Những người truyền thống tin rằng giáo dục là việc tích luỹ tri thức và cách duy nhất để học là ghi nhớ nó, từng mảnh một qua thời gian. Nhiều sách giáo khoa và phương pháp dựa trên bài giảng được phát triển theo niềm tin này. Học sinh học một mảnh tri thức rồi sang mảnh khác khi họ chuyển từ bậc nọ sang bậc kia; từ trường tiểu học lên trung học rồi lên đại học. Phương pháp học ghi nhớ này có hiệu quả cho các kì thi và lấy bằng cấp. Nó đã được dùng hàng nghìn năm để chọn các quan lại phục vụ chính quyền và hoàng đế nơi nhiều người có thể trích dẫn các biến cố và thơ ca, trích dẫn kinh sách và điển cố văn học nhưng ít người có kĩ năng giải quyết vấn đề.

Ngày nay mọi sự đã thay đổi. Học sinh không cần ghi nhớ mọi thứ nhưng họ phải biết chỗ và cách tìm thông tin cần thiết. Như một trong các sinh viên của tôi thường nói: “Gu gồ nó đi.” Mặc dầu họ không cần ghi nhớ nhưng họ phải học việc nghiên cứu, thực nghiệm, phân tích, rút ra kết luận, và giải quyết vấn đề. Phương pháp học mới hội tụ vào động viên học sinh học tập, thám hiểm, và phát triển tư duy phê phán. Học sinh nên có khả năng lựa chọn tài liệu là tốt nhất cho mức độ tri thức của họ từ bất kì nguồn nào sẵn có. Tất nhiên, để làm điều đó họ phải có thói quen đọc tốt và biết cách dùng các công cụ để tìm tài liệu cho họ xây dựng tri thức.

Lớp học nên là môi trường nơi từng học sinh có thể hội tụ vào quá trình học với sự giúp đỡ và hướng dẫn từ thầy giáo. Phương pháp như “Học qua hành” đặt mức độ tự trị lớn lên học sinh trong thu thập, tổ chức và xử lí thông tin. Thay vì đi theo cách tiếp cận cứng nhắc để thực hiện hành động xác định, phương pháp này thách thức học sinh phát triển tư duy logic và giải quyết vấn đề thay vì ghi nhớ sự kiện. Bằng việc cho phép học sinh thực nghiệm với nhiều tuỳ chọn, họ học về cách bù trừ và đi tới giải pháp tốt nhất có thể được. Khi học sinh học thu thập thông tin, phân tích, thực nghiệm và kiểm nghiệm kết luận của họ, họ học cách áp dụng tri thức vào giải quyết vấn đề. Đó là lí do tại sao thay vì có nhiều bài thi dựa trên sự kiện; nhiều thực nghiệm và bài tập về nhà được cần tới cho họ thực hành các kĩ năng của họ. Họ phải học nghĩ sâu để đi tới kết luận logic riêng của họ thay vì đi theo đơn từng bước một.

Theo cách tiếp cận giáo dục mới mày, vai trò của thầy giáo cũng thay đổi từ người truyền tri thức sang huấn luyện và nêu gương. Thầy giỏi như huấn luyện viên không đọc bài giảng mấy nhưng đưa ra nhiều hướng dẫn để khuyến khích học sinh xây dựng kĩ năng học riêng của họ. Huấn luyện viên giỏi động viên học sinh thám hiểm khối lượng thông tin bao la đang có sẵn để tìm thông tin đúng. Vì có nhiều nguồn thông tin mà học sinh có thể dùng để nâng cao hiểu biết của họ về các ý tưởng và khái niệm khác nhau, thầy giáo giỏi hướng dẫn học sinh tìm các nguồn này mà họ có thể dùng cho việc học và rồi chắc  rằng họ học chúng kĩ lưỡng. Để là một huấn luyện viên giỏi, thầy giáo phải phát triển thói quen học liên tục trước hết. Họ phải nghiên cứu phương pháp học tập, công nghệ, sách giáo khoa, sách tham khảo và các nguồn sẵn có khác để thu được thông tin dạy tốt nhất có thể được để dùng.

