Một người phát triển phần mềm hỏi tôi: “Tại sao hầu hết phát kiến công nghệ thường tới từ Mĩ và châu Âu mà không từ châu Á? Tại sao Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có hệ thống giáo dục rất tốt nhưng vẫn không có khả năng phát kiến cái gì có ý nghĩa? Làm sao một nước đang phát triển có thể phát kiến và cạnh tranh? Điều đó là có thể không?”

Đáp: Trong bốn mươi năm qua, phát kiến công nghệ đã xảy ra chủ yếu ở Mĩ và châu Âu. Điều đó không có nghĩa là các nước khác không thể phát kiến, nhưng họ đã không thành công biến phát kiến của họ thành sản phẩm thương mại thành công. Về căn bản, phát kiến chỉ mới là một nửa đường, thương mại hoá là nửa kia. Các công ti công nghệ ở Mĩ và châu Âu đã tạo ra một cách thành công các sản phẩm, dịch vụ mới và sự thịnh vượng tài chính cho nền kinh tế của họ bởi vì họ có môi trường đúng và bí quyết doanh nghiệp. Tất nhiên, các nước khác đang cố gắng sao chép mô hình này nhưng nhiều nước đã thất bại vì phát kiến không phải là cái gì đó mà có thể dễ dàng được sao chép từ chỗ này sang chỗ khác. Phát kiến không phải là sản phẩm hay qui trình vì nó yêu cầu tư duy cấp tiến và cách nghĩ mới. Nó là “hạt mầm” phải được gieo trồng, nuôi dưỡng và cần thời gian để lớn lên và phát triển. Trước khi thảo luận cách tốt nhất để nuôi lớn “hạt mầm phát kiến”, chúng ta hãy nhìn vào một số vấn đề.

Trong nhiều năm dạy học, tôi thấy rằng sinh viên ở các nước phát triển như ở Mĩ và châu Âu biết cách làm việc trong tổ và phần lớn các tổ đều làm việc rất tốt. Đây vẫn là vấn đề ở các nước đang phát triển. Khi tôi dạy ở châu Á, tôi phải mất vài tuần để lập tổ, ngay cả sau khi đào tạo, gần như mọi tuần tôi đều phải giải quyết với các vấn đề tổ và sinh viên không hoà hợp với nhau. Các cuộc họp tổ thường chấm dứt trong tranh cãi, xung đột với nhiều vấn đề cá nhân hơn là vấn đề kĩ thuật. Tưởng tượng rằng một tổ phát minh ra một điều mới. Ở Mĩ các thành viên tổ biết ai là người phát minh, và ai là người đóng góp cho nên việc dịch chuyển từ ý tưởng mới thành sản phẩm thương mại là dễ dàng không có vấn đề lớn. Ở châu Á, điều này có lẽ là trận chiến. Mọi thành viên tổ đều đòi là người phát minh và là “người chủ duy nhất” của ý tưởng mới đó. Họ sẽ tranh đấu với nhau do vậy ngăn cản ý tưởng trở thành sản phẩm sống được về thương mại. Chừng nào thái độ này còn chưa thay đổi, sẽ khó nuôi dưỡng một môi trường tại đó “hạt mầm phát kiến” có thể được gieo trồng và phát triển thành sản phẩm lành mạnh. Trong nhiều năm, tôi đã quan sát nhiều công ti phần mềm đã được tạo ra rồi thất bại ở các nước đang phát triển. Một số công ti thậm chí đã không kéo dài được vài tháng hay một năm vì các thành viên bao giờ cũng tranh đấu để kiểm soát công ti. Chừng nào họ chưa học được cách làm việc cùng nhau, sẽ mất nhiều thời gian cho bất kì phát kiến nào thành công ở đó. Một cố vấn lâu dài ở châu Á nói với tôi: “Làm việc tổ là vấn đề chính, vì từng cá nhân đều là một “anh hùng” và “ông chủ” chứ không ai muốn làm việc vì bất kì ai. Phần lớn họ đều là người thông minh, làm việc chăm chỉ nhưng vì một số lí do nào đó; họ không hoà hợp với nhau. Tuy nhiên, thay vì vậy nhiều người sẵn lòng làm việc cho công ti nước ngoài. Nếu bạn nhìn vào Trung Quốc ngày nay, phần lớn các công ti đã thuê người quản lí nước ngoài, từ người giám sát mức thấp tới người quản lí mức trung, cho dù người chủ là người Trung Quốc. Họ biết rằng người của họ không thể làm việc trong tổ chừng nào người lãnh đạo tổ không phải là người nước ngoài.” Tôi nghĩ vấn đề này được bắt rễ sâu sắc từ hệ thống giáo dục cổ ngược trở về các triều đại nơi sinh đồ hoàn thành học tập vì vài vị trí quan lại. Sinh đồ được dạy để cạnh tranh trong số họ để được ban thưởng nào đó với vài người đỗ và nhiều người trượt. Chừng nào cách nghĩ này còn chưa thay đổi, sẽ khó cho xã hội thay đổi. Hai nước duy nhất đã có tiến bộ là Nhật Bản và Hàn Quốc tại đó mọi người sẵn lòng làm việc trong tổ và làm tốt vì hệ thống giáo dục của họ đã thay đổi sau thế chiến 2.”

