17 Jan, 2021
Giáo sư và việc dạy
Một người bạn bảo tôi: “Tôi không biết điều gì xảy ra cho sinh viên đại học của tôi ngày nay. Dường như là nhiều người KHÔNG muốn học cái gì cả. Chúng ta đã lớn lên trong thời khó khăn khi việc vào đại học là đặc quyền. Ngày nay sinh viên không biết họ được may mắn thế nào để có cơ hội tốt như thế.”
Vì anh ấy là một giáo sư cho nên tôi bảo anh ấy: “Là một giáo sư, bạn cần biết tại sao sinh viên KHÔNG muốn học? Nếu bạn biết lí do thì bạn có thể cải thiện việc học của họ. Theo kinh nghiệm riêng của tôi, có vài lí do:
Nếu sinh viên nghĩ họ KHÔNG THỂ học được, họ sẽ chống lại mọi nỗ lực làm cho họ học. Có thể họ đã KHÔNG học tốt trong lớp cho nên họ nghĩ rằng họ KHÔNG đủ THÔNG MINH để học đại học. Đây là nhân tố tâm lí dựa trên kinh nghiệm quá khứ dẫn tới “tự nhận thức tiêu cực về mình”. Với những sinh viên này, dũng cảm là rất quan trọng. Họ có thể cần giúp đỡ thêm và một số thành công nhỏ để “nâng cao” tự nhận thức về mình của họ. Với các sinh viên không tự tin, sợ học tập, giáo sư có thể giúp đỡ bằng việc tạo ra vài tình huống học tập trong đó họ có thể đạt tới một số thành công sớm trong môn học. Có thể vài bài tập “tương đối dễ” để làm cho họ bắt đầu, một khi họ có đà thì bạn có thể chuyển tới chiều hướng thông thường.
Nếu sinh viên thấy rằng tài liệu trong lớp là KHÔNG ích lợi cho họ, họ sẽ KHÔNG quan tâm tới việc học. Trong trường hợp này, giáo sư có thể cần giải thích lí do tại sao sinh viên cần biết tài liệu. Cách tốt nhất là giải thích ích lợi ngay từ đầu từng bài học. Chẳng hạn: Bằng việc hiểu bài học này, bạn có thể làm XYZ hay bằng việc có tri thức này, bạn sẽ có khả năng làm việc như (một nghề) v.v. Giáo sư có thể cho sinh viên một số bài nghiên cứu chuyên hoàn cảnh hay ví dụ cuộc sống thực để học tài liệu và giải thích rõ ràng tại sao cái gì đó là quan trọng, tại sao nó có liên quan, và tại sao sinh viên cần biết.
Nếu sinh viên thất vọng trong lớp, có thể là họ KHÔNG hiểu nội dung. Có thể họ bị tràn ngập bởi quá nhiều tài liệu, có thể mục tiêu là không quen thuộc hay quá trừu tượng, có thể việc chuyển giao tài liệu theo nhịp nhanh làm cho họ không theo kịp. Trong trường hợp này, giáo sư có thể làm chậm lại nhịp độ. Để chút thời gian ôn tập lại tài liệu, giải thích các khái niệm nền tảng để xây dựng lại niềm tin của sinh viên trước khi tiếp tục sang chủ đề tiếp. Đôi khi, sinh viên cần “nghỉ giải lao” để giảm “căng thẳng”. Là giáo sư, chúng ta cảm thấy nghĩa vụ phải hoàn thành toàn bộ tài liệu môn học theo thời khoá biểu mà nhà trường đã chỉ đạo. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể làm một số thay đổi bằng việc tập trung vào vài khái niệm quan trọng bao quát mọi thứ.
Nếu sinh viên dường như không thoải mái trong học tập, có thể họ sợ thất bại. Sinh viên thích học từ điều họ quen thuộc thay vì đi vào cái gì đó mới. Họ ưa thích giữ quan điểm nào đó bởi vì họ quen thuộc và chống lại việc đi sang cách học mới. Chẳng hạn, họ KHÔNG thích làm việc tổ nhưng ưa thích công việc cá nhân. Họ KHÔNG thích “học tích cực” nơi họ phải làm nhiều việc đọc thêm mà ưa thích “học thụ động” bằng việc chờ đợi giáo sư đọc bài giảng và bảo họ điều cần làm. Có lần một sinh viên trong lớp tôi nói: “Em ghét thảo luận trên lớp!” Tôi hỏi “Tại sao?” Anh ta giải thích: “Em không thể ghi chép được trong thảo luận. Em có thể viết ra cái gì?” Anh ta thuộc kiểu người ghi chép, người viết ra mọi thứ. Chống đối của anh ta là: phong cách học tập mới là kì dị với phong cách học của anh ta và cách anh ta học. Trong tình huống này, giáo sư sẽ cần giải thích ích lợi của cách tiếp cận dạy học mới và chuyển dần từ phong cách này sang phong cách khác để cho sinh viên có thời gian điều chỉnh.
