12 Jan, 2021
Hệ thống giáo dục
Có ba kiểu hệ thồng giáo dục tồn tại ngày nay, giáo dục truyền thống, giáo dục thời đại công nghiệp, và giáo dục thời đại thông tin.
Hệ thống giáo dục truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm hội tụ vào tri thức cơ bản của xã hội nông nghiệp nơi “học thuộc lòng” là quan trọng và thành công dựa trên việc đỗ kì thi. Sau khi tốt nghiệp, phần lớn các sinh viên sẽ làm việc hành chính cho triều đình (Hoàng đế). Hệ thống này bây giờ bị hầu hết các nhà giáo dục coi như cổ lỗ. Hệ thống giáo dục thời đại công nghiệp đã tồn tại trong ba trăm năm hội tụ vào việc đáp ứng nhu cầu của công nghiệp nơi sinh viên học “qui trình sản xuất số đông” để tạo ra các sản phẩm chế tạo nào đó. Trong hệ thống này, sinh viên học mọi thứ họ cần biết trong nhà trường, và giáo dục thông thường chấm dứt sau khi tốt nghiệp. Thành công được dựa trên việc kiếm được việc làm trong công nghiệp chế tạo. Hệ thống này đang sớm trở nên cổ lỗ và không còn bình đẳng để thành công trong kinh doanh ngày nay. Hệ thống giáo dục thời đại thông tin tương đối mới hội tụ phần lớn vào tri thức kĩ thuật và ứng dụng của công nghệ để giải quyết các vấn đề kinh doanh. Sinh viên học điều nền tảng trong nhà trường tuy nhiên giáo dục không chấm dứt ở đó mà tiếp tục trong cả đời họ vì công nghệ bao giờ cũng thay đổi. Thành công được dựa trên tri thức và kĩ năng mà cá nhân thu được trong cuộc sống làm việc thực tế và điều chỉnh theo mọi tình huống mà người đó gặp. Trong hệ thống này, canh tân và tính sáng tạo cá nhân có giá trị lớn.
Sinh viên được giáo dục theo giáo dục truyền thống KHÔNG cảm thấy thoải mái với hệ thống giáo dục thời đại công nghiệp bởi vì quan điểm hàn lâm và quan điểm công nghiệp khác biệt lớn. Sinh viên tốt nghiệp có điểm tốt theo “ghi nhớ” có thể KHÔNG có khả năng áp dụng điều họ đã học vào hệ thống sản xuất chế tạo do đó có thể KHÔNG thành công việc làm của họ. Tình huống này đã xảy ra ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước châu Á mà vẫn theo hệ thống giáo dục truyền thống. Sinh viên được giáo dục bởi hệ thống giáo dục thời đại công nghiệp và rồi bị ném vào thời đại thông tin sẽ phải điều chỉnh bằng đào tạo thêm. Có lỗ hổng lớn tồn tại giữa giáo dục thời đại công nghiệp và điều mọi người cần biết để duy trì sự cạnh tranh trong thời đại thông tin, và lỗ hổng đó đang rộng ra. Tình huống này đang xảy ra ở châu Âu và Mĩ khi thay đổi vẫn xảy ra với hệ thống giáo dục của họ.
Cấu trúc quản lí hiện thời là sản phẩm của thời đại công nghiệp. Chuẩn hoá và kiểm soát là lí tưởng của xã hội công nghiệp. Trách nhiệm còn lại với những nhà quản lí người ra quyết định và công nhân được huấn luyện để tuân theo mệnh lệnh. Đào tạo bị giới hạn vào các kĩ năng việc làm chuyên môn cho vị trí của họ. Ý tưởng đó có tác dụng tốt trong thời đại công nghiệp, nơi các nước công nghiệp kiểm soát các vị trí thị trường nhưng nó không đáp ứng được cho “thế giới toàn cầu” khi mọi nước có thể cạnh tranh ở một thị trường. Trong thời đại thông tin, thay đổi xảy ra nhanh chóng và kẻ sống còn đòi hỏi liên tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ, và có khả năng đáp ứng nhanh chóng. Ý tưởng rằng công nhân được hỗ trợ chỉ những kĩ năng để làm điều họ cần KHÔNG còn có tác dụng nữa. Công nghệ đang thay đổi nhanh hơn khả năng mọi người làm chủ, hay thậm chí hiểu chúng, trừ phi họ bao giờ cũng học những điều mới.