Vấn đề khác mà tôi thường thấy xảy ra ở một số nước đang phát triển là thái độ “đi tắt đón đầu”. Một số người sẽ làm bất kì cái gì, kể cả gian lận chỉ để có được sản phẩm ra thị trường. Với họ, lợi nhuận ngắn hạn là quan trọng hơn chất lượng. Một người bạn bảo tôi rằng anh ta đã kí một hợp đồng lớn với một công ti điện tử ở đó để sản xuất cấu phần điện tử cho công ti của anh ta. Việc gửi hàng đầu tiên là tốt và mọi người đều sung sướng. Sau đó, chất lượng bắt đầu tụt đi, anh ta phải bác bỏ 20% các cấu phần trong gửi hàng thứ hai rồi 40% trong gửi hàng thứ ba. Anh ta quay lại và phàn nàn với người chủ công ti về chất lượng. Người chủ nói: “Nó là đủ tốt rồi, ông đòi hỏi nhiều quá.” Khi anh ta chỉ ra cho người chủ những cấu phần kém và chế tạo cẩu thả, người chủ từ chối trả lại tiền. Anh ta phải quay về Mĩ và tìm nhà cung cấp khác cho cấu phần điện tử của mình. Anh ta kể lại kinh nghiệm xấu của mình cho báo chí và giúp nhiều công ti không làm kinh doanh ở đó. Anh ta nói: “Có thể đó chỉ là một công ti, có thể đấy là một người nhưng thiệt hại bị gây ra bởi uy tín xấu. Trong kinh doanh uy tín là mọi thứ, một sai lầm nhỏ có thể tốn kém nhiều hơn người ta có thể tưởng tượng.” Chừng nào thái độ này còn chưa thay đổi, chừng nào chất lượng còn chưa được coi là quan trọng, chừng nào qui tắc kinh doanh còn chưa được tôn trọng, sẽ mất nhiều thời gian trước khi các nước này có thể tạo ra sản phẩm chất lượng và cạnh tranh trong thị trường toàn cầu.

