17 Jan, 2021
Giáo dục và kinh tế thị trường
Tuần trước, chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mĩ Ben Bernanke đã được hỏi về bất bình đẳng thu nhập tăng lên ở Mĩ và ông ấy đã giải thích: “Ngày nay chúng ta có hai xã hội, người có giáo dục và người không có giáo dục. Nó dựa trên khác biệt về giáo dục và việc sử dụng lao động. Với suy thoái kinh tế hiện thời, nếu bạn là sinh viên tốt nghiệp đại học, thất nghiệp là quãng 5 phần trăm nhưng nếu bạn là học sinh phổ thông, tỉ lệ thất nghiệp là 10 phần trăm hay hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thậm chí KHÔNG tốt nghiệp phổ thông, thì tỉ lệ thất nghiệp là quãng 35 phần trăm hay hơn. Đó là khác biệt lớn liên quan tới sử dụng lao động, thu nhập, và phong cách sống bởi vì chúng ta đang sống trong thời đại thông tin nơi tri thức và kĩ năng là điều bản chất cho sống còn.”
Điều ông ấy nói KHÔNG CÓ GÌ MỚI, nhiều học giả đã từng nói về điều đó nhiều năm rồi nhưng không ai để ý. Chắc chắn giáo dục ảnh hưởng tới tiềm năm kiếm sống của mọi người trên thế giới nơi kinh tế đang thay đổi từ chế tạo sản phẩm sang chuyển giao dịch vụ. Chế tạp tuỳ thuộc vào qui trình sản xuất số lớn và chi phí lao động thấp nhưng công nghiệp dịch vụ tuỳ thuộc vào công nghệ, tri thức và kĩ năng của công nhân. Theo Robert Reich, cựu viên chức bộ lao động Mĩ, bất bình đẳng trong giáo dục giải thích quãng 60 tới 70 phần trăm bất bình đẳng mở rộng trong thế giới ngày nay. Ông ấy cảnh báo rằng khi nhiều thứ có thể được tự động hoá và kiểm soát bởi hệ thông tin thì người không có giáo dục sẽ bị bỏ lại với ít việc làm hơn, ít cơ hội hơn, và các nước không có hệ thống giáo dục tốt để chuyển vào thời đại thông tin có thể bị bỏ lại đằng sau, xã hội của họ sẽ trở nên hỗn độn với con số khổng lồ những người thất nghiệp và cực kì nghèo nàn.
Phần lớn mọi người đều biết rằng giáo dục là nhân tố then chốt trong tính cạnh tranh kinh tế và tiến bộ của xã hội nhưng trong một số nước, tập trung vào giáo dục như giải pháp cho vấn đề kinh tế đã thất bại. Lí do là hệ thống giáo dục của họ KHÔNG hiệu quả để xây dựng tri thức và kĩ năng cần cho thiết lập việc phát triển công nhân tri thức. Nhiều hệ thống giáo dục vẫn được thiết kế xoay quanh các khái niệm cũ về “kiểm tra” và “ghi nhớ thuộc lòng”, những thứ để đo những tri thức nào đó, thường được tham chiếu tới như “người sính sách vở” chứ không là “người thạo kĩ năng”. Ở những nước này, có nhiều sinh viên được giáo dục tốt với nhiều bằng cấp nhưng KHÔNG sở hữu các kĩ năng để tạo ra đóng góp có hiệu quả cho kinh tế. Sự kiện thú vị là ở những nước này, có số lớn sinh viên đại học không thể tìm được việc làm nhưng mặt khác, các doanh nghiệp của họ cũng không thể tìm được nhân viên đủ phẩm chất cho công việc của họ.
