12 Jan, 2021
Giáo dục công nghệ
Một người bạn cũ viết cho tôi: “Tôi biết rằng giáo dục công nghệ là tốt nhưng nước chúng ta nghèo. Chúng ta không thể cạnh tranh được với các nước khác như Ấn Độ và Trung Quốc về công nghệ nhưng phải vẫn còn trong nông nghiệp để sống còn. Chúng ta phải tập trung nhiều vào giáo dục nông nghiệp hơn đào tạo công nghệ. Có lẽ bạn cũng biết một câu ngạn ngữ cổ nói rằng: “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.” Xã hội nông nghiệp là cách sống của chúng ta và chúng ta phải vẫn còn theo cách đó.”
Vì tôi biết bạn tôi là người có cảm nghĩ luyến tiếc quá khứ nên tôi viết thư trả lời anh ấy và chia sẻ quan điểm của tôi với bạn:
Trong hàng nghìn năm, nước ta đã là xã hội nông nghiệp và lương thực là khía cạnh quan trọng của cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên, câu ngạn ngữ cổ cũng nói rằng là một dân tộc, chúng ta rất “thực chứng” và có thể điều chỉnh nhanh chóng khi mọi sự thay đổi. Ngày nay mọi thứ đã thay đổi khi toàn thể thế giới đã thay đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và từ công nghiệp sang công nghệ. Xã hội không coi trọng giáo dục công nghệ không thể tạo ra tiến bộ được. Xã hội không thể tạo ra tiến bộ thì không thể phát triển mạnh hơn và không có khả năng cạnh tranh. Xã hội không thể cạnh tranh được sẽ không tồn tại. Chìa khoá để sống còn trong thế giới toàn cầu hoá này là chúng ta phải có tính cạnh tranh. Tất nhiên đây là “cảm giác không thoải mái” cho một số người nhưng chúng ta không thể dừng tiến bộ được. Chúng ta KHÔNG thể áp dụng tư duy cảm nghĩ nông nghiệp cho thế giới toàn cầu hoá. Ngược lại, tôi tin bằng việc có giáo dục công nghệ chúng ta có thể áp dụng đúng các phương pháp khoa học vào nông nghiệp để làm tăng thêm nhiều lúa, lúa tốt hơn, có đủ lương thực để nuôi người của chúng ta, và cũng để xuất khẩu và cạnh tranh với các nước khác cũng trồng lúa. Tuy nhiên chúng ta phải không chỉ tập trung vào nông nghiệp mà phải tiếp tục tiến bộ của chúng ta vào các khu vực khác.
Nước ta bao giờ cũng phải cạnh tranh để sống còn trong hàng nghìn năm nhưng chúng ta bao giờ cũng cạnh tranh về quân sự. Điều đó đang thay đổi bởi vì ngày nay chúng ta phải học cạnh tranh trong kinh tế, trong kinh doanh, và trên hết, trong tri thức và kĩ năng. Chẳng hạn, người nông dân trồng lúa kiếm quãng $ 600 một năm, một kĩ sư phần mềm mới tốt nghiệp làm ra $12000 một năm – gấp nhiều lần người nông dân. Câu hỏi của tôi là bao nhiêu thanh niên muốn là nông dân và bao nhiêu muốn là kĩ sư phần mềm? Ngày nay, Ấn Độ và Trung Quốc đã tạo ra hàng triệu kĩ sư hàng năm và nhiều người trong số họ đang làm việc vất vả tạo cho nước họ ưu thế cạnh tranh. Các nước khác như Philippines, Malaysia, và Thailand đang làm cùng điều đó cho nên chúng ta không thể bằng lòng chỉ ở trong mỗi một mình nông nghiệp. Nếu chúng ta KHÔNG tạo ra tiến bộ, chúng ta không “vẫn còn như cũ” đâu mà tụt hậu khi các nước khác tiến lên trước. Chẳng hạn, công nghiệp ô tô bắt đầu ở Mĩ và Mĩ đã chi phối công nghiệp ô tô trong hơn 80 năm nhưng tự mãn và cảm nghĩ “vẫn còn như cũ” đã làm thay đổi nó. Ngày nay Mĩ không còn chi phối công nghiệp ô tô nữa. Nhật Bản và Hàn Quốc bây giờ chi phối ngành công nghiệp này nhưng các nước khác cũng đi nhanh để cạnh tranh với họ. Câu hỏi của tôi là cái gì sẽ là tiếp theo? Công nghiệp phần mềm đã bắt đầu ở Mĩ và Mĩ đã chi phối ngành công nghiệp này trên toàn thế giới trong 30 năm nhưng ngày nay, khi Trung Quốc và Ấn Độ đang làm tiến bộ nhanh chóng cho nên điều đáng quan tâm là xem cái gì sẽ xảy ra.
