17 Jan, 2021
Học cả đời
Hệ thống giáo dục được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xã hội công nghiệp cần công nhân để xây dựng sản phẩm dựa trên nguyên lí “sản xuất theo dây chuyền lắp ráp”.
Đó là lí do tại sao sinh viên được dạy mọi thứ họ cần để làm việc trong xưởng máy và văn phòng doanh nghiệp tương ứng với những qui tắc và nguyên lí nào đó. Không may, hệ thống giáo dục không còn hợp thức khi nhu cầu của xã hội thay đổi từ công nghiệp sang thông tin. Ngày nay, sinh viên đã được giáo dục bằng các nguyên lí của thời đại công nghiệp sẽ KHÔNG thành công trong thời đại thông tin.
Cùng điều đó cũng áp dụng cho quản lí. Hệ thống quản lí hiện thời là sản phẩm của thời đại công nghiệp với các nguyên lí như đồng đều, kiểm soát, chuẩn và tập trung hoá. Trách nhiệm thuộc về người quản lí, người ra mọi quyết định. Công nhân tuân theo mệnh lệnh và thực hiện mọi thứ tương ứng theo thủ tục. Đào tạo bị giới hạn vào các kĩ năng việc làm chuyên môn và chức vụ. Loại nguyên lí đó có tác dụng tốt trong thời đại công nghiệp khi mọi thứ là ổn định, nhưng nó sụp đổ khi công ti phải vận hành trong thời đại thông tin vì trong đó mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng. Sống còn của mọi doanh nghiệp đòi hỏi rằng công nhân và người quản lí phải biết cách đáp ứng nhanh chóng với thay đổi thị trường. Nếu người quản lí KHÔNG hiểu khác biệt này, họ sẽ KHÔNG có khả năng quản lí cái gì và công ti sẽ KHÔNG sống sót được.
Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh hơn khả năng của mọi người kiểm soát chúng, trừ phi họ biết về chúng và chuẩn bị cho thay đổi. Mọi người sẽ không biết về công nghệ mới trừ phi họ bao giờ cũng học, đọc, và đi theo xu hướng trong công ngệ. Peter Drucker, một tác giả đã viết về thế kỉ 21: “Những người thành công nhất trong 10 tới 20 năm tới có thể không phải là người thông minh nhất ngày hôm nay, hay biết cái đúng nhất bây giờ. Công nghệ họ biết bây giờ sẽ lạc hậu vào lúc đó. Thành công trong thời đại thông tin sẽ được xác định bởi khả năng học và học liên tục. Vì tri thức sẽ trở nên lạc hậu nhanh chóng tới mức chỉ những người thành công sẽ là người học cả đời.”
Ta hãy nhìn lại công nghiệp công nghệ thông tin hiện thời (CNTT). Năm 1995, Ấn Độ xuất khẩu giá trị $24 triệu đô la về phần mềm. Năm 2009 họ đã xuất khẩu $75 tỉ đô la và có thể đạt tới $100 tỉ năm nay. Tại sao Ấn Độ thành công thế? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong thái độ của họ đối với đào tạo. Các công ti phần mềm Ấn Độ đầu tư nhiều vào đào tạo kĩ năng và chương trình giáo dục tiếp tục để bắt kịp với phát triển công nghệ. Một số công ti chi quãng 8 phần trăm thu nhập hàng năm của họ cho đào tạo, hơn bất kì công ti nào trên thế giới. (Các công ti Nhật Bản và châu Âu chi 4 phần trăm cho giáo dục nhân viên của họ, trong khi Mĩ chi chỉ quãng 2 phần trăm). Bạn có thể đoán công ti nào sẽ thành công hơn trong tương lai. Vì CNTT là một trong những kinh doanh sinh lời nhanh nhất, nhiều nước đang phát triển cũng đang chuyển vào CNTT xem như xuất khẩu then chốt nhưng phần lớn trong số họ ước lượng thấp khía cạnh đào tạo và học tập. Khi tôi nhìn vào ngân sách đào tạo của công ti hay ngân quĩ đào tạo của một quốc gia, tôi có thể dự báo liệu công ti đó hay quốc gia đó có thành công hay không. Về cơ bản, nếu họ không đầu tư vào giáo dục và đào tạo, họ không thể mong đợi thành công trong thế kỉ 21 này.