Ta hãy nhìn vào tăng trưởng của công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ. Năm 1985, Ấn Độ xuất khẩu trị giá $24 triệu đô la phần mềm. Năm 2000, họ xuất khẩu $350 triệu đô la, nhưng trước năm 2008, họ đã xuất khẩu $85 tỉ đô la và năm nay, mặc cho khủng hoảng tài chính Ấn Độ ước lượng rằng xuất khẩu phần mềm ròng có thể là $100 tỉ đô la đến cuối năm. Thừa nhận tiềm năng xuất khẩu của công nghiệp này và hệ thống giáo dục “thuộc địa cổ lỗ” của mình chậm thay đổi, phần lớn các công ti phần mềm lớn của Ấn Độ đã đầu tư nhiều vào chương trình giáo dục riêng của họ để giữ cho người của họ được cập nhật với phát triển công nghệ. Các công ti lớn của Ấn Độ tiêu quãng 8 phần trăm thu nhập hàng năm của họ cho đào tạo, nhiều hơn bất kì công ti nào ở Mĩ hay châu Âu. Tạp chí Phố Wall báo cáo rằng các công ti Nhật Bản và châu Âu chi tiêu 4 phần trăm ngân sách vận hành của họ cho giáo dục nhân viên, trong khi các hãng Mĩ chỉ chi tiêu 2 phần trăm. Lí do đơn giản là Ấn Độ hiểu tầm quan trọng của tri thức và kĩ năng trong thế kỉ 21 này khi các nước khác vẫn còn tranh cãi về cách cải tiến hệ thống giáo dục của họ.
Là một nhà giáo dục, tôi tin rằng chính trách nhiệm của cá nhân là học tập bởi vì chúng ta không còn sống trong thời đại mà giáo dục có thể dừng lại khi chúng ta tốt nghiệp khỏi đại học. Thay đổi hiện thời trong công nghệ vừa cả kích động và đáng sợ. Đối với một nước đang phát triển thì nay có thể bắt kịp nhanh chóng các nước đã phát triển bằng việc hiểu thấu cơ hội này và đó là chọn lựa của chúng ta. Tôi tin những người thành công nhất trong 10 năm tới có thể không phải là những sinh viên giỏi giang nhất hay sinh viên có điểm số cao nhất. Tri thức họ biết bây giờ sẽ lạc hậu vào lúc đó. Thành công trong thời đại thông tin này sẽ được xác định bằng khả năng liên tục học tập. Công nghệ sẽ thay đổi nhanh chóng thế và người sống sót duy nhất sẽ là người học cả đời. Đó là lí do tại sao tôi bao giờ cũng thôi thúc sinh viên của mình giữ việc học tập nhiều nhất có thể được. Trong thế giới mà thay đổi là thường xuyên, kĩ năng mấu chốt chúng ta cần là khả năng suy nghĩ, phân tích, và học tập. Đây có thể không phải là những kĩ năng chúng ta đã được dạy trong nhà trường ngày nay nhưng là những kĩ năng mà chúng ta phải thu nhận bởi vì người học cả đời đang trở thành người có giá trị nhất trong thế giới cạnh tranh này.
Người học cả đời bao giờ cũng đọc. Ngày nay, họ KHÔNG chỉ đọc sách mà còn đọc các bài báo trên internet. Tôi thường hỏi sinh viên của mình họ đã đọc bao nhiêu bài báo mỗi tuần. Bao nhiêu bài báo họ đọc hàng tháng? Cuốn sách cuối cùng họ đọc có liên quan gì tới việc trưởng thành nghề chuyên môn của họ? Người học cả đời KHÔNG dừng học khi họ tốt nghiệp khỏi trường mà liên tục cải tiến kĩ năng của họ bằng việc học thêm đào tạo. Cho dù có việc học, một mình việc học cá nhân nhân không thể giúp cho cải tiến xã hội. Để cho xã hội trở nên cạnh tranh, chúng ta phải ủng hộ học tập bằng việc động viên đọc thêm, đào tạo thêm, bao quát thêm tri thức kĩ thuật và thêm cơ hội học tập. Một xã hội KHÔNg coi trọng học tập thì không thể cải tiến được. Thành công của chúng ta, sống còn của chúng ta trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, sẽ phụ thuộc vào khả năng của chúng ta đáp ứng với thay đổi. Để làm điều đó, chúng ta phải có khả năng học và liên tục học.