Theo ý kiến tôi, phần mềm là thị trường dễ bị mất bởi vì dễ đi vào kinh doanh phần mềm. Ngành công nghiệp này không yêu cầu đầu tư hay vốn lớn khi so với ngành công nghiệp ô tô. Bất kì ai với máy tính nhỏ cũng có thể bắt đầu một công ti và bất kì nước nào sẵn lòng đầu tư vào giáo dục phần mềm cũng đều có thể tạo ra công nghiệp phần mềm – tôi tin cạnh tranh trong công nghiệp này không khó lắm. Chẳng hạn, khi Bill Gates bắt đầu Microsoft, ông ấy đã làm nó với $ 50,000 vay từ bố mình và làm nó phát triển thành công ti vài tỉ đô la. Narayana Murthy đã bắt đầu Infosys với $ 250 để xây dựng một trong những công ti phần mềm lớn nhất ở Ấn Độ. Ts. Liu Jiren, một giáo sư ở Đại học Đông Bắc Trung Quốc, đã bắt đầu công ti của mình bằng việc bán chiếc xe đạp riêng lấy $ 20 để tạo ra Neusoft, công ti phần mềm lớn nhất ở Trung Quốc. Ngày nay, Microsoft, Infosys và Neusoft đều là những người khổng lồ trong ngành công nghiệp này, sử dụng hàng trăm nghìn công nhân và đem lại thịnh vượng lớn cho nền kinh tế của họ. Điều gì xảy ra nếu Bill Gates tiếp tục học tập của mình ở Harvard và trở thành một luật sư? Điều gì xảy ra nếu Narayana Murthy vẫn ở công ti Patni như một người quản trị văn phòng? Điều gì xảy ra nếu Ts. Liu Jiren tiếp tục dạy khoa học máy tính tại Đại học Đông Bắc?
Trong bữa trưa cùng với Narayana Murthy ở nhà ông ấy tại Bangalore vài năm trước, ông ấy bảo tôi: “Khi tôi bắt đầu Infosys năm 1981, tôi không có tiền nhưng có nhiều hi vọng bởi vì tôi tin rằng phần mềm sẽ trở nên rất lớn cho Ấn Độ. Tôi đã rất may mắn rằng vợ tôi đã đồng ý với tôi và cô ấy đã bán đồ nữ trang cô ấy có như của hồi môn đám cưới để được $ 1000 rupee ($ 250 đô la) cho nên chúng tôi có thể mua một máy tính cá nhân cũ và bắt đầu công ti.” Lần đầu tiên, tôi đã gặp Ts. Liu Jiren trong văn phòng của ông ấy ở Neusoft năm 2004; tôi để ý chiếc xe đạp rất cũ ngay cạnh chiếc bàn hiện đại của ông ấy. Ông ấy giải thích cho tôi rằng khi ông ấy là giáo sư, ông ấy và bạn bè đã viết một ứng dụng phần mềm cho một công ti nhỏ trong thành phố và họ cho ông ấy chiếc xe đạp này để đổi lại. Vào lúc đó, có xe đạp là điều lớn bởi vì đó là phương tiện giao thông duy nhất cho hầu hết mọi người vì họ vẫn còn rất nghèo. Ông ấy phải dùng chung chiếc xe này với sáu người khác trong gia đình mình nhưng ông ấy có tầm nhìn về công nghệ và cách nó có thể cải tiến nền kinh tế. Vì ông ấy không thể thuyết phục được bất kì ai cho ông ấy vay tiền, ông ấy phải “cầm” chiếc xe đạp đó để lấy $20 để mua modem nối máy tính đại học với mạng để cho ông ấy có thể viết phần mềm cho khách hàng ở thành phố khác. Khi ông ấy làm được đủ tiền và bắt đầu Neusoft, ông ấy chuộc lại chiếc xe đạp và giữ nó trong văn phòng như lời nhắc nhở về thời đó.