Tuy nhiên thầy giáo cũng là người nêu gương, vì họ phải làm nhiều hơn chỉ là cung cấp hướng dẫn cho học sinh học mà phải giáo dục họ trên hệ thống giáo dục hoàn chỉnh. Thầy giáo phải trở lại cơ sở của giáo dục: “Phát triển công dân tốt và có trách nhiệm cho xã hội.” Trong thế giới thay đổi nhanh này, đặc biệt trong môi trường công nghệ, bằng cách nào đó nhiều người quên mất mục đích cơ sở này của giáo dục mà chỉ hội tụ vào một số thuộc tính như chuẩn bị cho họ về nghề nghiệp bằng phát triển kĩ năng. Trong nhiều năm giảng dạy ở nhiều trường và nơi, tôi thường hỏi học sinh: “Bạn muốn làm gì khi bạn hoàn thành giáo dục của bạn?” Câu trả lời thông thường là: “Kiếm một việc làm.” Ít sinh viên thậm chí nói về nghề nghiệp cho nên dường như nhiều người không nghĩ đủ sâu về điều họ muốn trong cuộc sống. Nếu có việc làm chỉ là điều học sinh muốn thì chúng ta, như những nhà giáo dục, đã không làm rất tốt việc của mình. Câu hỏi tiếp của tôi là: “Thôi được, vậy bạn kiếm việc làm rồi thì cái gì tiếp?” Lần nữa câu trả lời là: “Để làm ra tiền, nhiều tiền.” Nếu mục đích của giáo dục chỉ là về việc làm và tiền thì là nhà giáo dục, chúng ta có thể cần phải đánh giá lại vai trò của chúng ta như thầy giáo. Phát triển tri thức và kĩ năng để cạnh tranh trong thị trường toàn cầu là quan trọng nhưng nó là không đủ. Là nhà giáo dục, chúng ta cũng phải chuẩn bị cho họ làm người có trách nhiệm, cho chính bản thân họ, cho gia đình họ, cho xã hội của họ, và cho đất nước. Giáo dục cũng phải hội tụ vào đạo đức, luân lí, đức hạnh và nhiều điều nữa. Trong khi những điều này có liên quan tới mục đích, chúng chứng tỏ sự mong đợi và việc ưu tiên mà các nhà giáo dục phải quản lí.  Giáo dục không có một mục đích, nó có nhiều mục đích nhưng về tổng thể nó là về phát triển công dân tốt và có trách nhiệm cho xã hội. Bất kì cải tiến nào trong giáo dục cũng phải bắt đầu với nền tảng này vì giáo dục một thế hệ học sinh không phải là cái gì đó chúng ta có thể làm trong vài tháng hay vài năm mà chúng ta cần kiên nhẫn để giúp cho học sinh là công dân tốt và công dân có đạo đức.

Vài tháng trước, một thầy giáo trẻ viết cho tôi: “Nếu vai trò của thầy giáo không phải là đọc bài giảng như thầy đã nói thì chúng ta làm gì trong lớp học?” Câu trả lời của tôi là có nhiều thứ mà chúng ta, là các nhà giáo dục, phải làm điều còn nhiều hơn là chỉ đọc bài giảng cho họ về tri thức và kĩ năng nào đó để cho họ có thể tìm được việc làm, làm ra tiền rồi tận hưởng các thứ theo cách riêng của họ. Họ là công dân của xã hội; họ có trách nhiệm với xã hội, họ phải được dạy về trách nhiệm để cho trong tương lai khi họ tốt nghiệp, dù họ làm việc gì, dù họ giữ chức vụ gì, họ sẽ có trách nhiệm về hành động của họ. Họ sẽ là công dân tốt người đóng góp cho xã hội theo cách tích cực.