Chẳng hạn, với toàn cầu hoá, toàn thế giới kinh doanh được nối lại bởi số bao la những mạng thông tin. Phần lớn các việc làm đều yêu cầu tương tác với máy tính hay thiết bị tính toán như PDA, điện thoại di động v.v. Do đó, tri thức về công nghệ thông tin (CNTT) là nền tảng của mọi chủ đề giáo dục, cũng giống như toán học đã là khái niệm then chốt trong thời đại công nghiệp thế kỉ trước. Ngày nay, CNTT không còn là quản lí mạng dữ liệu hay ứng dụng lập trình mà nó là một phần của mọi doanh nghiệp. Thực tại, mọi doanh nghiệp đều cần CNTT và người có kĩ năng CNTT. Không có gì ngạc nhiên là Cục thống kê lao động Mĩ dự báo rằng đến năm 2012 sẽ có thiếu hụt 500,000 nhà chuyên nghiệp CNTT ở Mĩ. Con số thiếu hụt này có thể lên tới vài triệu nếu chúng ta thêm châu Âu và châu Á vào tổng số. Ngay cả những nước như Ấn Độ và Trung Quốc nơi họ cho tốt nghiêm trên một triệu người CNTT từng năm, cũng đang nói rằng họ cần nhiều nhà chuyên nghiệp CNTT nhưng không thể lấp được nhu cầu của họ.
Ngày nay nhu cầu về kĩ năng CNTT là có ở khắp nơi vì họ có thể không cần kĩ sư điện hay phần mềm, mà thay vào đó là những người biết cách áp dụng CNTT vào doanh nghiệp. Nói cách khác, công nhân “có giáo dục” của tương lai là những nhà chuyên nghiệp có hiểu biết vững chắc về cả các bên công nghệ và doanh nghiệp. Tất nhiên, họ cũng phải có những kĩ năng mềm như trao đổi, làm việc tổ và ham muốn tiếp tục học tập để bắt kịp với thay đổi công nghệ. Do đó, hệ thống giáo dục mới phải được dựa trên công nghệ thông tin như nền tảng với hội tụ dồn vào giải quyết các vấn đề doanh nghiệp trong thế giới toàn cầu hoá nơi cạnh tranh là cao.
Tuy nhiên, vấn đề là nhiều nước vẫn còn đang tranh cãi về cách cải tiến hệ thống giáo dục của họ thay vì làm cho nó xảy ra. Nhiều nước đang làm việc trên những kế hoạch qui mô lớn dựa trên điều họ ước muốn hơn là nhìn vào nhu cầu thị trường của họ. Chẳng hạn, vài năm trước nhiều người đã dự báo rằng Trung Quốc sẽ trở thành nước cạnh tranh lớn với Ấn Độ như điểm đến cho khoán ngoài CNTT. Nước này sẽ khắc phục vấn đề tiếng Anh bằng chương trình cải tiến giáo dục năng nổ, chính phủ đã chi số tiền lớn để xây dựng nhiều đại học mới có thể cho tốt nghiệp hàng triệu công nhân. Ngày nay, những chương trình giáo dục này đang bắt đầu hình thành nhưng tiến bộ chậm chạp hơn nhiều so với điều người ta trông đợi bởi vì có chống đối mạnh mẽ từ cộng đồng hàn lâm những người không muốn thay đổi hệ thống giáo dục truyền thống của họ. Họ đã tranh cãi về vấn đề “kiểm tra tri thức” thay vì “đào tạo kĩ năng” và vẫn dựa trên kiểm tra để tạo ra nhiều sinh viên tốt nghiệp “sính sách vở”. Hiện thời Trung Quốc có thiếu hụt lớn về người quản lí có kinh nghiệm với kĩ năng doanh nghiệp để tương tác với khách hàng toàn cầu. Mặc dầu Trung Quốc có trên 5 triệu sinh viên tốt nghiệp từ đại học mỗi năm nhưng đại đa số KHÔNG kiếm được việc làm do việc thiếu kĩ năng thực hành của họ.
Theo nghiên cứu gần đây của Viện Everett, hệ thống giáo dục Trung QUốc vẫn “bị khoá” trong khá niệm chế tạo nơi họ giáo dục công nhân tuân theo qui trình chế tạo số lớn thay vì chuyển sang mô hình chuyển giao dịch vụ, với công nhân tri thức người làm việc trong tổ và giải quyết các vấn đề. Nhược điểm then chốt là thiếu tham gia vào hoàn cảnh doanh nghiệp và không quen thuộc với môi trường kinh doanh toàn cầu. Những giới hạn nghiêm trọng này sẽ làm cho Trung Quốc mất ít nhất vài năm thêm nữa để vượt qua. Trong khi đó, các nước năng nổ hơn như Ấn Độ, Brazil, Singapore, Malaysia nhanh chóng chấp nhận cách tiếp cận nhanh hơn nhiều đáp ứng nhu cầu công nghiệp để thâu tóm thị trường.