Điều Bill Gates, Narayana Murthy và Liu Jiren có chung là niềm tin mạnh mẽ vào công nghệ và tầm nhìn rằng công nghệ sẽ tạo ra khác biệt. Họ cũng tin vào đầu tư trong giáo dục công nghệ như điều tốt nhất họ có thể làm. Bill Gates dành số tiền lớn của mình cho mục đích giáo dục và Toà nhà Bill Gates ở CarnegieMellonUniversity là một ví dụ. Narayana Murthy đã tạo ra InfosysUniversity để huấn luyện các công nhân Infosys. Ts. Liu Jiren thành lập NeusoftUniversity có trụ sở ở nhiều thành phố lớn trên toàn Trung Quốc để giáo dục thanh niên về phần mềm.
Tôi tin giáo dục công nghệ là một điều quan trọng và nó phải không chỉ cho thanh niên, cho sinh viên mà cho mọi người. Tôi tin rằng xã hội thành công nhất trong năm hay mười năm tới sẽ là xã hội nơi giáo dục được đánh giá cao và mọi người có khả năng học sẽ tiếp tục học những điều mới. Thành công trong Thời đại thông tin sẽ được xác định KHÔNG phải bởi điều mọi người đã biết mà bởi khả năng của họ để điều chỉnh với những thay đổi và học điều mới. Là sinh viên, bạn phải ra quyết định có ý thức để trở thành người học cả đời. ĐỪNG cho phép bản thân mình trở thành người rời bỏ học tập. Cơ hội sẽ tới với những cá nhân có năng lực thích ứng và linh hoạt. Là sinh viên, bạn phải học gia tăng giá trị cho xã hội chúng ta và đóng góp nhiều hơn vào xây dựng đất nước chúng ta hùng mạnh. Tri thức và kĩ năng mới thêm nhiều giá trị cho bạn cho nên bạn có thể có tính cạnh tranh. Bạn phải nghĩ về loại người bạn muốn trở thành. Tôi được thuyết phục rằng “các Bill Gates tương lai” sẽ KHÔNG ở Mĩ mà ở đâu đó khác. Nó có thể là ở Trung Quốc, nó có thể là ở Ấn Độ, và nó có thể là ở Việt Nam. Bạn có phải là loại người đó không? Bạn có sẵn lòng trở thành người đó không?
Chúng ta có nhiều việc học tập phía trước mình. Không ai trong chúng ta có thể làm nó một mình được, nhưng nó có thể được làm. Và tôi muốn biện minh rằng nó phải được làm.
—-English version—-
Technology education
An old friend wrote to me:” I know that technology education is good but our country is poor. We can not compete with other countries like India and China in technology but should remain in agriculture to survive. We should focus more on agriculture education than technology trainings. You probably know an old saying that: “Number one is the educated, and number two is the farmer, but when there is no rice, then number one is the farmer and number two is the educated”. Agriculture society is our way of life and we should remain that way”.
As I know my friend is a person with nostalgic sentiment so I wrote back to him and share my opinion with you:
For thousand years, our country was an agriculture society and food was an important aspect of our life. However, the old saying also means that as people, we are very “pragmatic” and can adjust quickly when thing change. Today thing has changed as the whole world is already changing from agriculture to industrial and from industrial to technology. A society that does not value technology education cannot make progress. A society that cannot make progress cannot grow stronger and be able to compete. A society that cannot compete will not survive. The key to survive in this globalized world is we must be competitive. Of course this is an “uncomfortable feeling” to some but we can not stop progress. We can NOT apply agriculture sentiment thinking to the globalized world. On the contrary, I believe by having technology education we can properly apply scientific methods in agriculture to grow more rice, better rice, have enough foods to feed our people, and also export and compete with other rice growing countries. However we should not focus only in agriculture but must continue our progress on other areas.