Trên thế giới trong đó thay đổi xảy ra nhanh chóng, kĩ năng cốt yếu mà mọi người phải có là khả năng học liên tục. Đây không phải là kĩ năng mà sinh viên được dạy trong hệ thống giáo dục truyền thống mà là kĩ năng mọi người phải thu nhận bởi vì nó là kĩ năng sống còn. Tất nhiên, trách nhiệm về học tập bắt đầu từ cá nhân. Khi tôi tham dự và buổi lễ tốt nghiệp đại học mỗi năm, một số sinh viên bảo tôi: “Hết sách rồi, hết thi rồi, và tạm biệt thầy giáo.” Tôi thường bảo họ: “Trong vài năm nữa, nhiều người trong các bạn sẽ quay lại gặp tôi đấy.” Tất cả họ dường như ngạc nhiên nhưng nhiều người quả có quay lại và lấy đào tạo thêm sau vài năm làm việc trong công nghiệp. Đây là những người làm việc tốt và sẽ sống sót qua thay đổi bởi vì người học cả đời KHÔNG dừng việc giáo dục của họ khi họ tốt nghiệp khỏi đại học.
Là một giáo sư, tôi thường nhìn sinh viên trong lớp để xác định ai sẽ thành công và ai sẽ không thành công dựa trên thái độ của họ với học tập. Sinh viên giỏi thường KHÔNG phải là người thông minh nhất trong lớp nhưng họ bao giờ cũng muốn học. Họ là những người thường hay hỏi các câu hỏi bởi vì họ muốn biết thêm. Sinh viên thông minh thường không hỏi vì họ nghĩ họ có thể hình dung ra về sau. Mọi lúc sinh viên không hỏi câu hỏi, người đó làm mất cơ hội học tập. Sinh viên giỏi thường hỏi tại sao, hay cái gì, hay thế nào bởi vì họ năng nổ học thêm. Là sinh viên, bạn phải ra quyết định để trở thành người học cả đời hay không. Cho dù bạn là thông minh nhất người biết mọi thứ trong chủ đề của bạn ngày hôm nay, bạn sẽ bị lạc hậu trong vài năm nếu bạn KHÔNG học cái gì mới. Nếu bạn cam kết học cả đời hôm nay bằng việc đọc thêm, kiểm thêm những thứ kĩ thuật trên internet, và sẵn lòng để thời gian học thêm, bạn sẽ sớm là người lãnh đạo kĩ thuật.
Nếu bạn đã đi làm, thành công của bạn tuỳ thuộc vào khả năng của bạn làm việc tốt với người khác, để mở rộng năng lực và khả năng của bạn, và để liên tục học những điều mới. Bằng việc làm điều đó, bạn sẽ thăng tiến trong nghề nghiệp của mình nhanh hơn người khác. Nếu bạn là người quản lí hay người lãnh đạo của công ti, bạn phải nhận ra rằng ưu thế cạnh tranh sẽ tuỳ thuộc vào khả năng của bạn đào tạo người của bạn bắt kịp với thay đổi. Bạn phải xác định mục đích học tập cho công ti của mình, trao đổi những mục đích đó với người của bạn, và phân bổ tài nguyên để hỗ trợ cho các mục đích đó. Bằng việc làm điều đó, công ti của bạn có thể cạnh tranh về kinh doanh thêm và thành công. Tuy nhiên, nếu bạn chọn dừng lại, không đầu tư vào đào tạo, rất có thể là bạn sẽ mất kinh doanh thậm chí trước khi bạn nhận ra điều đó.