Tất nhiên, bất kì nước nào cũng đều có thể đi nhanh và phát triển các sản phẩm phát kiến. Điều đó đã xảy ra ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore trong công nghiệp điện tử và tôi nghĩ lần này, nó có thể xảy ra ở các khu vực khác nữa. Ngày nay, nhiều nước đang phát triển đang chuyển dịch từ “pha nông nghiệp” sang “pha công nghiệp” và sang “pha tri thức” đồng thời. Đây là việc chuyển dịch rất khó bởi vì từng pha yêu cầu cách nghĩ khác nhau. Trong pha Nông nghiệp, số lượng là quan trọng hơn chất lượng. Đây có lẽ là nơi bắt nguồn của thái độ “đủ tốt”. Trong pha Công nghiệp, chất lượng là rất quan trọng cho nên dịch chuyển này yêu cầu cách nghĩ khác để chuyển từ số lượng sang chất lượng. Việc này yêu cầu đào tạo, đặc biệt cho các công nhân không có kĩ năng thành công nhân có kĩ năng, từ người mới vào nghề thành nhà chuyên nghiệp. Đó là lí do tại sao hệ thống giáo dục tốt là điều phải có cho dịch chuyển này xảy ra. Không có hệ thống giáo dục vững chắc tại chỗ, sẽ rất khó có dịch chuyển và dịch chuyển có thể mất nhiều năm.

Trong pha tri thức, chất lượng là bản chất để thiết lập nền tảng cho phát kiến. Chuyển dịch này yêu cầu tư duy mới, cách nghĩ mới, cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề. Nó yêu cầu nhiều hơn chỉ là đào tạo, nó yêu cầu việc học cả đời. Ngày nay công nghệ đang thay đổi nhanh chóng và phức tạp hơn. Qui tắc là cứ với mọi sự tăng 10 phần trăm trong độ phức tạp vấn đề, có việc tăng 100 phần trăm trong độ phức tạp của giải pháp phần mềm. Điều đó yêu cầu cách khác để giải quyết vấn đề, tư duy khác vì không ai có thể tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn. Yếu tố quan trọng trong giải quyết độ phức tạp không phải là công cụ và kĩ thuật mà thay vì thế là kĩ năng của bản thân công nhân. Chất lượng là tuyển tập của nhiều thuộc tính như tính tin cậy, tính hiệu quả, tính kiểm thử được, và tính sửa đổi được, điều yêu cầu đào tạo tập trung. Có chất lượng là nhiều thứ hơn chỉ là không có lỗi.

Để gieo trồng hạt mầm cho phát kiến yêu cầu cải tiến lớn trong hệ thống giáo dục cũng như thái độ của sinh viên. Điều bản chất là cải tiến đào tạo thông qua chương trình tốt hơn, giáo viên tốt hơn và việc lãnh đạo. Trường cũng phải thay đổi để khớp hơn với thời đại thay đổi nhanh này vì giáo dục phải thay đổi triệt để cách học sinh học, nó không nên là để lấy bằng cấp hay việc làm mà vì việc học cả đời cho nghề nghiệp.


—-English version—-


The seed of innovation
A software developer asked me: “Why most technology innovation often comes from the U.S and Europe but not Asia? Why Japan, S. Korea, Singapore have very good education systems but still not be able to innovate anything significant? How can a developing country innovate and compete? Is it possible?

Answer: In the past forty years, technology innovation has mostly happened in the U.S and Western Europe. It does not mean other countries cannot innovate but they were not successfully turned their innovations into commercial successful products. Basically, innovation is only half way, commercialization is the other half. Technology companies in the U.S or Europe have successfully created new products, services, and financial wealth for their economies because they have the right environment and business knows how. Of course, other countries are trying to copy this model but many have failed because innovation is not something that can easily be copied from one place to another. Innovation is not a product or a process as it requires radical thinking and a new mindset. It is a “seed” that has to be planted, nurtured and needs time to grow and develop. Before discussing the best way to grow the “seed of innovation”, let us look at some issues.

