Thị trường việc làm cạnh tranh như hiện nay, bạn không nên cố lấy bằng cấp ở ngành nghề mà bạn thích hay hứng thú, cần phải biết nhu cầu thị trường đang là gì.

LTS: Vấn đề chọn trường, chọn ngành vẫn luôn là nỗi trăn trở của các bạn học sinh và cả các bậc phụ huynh bởi đó là bước đi đầu tiên trên con đường tạo dựng sự nghiệp sau này. 

Là người làm giáo dục, Giáo sư John Vũ đã gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết này với mong muốn gửi gắm tới thế hệ trẻ đặc biệt là các em học sinh khi quyết định học và chọn ngành, chọn trường đại học thông qua 2 quyển sách nằm trong bộ sách dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam. 

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Thực ra, chúng ta vẫn nghe thấy đâu đó những câu nói “Đại học không phải con đường duy nhất để thành công, hãy nhìn những tỉ phú như Bill Gates, Mark Zuckerberg, họ đã học xong đại học đâu mà vẫn là tỉ phú thôi”.

Nhưng ta lại quên mất đó chỉ là thiểu số trong những người không học Đại học, bản thân họ đã phải có sẵn đam mê và tài năng, bỏ ra biết bao cố gắng đề có được thành công đó. 

Rồi đến khi quyết định học đại học, chúng ta lại phải đứng trước bao lựa chọn. 

Phụ huynh thì tìm hiểu về thông tin các trường tốt, học phí, điều kiện cơ sở thế nào, học sinh thì phải đau đầu lựa chọn ngành học, hoặc có điều kiện du học thì vấn đề lại lớn hơn là chuẩn bị bằng cấp ngoại ngữ rồi chỗ ở, chi phí, giấy tờ,… 

Xu hướng nghề nghiệp thì không ngừng thay đổi và tốc độ ngày càng được đẩy nhanh hơn nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật. 

Nên lời khuyên là để chuẩn bị tốt con đường sự nghiệp sau này, tránh những hối tiếc không đáng thì từ khi còn là học sinh, các bạn đã nên bắt đầu tìm hiểu về ngành nghề mình sẽ chọn học và liệu nó có tiềm năng phát triển trong tương lai không.


Giáo sư John Vũ có những lời khuyên dành cho các em học sinh, sinh viên đang chuẩn bị bước vào giảng đường đaỊ học, và chuẩn bị ra trường thông qua 2 cuốn sách Khởi hành và Kết nối. (Ảnh tác giả cung cấp)

Chúng ta vẫn thường nhận định rằng xã hội cần tạo thêm việc làm khi thấy tỉ lệ sinh viên thất nghiệp ngày càng tăng, trong khi thực tế thì nhu cầu tuyển dụng trong xã hội lại cực kì cao nhưng lại thiếu đi người có kỹ năng và năng lực. 

Khi các chính khách, các nhà kinh tế học, các quan chức Chính phủ chỉ thấy vấn đề “thiếu việc làm” và giải pháp họ đưa ra là “tạo thêm nhiều việc làm” thì tôi - hiện đang là Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh học tại Trường Đại học Carnegie Mellon, Hoa Kỳ lại nhìn thấy giải pháp thiết thực hơn cho vấn đề này chính là “cung cấp sự đào tạo tốt hơn, giúp thanh niên có các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường”. 

Quyển sách đầu tiên trong bộ sách dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam của Giáo sư John Vũ có tên “Khởi hành” đề cập đến những vấn đề mà các bạn học sinh nên chú ý, cách đặt mục đích nghề nghiệp cho đúng, những sai lầm mà các bạn hay mắc phải khi chọn ngành, chọn trường. 

Đây là những chuyện sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp cả đời các bạn nhưng thường lại không được xem trọng đúng mực. 

Ví dụ như các bạn thường chọn ngành học liên quan đến nghề mình thích nhưng lại không nhìn vào thực tế là liệu bạn có thể kiếm sống bằng nghề đó không? 

Với tư cách là một giáo sư đang giảng dạy tại trường đại học, tôi có nhiều lời khuyên cho các bạn sinh viên có ý định học thêm văn bằng sau đại học hoặc có ý định du học. 

Phần sau quyển sách là những bài viết ngắn mà First News Trí Việt đã chọn lọc, tổng hợp từ trên trang blog của tôi về những suy nghĩ mà các bạn sinh viên vẫn hay trăn trở cùng với những vấn đề vẫn đang là nỗi đau trong ngành giáo dục.

Quyển thứ hai trong bộ sách là “Kết nối”, dành cho các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp, chuẩn bị bước vào giai đoạn tìm việc làm, đi phỏng vấn. 

Quyển sách chia sẻ tầm quan trọng của việc trang bị các kỹ năng mềm và dưới góc độ từng tham gia phỏng vấn các ứng viên khi còn là một kỹ sư cấp cao tại Boeing, tôi cũng cung cấp những mấu chốt mà các bạn cần chú ý khi đi phỏng vấn cho một công việc nào đó. 

Còn ở phần cuối sách sẽ là giải đáp một số khó khăn mà các bạn sinh viên thường gặp phải trong quá trình phỏng vấn để giúp cho người đọc có thể từ đó tránh được những sai sót không đáng và tạo ấn tượng tốt trước các nhà tuyển dụng.

Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ: Bản thân mình muốn gì? 

Điểm mạnh, điểm yếu của mình thế nào? 

Nghề nghiệp mình chọn cần những kỹ năng nào? 

Tất cả những vấn đề này phải được bắt đầu giải quyết khi bạn còn đang trên ghế nhà trường. 


Chân dung Giáo sư John Vũ (Ảnh tác giả cung cấp)

Trong thị trường việc làm cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì bạn không nên cố lấy bằng cấp ở ngành nghề mà bạn thích hay hứng thú mà bạn phải biết nhu cầu thị trường đang là gì. 

Bởi lẽ, thực tế vốn sẽ không đẹp như mộng tưởng nên đây là khoảng thời gian bạn phải suy nghĩ nghiêm túc về con đường sự nghiệp và lập cho mình kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng. 

Tôi cho rằng ngày nay, bằng cấp không còn là tấm vé thông hành đảm bảo sẽ có việc như trước đây nữa mà thứ các nhà tuyển dụng nhìn vào nhiều hơn chính là kỹ năng mềm và kinh nghiệm của bạn. 

Ngoài ra họ còn nhìn vào thái độ và những gì bạn viết trong CV (Curriculum Vitae – Sơ yếu lý lịch) nên hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm được những vấn đề này và không mắc phải sai lầm.

Nếu bạn đang sắp đứng trước quyết định nên chọn hướng đi nào thì tôi hy vọng bạn sẽ đọc qua bộ sách này, bố mẹ có thể giúp bạn phần nào trong vấn đề chọn trường, chọn ngành nhưng đi con đường nào và đi như thế nào là do bạn chọn vì tương lai là của bạn, không ai có thể chịu trách nhiệm thay bạn nên hãy bắt đầu chuẩn bị mọi thứ ngay từ bây giờ. 

Hoặc bạn có thể giới thiệu nó đến cho người thân, bạn bè hoặc ai đó mà bạn nghĩ họ sẽ cần bởi đây là một bộ sách rất có ích. 

Giáo sư John Vũ
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/gdvn-post189301.gd