—-English version—-

Education, Students and Teachers

Traditional people believe that education is the accumulation knowledge and the only way to learn is to memorize it, piece by piece at a time. Many textbooks and lecture-based methods are developed according to this belief. Students learn one piece of knowledge then another as they moving from one grade to another; from elementary school to high school then college. This learning method of memorization is effective for examinations and obtains degrees. It has been used for thousands of` year to select officers to serve governments and emperors where many can recite events and poetries, quote books and literatures but few have skills to solve problems.

Today things have changed. Students do not need to memorize everything but they must know where and how to find the needed information. As one of my student often said: “Just Google it.” Although they do not need to memorize but they must learn to investigate, experiment, analyze, draw conclusions, and solve problems. The new learning method is focusing on motivate students to learn, to explore, and develop critical thinking. Students should be able to select material that is best for their knowledge level from whatever sources available. Of course, to do that they must have good reading habit and know how to use tools to find materials for them to build their knowledge.

The classroom should be an environment where each student can focus on the learning process with the help and guidance from teachers. Method like “Learning by Doing” place a great degree of autonomy on the students to collect, organizes, and process information. Instead of following a rigid approach to perform specific actions, this method challenges students to develop logical thinking and solve problems rather than to memorize facts. By allowing students to experiment with many options, they learn about trade-off and come up with the best solution possible. When students learn to collect information, analyze, experiment, and validate their conclusion, they learn how to apply knowledge to solve problems. That is why instead of having more tests based on memorizing facts; more experiments and homeworks are needed for them to practice their skills. They must learn to think deeply to come up with their own logical conclusion rather than follow a step-by-step recipe.

In this new education approach, the role of teachers is also changing from knowledge transmitter to coach and role model. The good teachers as coach do not lecture much but provide more guidance to encourage students to build their own learning skills. The good coach motivates students to explore the vast amount of information that are available to find the right information. Since there are many sources of information that students can use to enhance their understanding of different ideas and concepts, good teachers guide students to find these sources that they can use for learning and then make sure that they learn them thoroughly. To be good coach, teachers must develop continuous learning habit first. They must investigate learning methods, technology, textbooks, reference books and other available sources to gather the best teaching information to use possible.

However teachers are also role models, as they must do more than just provide guidance to student to learn but educate them on a complete education system. Teachers must go back to the basic of education: “To develop good and responsible citizens for the society.” In the fast changing world, especially in this technological environment somehow many people forgot this basic purpose of education but only focus on some attributes such as preparing them for a career by develop skills. For years of teaching in many schools and places, I often asked students: “What do you want to do when you complete your education?” The common answer is: “To get a job”. Few students would even talk about career so it seems many have not thinking deep enough of what they want in life. If having job is only what students want then we, as educators, did not do a very good job. My next question is: “OK, so you get a job then what is next?” Again the common answer is: “To make money, a lot of money.” If the goals of education are only about jobs and money then as educators, we may need to reevaluate our role as teachers. Developing knowledge and skills to compete in a global market is important but it is not enough. As educators, we must also prepare them to be responsible persons, for themselves, for their family, for the society, and for the country. Education must also be focusing on ethics, morality, virtue and much more. While these are related goals, they demonstrate the expectations and prioritizations that its educators must manage.  Education does not have a single goal, it has many but overall it is about developing good and responsible citizens for the society. Any improvement in education must start with this foundation as to educate a generation of students is not something we can do in few months or few years but we needs perseverance to help our students to be good citizens and ethical citizens.

Few months ago, a young teacher wrote to me: “If the role of the teacher is not lecturing as you stated then what are we doing in classroom? My answer is there are so many things that we, as educators, should do which is much more than just lecture them about some knowledge and skills so they can find jobs, make money then enjoying things on their own. They are citizens of a society; they have responsibilities to their society, they must be taught about responsibilities so in the future when they graduate, no matter what job they do, what position they hold they will be responsible for their actions. They will be good citizens who contribute to the society in a positive way.