Đôi khi, sinh viên KHÔNG muốn học bởi vì họ KHÔNG thích giáo sư. Đây là nhạy cảm chủ quan và thảo luận về nó không phải là điều dễ chịu đặc thù. Dù bất kì lí do gì, bất kể nó đúng hay sai, đôi khi sinh viên không thích một giáo sư đặc biệt và đó là xung đột gây ra việc chống lại học tập.
Tất nhiên, KHÔNG AI có thể giải quyết được mọi vấn đề. Tuy nhiên, giáo sư có thể giải quyết một cách có tính xây dựng hơn đối với việc chống lại học tập nếu họ chấp nhận sự kiện là sinh viên không thể bị buộc phải học bất kì cái gì. Điều giáo sư có thể làm là hiểu nguyên nhân và làm việc cùng sinh viên để tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho phép việc học tập xảy ra.
—-English version—-
Professors and Teaching
A friend told me: “I do not know what happen to college students today. It seems that many do NOT want to learn anything. We grew up in difficult time when going to college is a privilege. Today students do not know how lucky they are to have such a good opportunity”
Because he is a professor so I told him: “As a Professor, you need to know why students do NOT want to learn? If you know the reasons then you can improve their learning. From my own experience, there are several reasons:
If students do NOT think they CAN learn, they will resist any efforts that make them learn. Maybe they did NOT do well in classes so they think that they are NOT SMART enough for college. This is a psychological factor based on past experiences that lead to a “negative self-image”. With these students, encouragement is very important. They may need additional helps and some small successes to “Boost” their self-images. For students without confidence who are afraid of learning, professor can help by create few learning situations in which they can achieve some successes early on in the course. Maybe a few “relative easy” exercises to get them start, once they have momentum than you can assume the normal direction.
If students do NOT see that the materials in class is benefiting them, they will NOT interest in learning. In this case, the professor may need to explain the reason why students need to know the materials. The best way is to explain the benefits at the beginning of each lecture. For example: By understand this lecture, you can do XYZ or by having this knowledge, you will be able to work as (a profession) etc. Professor could give students some case studies or real life examples for learning the materials and explains clearly why something is important, why it is relevant, and why students need to know.
If students get frustrated in class, it is possible that they do NOT understand the content. Maybe they are overwhelmed by too much materials, maybe the object is unfamiliar or too abstract, maybe the fast paced delivery of material make them uncomfortable. In this case, the professor may want to slow down the pace, takes some time to review the materials, explains the fundamental concepts to rebuild the students’ confidence before continues to the next subject. Sometime, students need a “Break” to reduce the “stress”. As professor, we feel obligate to finish the entire course materials according to a schedule that the school dictate. However, I believe that we can make some modifications by focus on few important concepts instead of cover everything.
If students seems uncomfortable in learning, maybe they are afraid of failure. Students like to learn from what they are familiar with rather go to something new. They prefer to hold on to certain views because they are comfortable with and resist going to new ways of learning. For example, they do NOT like teamwork but prefer individual work. They do NOT like “Active learning” where they have to do a lot of readings but prefer “Passive learning” by waiting for the professor to lecture and tell them what to do. Once a student in my class said: “I hate class discussion!” I asked “Why?” He explained: “I can’t take notes in a discussion. What can I write down?” He is a prolific note-taking type who would write everything down. His resistance is the new learning style is at odds with his learning style and how he learn. In this situation, a professor will need to explain the benefits of the new teaching approach and slowly transition from one style to another so students have time to adjust.
Sometime, students do NOT want to learn because they do NOT like the professor. This is a sensitive subject and not a particularly pleasant thing to discuss. Whatever the reason is, regardless of whether it is right or wrong, sometimes students just do not like a particular professor and it is the conflict that cause the learning resistance.
Of course, NO ONE can solve all problems. However, professors can deal more constructively with resistance to learning if they accept the fact that students cannot be forced to learn anything. What professors can do is to understand the causes and working with students to create a favorable conditions that allow learning to take place.