Our country has always had to compete to survive for thousand years but we always have competed in military. That is changing because today we must learn to compete in economy, in business, and most of all, in knowledge and skills. For example, a rice growing farmer earn about $ 600 a year, a newly graduated software engineer is making $ 12000 a year – many times than a farmer. My question is how many young people want to be farmers and how many want to be software engineers? Today, India and China have produced million of engineers each year and many of them are working hard to give their countries a competitive advantage. Other countries such as Philippines, Malaysia, and Thailand are doing the same so we can not be content just to stay in agriculture alone. If we do NOT making progress, we do not “remain the same” but moving backward as other countries are moving forward. For example, the automobile industry started in the U.S and the U.S had dominated the automobile industry for more than 80 years but complacency and the sentiment to “remain the same” had changed it. Today the U.S is no longer dominating the automobile industry anymore. Japan and S. Korea now dominate this industry but others are also moving fast to compete with them. My question is what will be next? The software industry started in the U.S and the U.S has dominated the software industry throughout the world for 30 years but today, as China and India are rapidly making progress so it is interesting to see what will happen.
In my opinion, software is an easy market to lose because it is so easy to get into software business. This industry does not require significant investments or capital as compare to automobile industry. Anyone with a small computer can start a company and any country that is willing to invest in software education can create a software industry – I believe competing in this industry is not that difficult. For example, when Bill Gates started Microsoft, he did it with $ 50,000 loan from his father and grew the company to several billion dollars. Narayana Murthy started Infosys with $ 250 to build one of the largest software companies in India. Dr. Liu Jiren, a professor at NorthEasternUniversity in China, started his company by selling his bicycle for $ 20 to create Neusoft, the largest software company in China. Today, Microsoft, Infosys and Neusoft are all giants in the industry, employed hundreds thousand workers and bring significant prosperity to their economies. What happened if Bill Gates continued his study in Harvard and become a Lawyer? What happened if Narayana Murthy stayed at Patni Company as an office administration? What happened if Dr. Liu Jiren continued to teach computer science at NorthEasternUniversity?
During a lunch with Narayana Murthy at his house in Bangalore few years ago, he told me: “When I started Infosys in 1981, I had no money but lot of hope because I believed that software will become very big for India. I was very fortunate that my wife agreed with me and she sold her jewelry that she had as wedding dowry for about $ 1000 rupee ($ 250 dollars) so we could buy an old personal computer and began the company”. The first time, I met Dr. Liu Jiren in his office at Neusoft in 2004; I noticed a very old bicycle next to his modern desk. He explained to me that when he was a professor, he and his friends wrote a software application for a small company in town and they gave him this bicycle in return. At that time, having a bicycle was a big thing because that was the only transportation for most people as they are very poor. He had to share this bicycle with six others people in his family but he had a vision about technology and how it could improve the economy. Since he could not convince anyone to loan him money, he had to “pawn” the bicycle to get $20 to buy a modem to connect university computer to a network so he can write software applications to customers in other cities. When he made enough money and started Neusoft, he got his bicycle back and kept in his office as a reminder of that time.
What Bill Gates, Narayana Murthy and Liu Jiren had in common is a strong belief in technology and a vision that technology will make a difference. They also believe in investment in technology education as the best thing that they can do. Bill Gates spent a large sum of his money for education purpose and his BillGatesBuilding in CarnegieMellonUniversity is one example. Narayana Murthy created InfosysUniversity to train his Infosys workers. Dr. Liu Jiren established NeusoftUniversity which has location in several large cities throughout China to educate young people about software.
I believe technology education is an important thing and it should not be just for young people, for students but for everybody. I believe that the most successful society in the next five or ten years will be a society where education is valued and people who have ability to learn will continue to learn new things. Success in the Information Age will be defined NOT by what people already know but by their ability to adjust to changes and learn new things. As students, you must make a conscious decision to become a lifelong learner. Do NOT allow yourself to become a person who quit learning. Opportunities will go to individuals who have the capability to adapt and to be flexible. As students, you must learn to add value to our society and contribute more to build our country strong. New knowledge and skills adds more value to you so you can be competitive. You must think of the kind of person that you would want to become. I am convinced that the “Future Bill Gates” will NOT be in the U.S but somewhere else. It could be in China, it could be in India, and it could be in Vietnam. Are you that kind of person? Are you willing to become that person?
We have a lot of learning ahead of us. None of us can do it alone, but it can be done. And I would argue that it must be done.