—-English version—-
education system
There are three types of education systems that exist today, the traditional education, the industrial age education, and the Information age education. The traditional education system have existed for thousand years focuses on basic knowledge of an agriculture society where “rote memorization” is important and success is based on passing examinations. After graduated, most students will work as administrations for government (The emperor). This system is now considered obsolete by most educators. The industry age education system have existed for about three hundreds years focuses on meeting the needs of the industry where students learn “mass production processes” to produce certain manufactured products. In this system, students learned everything they needed to know in school, and education usually ended at graduation. Success is based on getting jobs in the manufacturing industry. This system is becoming obsolete soon as it no longer equates to success in today business. The Information education system is relatively new focuses mostly on technical knowledge and the application of technology to solve business problems. Students learn the fundamental in schools however education do not end there but continue throughout their life as technology always changes. Success is based on the knowledge and skills that individual obtain in actual working life and adjust to every situation that he meets. In this system, innovation and individual creativity are valued greatly.
Students educated by the traditional education do NOT feel comfortable with the industrial age education system because the academia’s view and industry‘s view differs greatly. Students graduated with good grades by “memorization” may NOT be able to apply what they learned into a manufacturing production system therefore may NOT be successful in their jobs. This situation has happened in China, India and many Asian countries that still follow the traditional education system. Students educated by the industrial-age education system and then thrown into the information age will have to adjust by additional trainings. There is a huge gap exists between the industrial age education and what people need to know to stay competitive in the information age, and that gap is widening. This situation is happening in Europe and America as change is still take place with their education systems.
Current management structure is a product of the industrial age. Standardization and control are the ideals of industrial society. Responsibility rests with managers who made decisions and workers are trained to follow orders. Training was limited to specific job skills for their positions. That ideas work well in the industrial age, where industrial countries control the market places but it falls apart in a “globalized world” when every country can compete in the marketplace. In the information age, changes happen quickly and survival demands continually improving products, services, and ability to respond quickly. The idea that workers are supposed to only have skills to do what they need does NOT work anymore. Technologies are changing faster than people’s ability to master, or even understand them, unless they are always learning new things.
Let’s look at the growth of the software industry in India. In 1985, India exported $24 million worth of software. In the year 2000, they exported $350 million but by 2008, they exported $85 billion and this year, despite the financial crisis India estimates that software export could net $100 billion by year end. Recognizing the export potential of this industry and its “archaic colonial” education system slow to change, most India’s largest software companies have invested heavily in their own education programs to keep their people up to date with developing technology. Large Indian companies spend as much as 8 percent of their annual revenues on training, more than any companies in the US or Europe. The Wall Street Journal reported that Japanese and European companies spend 4 percent of their operating budget on employee education, while U.S. firms spend only about 2 percent. The simple reason is India understands the important of knowledge and skills in this 21st century when other countries are still debating on how to improve their education systems.
As an educator, I believe that it is the responsibility of the individual to learn because we no longer live in an age where education can stop when we graduate from college. The current changes in technology are both exciting and frightening. It is possible for a developing country to catch up quickly with developed countries by grasping this opportunity and it is our choice. I believe the most successful people in the next 10 years may not be the smartest students or the students who have the highest grades. The knowledge they know now will be obsolete by then. Success in this information age will be defined by the ability to continue learning. Technology will change so quickly and the only survivors will be the lifelong learners. That is why I always urge my students to keep learning as much as they can. In the world in which change is the constant, the critical skills we need are the ability to think, to analyze, and to learn. These may not be the skills we have been taught in our school today but the skills that we must acquire because the lifelong learners are becoming the most valuable people in this competitive world.
A lifelong learner always reads. Today, they do NOT read just books but also articles in the internet. I often ask my student how many articles that they read per week. How many articles that they read per month? What were the last books that they read that related in to their professional growth? Lifelong learners do NOT stop learning when they graduate from school but continue to improve their skills by taking additional trainings. Even it is the responsibility of the individual to learn, individual learning alone cannot help improve a society. To be competitive as a society, we must advocate learning by encourage more readings, more trainings, more coverage of technical knowledge and more opportunity for learning. A society that does NOT value learning cannot improve. Our success, our survival in this rapidly changing world, will depend upon our ability to respond to change. To do that, we must be able to learn and continue learning.