—-English version—-
Education and the market economy
Last week, U.S Federal Reserve chairman Ben Bernanke was asked about rising income inequality in the United States and he explained: “Today we have two societies, the educated and the uneducated. It is based on educational differences and employment. With the current economic recession, if you are a college graduate, unemployment is about 5 percent but if you are a high school graduate, unemployment rate is 10 percent or more. However, if you do NOT even graduate from high school, then the unemployment rate is about 35 percent or more. It is a big difference regarding employment, incomes, and life styles because we are living in an information age where knowledge and skills are essential for survival.”
What he said is NOTHING NEW, many scholars have been saying about it for years but no one would pay attention. Certainly education affects people’s earning potential in a world where the economy is changing from product manufacturing to service delivery. Manufacturing depends on the mass production process and the low cost of labor but service industry depends on the technology, the knowledge and skills of workers. According to Robert Reich, a former U.S secretary of labors, unequal in education explains about 60 to 70 percent of widening inequality in the world today. He warned that when many things can be automated and controlled by information systems then the uneducated will be left with fewer jobs, fewer opportunities, and countries without good education systems to transition into the information age could be left behind, their societies will become chaotic with huge number of unemployed people and extreme poverty.
Most people know that education is a key factor in economic competitiveness and the advancement of the society but in some countries, the focus on education as solution to economic problems have failed. The reason is their education system are NOT effective at building the knowledge and skills needed to establish the development of knowledge workers. Many education systems are still designed around old concepts of “Testing” and “Rote memorization” which measure certain knowledge, commonly referred to as “book smarts”, rather than “skills smart”. In these countries, there are plenty of well-educated graduates with multiple degrees who do NOT possess the skills to make effective contributions to the economy. The interesting fact is in these countries, there are very high number of college graduates that cannot find jobs but on the other hand, their businesses also cannot find qualified employees for their works.
For example, with globalization, the entire business world is connected by a vast amount of information networks. Most jobs requireinteractions with computer or computing devices such as PDA, cell phones etc. Therefore, the knowledge of information technology (IT) is the fundamental of all educational subjects, just like mathematics was the key concept in the industrial age of the last century. Today, IT is no longer about managing data network or programming applications but it is part of every businesses. Actually, every business needs IT and people with IT skills. It is not surprised that the U. S. Bureau of Labor Statistics is predicting that by 2012 there will be a shortage of 500,000 IT professionals in the U.S. The shortage number could reach few millions if we add Europe and Asia into the total. Even countries such as India and China where they graduate over a million of IT people each year, are also saying that they need more IT professionals but could not fill their needs.
Today the demand for IT skills is ubiquitous as they may not necessarily need electrical or software engineers, but rather people who knows how to apply IT into the business. In other word, the “Educated” workers of the future are professional that have a solid understanding of both the technological and business sides. Of course, they must also have the soft skills such as communications, teamwork and their desire to continuously learn to keep up with technology changes. Therefore, new education system must be based on information technology as the foundation with the focus on solving business problems in a globalized world where competition is high.
However, the problem is many countries are still debating on how to improve their education systems rather than make it happens. Many are working on large scale plans based on what they wish rather than looking at their market needs. For example, few years ago many people had predict that China would become a significant competitor to India as an IT outsourcing destination. The country would overcome the English language problem by an aggressive education improvement program, government has spent a large amount of money to build many new universities that could graduate million of workers. Today, these education programs are beginning to take shape but the progress is much more slower than what one would expect because the strong resistance from the academic community who do not wish to change their traditional education system. They have argued on the issue of “testing for knowledge” instead of “training for skills” and the over-relying on tests continues to produce more “Book smart” graduates. Currently China has a significant shortage of experienced managers with business skills to interact with global customers. Although, China has over 5 million graduates from universities each year but the vast majority are NOT employable due to their lack of practical skills.
According to a recent study by the Everett Institute, Chinese education system is still “locked” into the manufacturing concept where they educated workers to follow a mass-manufacturing process rather than transition to the service delivery model, with knowledge workers who work in team and solve problems. The key disadvantages are the lack of exposure to the business context and the unfamiliar to global business environment. These serious limitations will take China at least several more years to overcome. In the mean time, more aggressive countries such as India, Brazil, Singapore, Malaysia are quickly adopt a much faster approach that meet the industry demands to capture the market.