—-English version—-
Lifelong Learning
Education system is created to meet the need of the society. The industrial society need workers to build products based on “assembly line production” principles. That is why students are taught everything they need to work in factories and business offices according to certain rules and principles. Unfortunately, that education system is no longer valid as the need of society changes from industrial to informational. Today, students that have been educated by industrial-age principles will NOT be successful in the information age.
The same thing also applies to management. Current management system is a product of the industrial age with principles such as uniformity, control, standard and centralization. Responsibility belongs to managers who made all decisions. Workers follow orders and implement things according to procedures. Training is limited to specific job skills and positions. That kind of principles works well in the industrial age when things are stable, but it falls apart when company have to operate in the information age for in which everything can change quickly. The survival of every business demands that workers and managers must know how to respond quickly to market change. If managers do NOT understand the difference, they will NOT be able to manage anything and company will NOT survive.
Today technology changes faster than people’s ability to control them, unless they know about them and prepare for the change. People will not know about new technology unless they are always learning, reading, and following trends in technology. Peter Drucker, an author who wrote about the 21st century: “The most successful people in the next 10 to 20 years may not be the smartest today, or know the most right now. The technology they know now will be obsolete by then. Success in the information age will be defined by the ability to learn and continuous learning. Since knowledge will become obsolete so quickly that the only successful people will be the lifelong learners”.
Let’s look at the current Information Technology (IT) industry. In 1995, India exported $24 million worth of software. In 2009 they exported $75 billion and could reach $100 billion this year. Why India is so successful? The answer could be found in their attitude toward training. India’s software companies invest heavily in skills training and continuing education programs to keep up with developing technology. Some companies spend as much as 8 percent of their annual revenues on training, more than any companies in the world. (Japanese and European companies spend 4 percent on their employee education, while U.S. spend only about 2 percent). You can guess which company will be more successful in the future. Since IT is one of the fastest profitable business, many developing countries are also moving into IT as a key export but most of them under-estimate the training and learning aspects. When I look at the training budget of a company or the education funding of a country, I can predict whether that company or that country will be successful or not. Basically, if they do not invest in education and training, they cannot expect to succeed in this 21st century.
In the world in which change happens quickly, the critical skill that everybody must have is the ability to continuously learning. This is not the skill that students are taught in traditional education systems but skill that people must acquire because it is the survival skill. Of course, the responsibility for learning begins with the individual. As I attend college graduation ceremony each year, some students tell me: “No more books, no more tests, and good bye teacher”. I often tell them: “In few more years, many of you will come back to see me”. They all seems surprised but many do come back and take additional trainings after few years working in the industry. These are people that do well and will survive changes because lifelong learners do NOT stop their education when they graduate from college.
As a professor, I often look at students in class to determine who will be successful and who will not based on their attitude toward learning. Good students usually are NOT the smartest in class but they always want to learn. They are people who would ask questions often because they want to know more. Smart students often do not ask since they think they could figure out later. Every time a student does not ask questions, he loses an opportunity to learn. Good students often ask why, or what, or how because they are eager to learn more. As students, you must make the decision to become a lifelong learner or not. Even if you are the smartest who know everything in your subject today, you will be obsolete in few years if you do NOT learn anything new. If you commit to lifelong learning today by reading more, checking technical things on the internet more, and willing to put out time to learn more, you will be the technological leader soon.
If you already working, your success depends upon your ability to work well with others, to expand your competency and capability, and to continuously learn new things. By doing that, you will advance in your career faster than others. If you are the manager or leader of a company, you must recognize that your competitive edge will depend on your ability to train your people to keep up with changes. You must define the learning goals for your company, communicate those goals to your people, and allocate the resources to support those goals. By doing that, your company can compete for more business and be successful. However, if you chose to stay put, not invest in training, it will be likely that you may go out of business before you even recognize it.