For many years of teaching, I found that students in developed countries like in the U.S or Europe know how to work in team and most teams are doing very well. This is still an issue in developing countries. When I taught in Asia, it took me several weeks to set up teams, even after training, almost every week I had to deal with team issues as students did not get along with each other. Team meetings were often end up in arguments, conflicts with more personal issues rather than technical issues. Imagine that a team invents a new thing. In the U.S team members know who the inventors are, and who the contributors are so the transition from new idea into a commercial product is easy without major issue. In Asian, this will probably be a battle. Every team members would claim to be the inventor and the “sole owner” of that new idea. They would fight with each other thus prevent the idea to become a commercially viable product. Unless this attitude changes, it will be difficult to nurture an environment where the “innovation seed” can be planted and grow into a healthy product. For many years, I have observed many software companies created then failed in developing countries. Some did not even last few months or a year as members always fought for control of the company. Unless they learn how to work together, it will be a long time for any innovation to be successful there. A long time consultant in Asia told me: “Teamwork is a major issue, as each individual is a “hero” and a “boss” and nobody want to work for anybody. Most of them are smart, working hard but for some reasons; they do not get along with each other. However, many are willing to work for foreigners instead. If you look at China today, most companies have hired foreign managers, from low level supervisors to middle level managers, even the owners are Chinese. They know that their people cannot work in team unless the team leader is a foreign person.” I think this issue is deeply rooted from the old education system dated back in the dynasty time where students compete for few positions. Students are taught to compete among themselves for some rewards with few winners but many losers. Unless this mind set change, it will be difficult for the society to change. The only two countries that have made progress are Japan and S. Korea where people are willing to work in team and doing well because their education system has changed after the World War 2.”

Another issue that I found often happened in some developing countries is the “short-cut” attitude. Some people would do anything, including cheating just to get the product to the market. To them, short term profit is more important than quality. A friend told me that he had signed a large contract with an electronic company there to produce electronic component for his company. The first shipment was good and everybody was happy. After that, the quality began to slip, he had to reject 20% of components in the second shipment then 40% in the third shipment. He went back and complained to the owner about the quality. The owner said: “It is good enough, you are asking too much”. When he showed the owner bad components and sloppy manufacturing, the owner refused to give back the money. He had to return to the U.S and found another supplier for his electronic components. He told his bad experience to the newspaper and helped many companies not doing business there. He said: “Maybe it is only one company, maybe it is one person but the damage is done because of the bad reputation. In business reputation is everything, one small mistake can cost much more than people can imagine.” Unless this attitude changes, unless quality is consider important, unless business rules are respected, it will be a long time before these countries can create quality product and compete in the global market.

Of course, it is possible for any country to move up quickly and develop innovative products. It already happened in Japan, S. Korea, and Singapore in the electronics industry and I think with time, it could happen in other area as well. Today, many developing countries are transitioning from “agricultural phase” to “industrial phase” and to “knowledge phase” at the same time. This is a very difficult transition because each phase requires different mind sets. In Agriculture phase, quantity is more important than quality. This is probably where the attitude of “Good enough” comes from. In Industry phase, quality is very important so this transition requires a different mindset from quantity to quality. This requires trainings, especially to unskilled workers to skilled workers, from novice to professional. That is why a good education system is a must for this transition to take place. Without a solid education system in place, it would be a very difficult transition and it may take many years.

In knowledge phase, quality is essential to set the foundation for innovation. This transition requires a new thinking, new mind set, new approach to solve problem. It requires more than just trainings, it requires lifelong learning. Today technology is changing fast and more complex. The rule is for every 10-percent increase in problem complexity, there is a 100-percent increase in the software solution’s complexity. That require different way to solve problem, different thinking as no one can continue to solve more complex problems. The important factor in solving complexity is not the tools and techniques but rather the skills of the workers themselves. Quality is a collection of many attributes such as reliability, efficiency, testability, and modifiability which require intensive training. Having quality is much more than just not has defects.

To plant the seed for innovation requires significant improvement in the education system as well as the attitude of students. It is essential to improve trainings through better programs, better teachers and leadership. Schools also must change to better fit for this fast changing times as education must radically change the way students learn, it should not be for a degree or a job but for a lifelong learning for a career.