một số câu hỏi theo đó họ phải tìm được câu trả lời trong việc đọc tài liệu trước khi tới lớp để giúp cho họ quen với cách tiếp cận học tập mới này. Một khi sinh viên có khả năng trả lời những câu hỏi này thì thầy giáo có thể bắt đầu với câu hỏi khác về “tại sao” điều dẫn tới thảo luận trên lớp. Điểm chính là làm cho họ hội tụ nhiều hơn vào vấn đề mà họ phải giải quyết. Sau vài tuần, sinh viên thừa nhận rằng có thể là có nhiều việc nhưng phần lớn đều thích việc đó. Một sinh viên bảo tôi: “Em có hiểu biết tốt hơn về vấn đề và nó phong phú hơn là nghe bài giảng và học nhai lại thông tin. Thay vì đọc về điều người khác làm, em tiến một bước vào vai trò của họ và nghĩ làm sao em sẽ giải quyết được vấn đề. Nó giống như là chuẩn bị trong cuộc sống thực để chuẩn bị bản thân em cho làm việc trong công nghiệp.”
—English version—
The Learning by Doing
Today in many schools, students do not sit quietly, listen to lecture and taking notes but instead, they discuss with others on special topics, debate latest technology trends, and working in team to solve problems.
Today teachers rarely lectures for the entire class time but only summarize some key concepts to encourage class discussions then monitor students’ class activities, and if needed, correct any misconceptions. They let students play key roles in simulated exercises to help them learn to solve problems using what they have learned in class and reading assignments.
Today students do not spend time memorize facts anymore but analyze problems that they must learn to solve; discuss technology trends and how to apply them to increase values for the business. They work in team with certain roles and responsibilities, they learn how to present their works to the class, and organize their team to compete with others. So far the results of this active learning method are significantly different from traditional lecturing method, proving that the new “learning by doing-based” classes can provide depth and breadth for students to acquire the needed knowledge and skills to meet industry’s requirements.
In the past twenty years, students learning in this method have done very well in all national exams, they have scored higher on tests designed to probe how well they truly understand what they have learned. A teacher said: “It is important that students gain an in-depth understanding of a subject and that requires more than the passive sit-and-listen kind of learning. They must prove it by doing it but this type of learning is not easy. Doing well, it can help students acquire the importance of their lessons and retain more of what they learn but doing it poorly, it can be just an entertaining and nothing else.”
Learning by doing method requires students to follow a strict self-discipline and be active in their learning process. To most teachers, the first year of using “Learning by doing” method is probably the most difficult. Students often complain that they do not know what they are supposed to do and what to learn as they always have difficulty working in teams. Many students worry that they may not pass exams at the end of the year so some teachers abandon this method for afraid that their students may fail. Teachers also complain that this method takes more time to prepare than traditional lecturing method as they do not feel comfortable with something that they are not familiar with. However after few years, many have changed their minds. A teacher explained: “What I was doing in the past was teaching students to pass tests such as memorize these pages and you will pass the test. Now I do not worry about tests anymore, my students know what they have learned and what they can do with their knowledge. They do not ask me “Is it will be on the test” anymore. Of course in the beginning, students do worry but they should trust the process as most students before them had passed the test and they could, too.”
The key challenge for most students is to be self-disciplined by reading materials BEFORE they come to class and most do not like it as they are familiar with the lecturing method when they do not have to do anything. To encourage reading, teachers should give students some questions in which they must find answers in the reading materials before coming to class to help them be familiar with this new learning approach. Once students are able to answer these questions correctly then teachers can start with another question of “Why” which will lead to class discussion. The main point is getting them to focus more into the problem that they must solve. After few weeks, students acknowledged that it can be a lot of work but most like it. A student told me: “I have better understanding of the problem and it is much more enriching than listen to a lecture and learn to regurgitate information. Instead of reading about what other people are doing, I get to step into their roles and think how I would solve the problem. It is more like real-life preparation to prepare myself for working in the industry.”