Tuần trước tôi đã có cuộc nói chuyện với một giáo sư trẻ, anh ấy rất bực về sinh viên gian lận trong lớp. Anh ấy cho tôi xem một khảo cứu chỉ ra trên 40% sinh viên đại học gian lận trong các kì thi. Anh ấy nói: “Con số này đủ cao để yêu cầu có hành động mạnh hơn từ chúng ta và chúng ta phải đuổi tất cả họ.”

Tôi bảo anh ấy: “Điều này không mới; gian lận là chuyện xưa như bản thân giáo dục rồi. Sinh viên gian lận sẽ tiếp tục gian lận cho tới khi họ bị bắt. Nếu có 40% người gian lận thì điều đó cũng có nghĩa là 60% sinh viên không gian lận nữa. Chúng ta thường dành quá nhiều năng lượng vào giám sát, phòng ngừa và trừng phạt sinh viên đã gian lận, nhưng không mấy năng lượng khuyến khích sự chính trực và việc học trong lớp học. Có nhiều điều tiêu cực trong lớp học nhưng tôi ưa thích hội tụ và phía tích cực với các sinh viên tốt, những người nghiêm chỉnh về học tập.”

Anh ấy không đồng ý: “Điều đó là yếu ớt, không có hành động mạnh hơn và kỉ luật, giáo dục sẽ trở thành trò gian lận lớn.”

Tôi giải thích: “Cách nhìn của tôi lại khác. Tôi không thấy gian lận là vấn đề của sinh viên mà vấn đề là việc dạy và việc học. Gian lận xảy ra bởi vì sinh viên có cơ hội và động cơ làm điều đó. Động cơ là về qua được kì thi hay được điểm tốt nhưng nếu gian lận không ích lợi cho họ, nó sẽ không xảy ra. Để ngăn cản gian lận, tôi đổi các kì thi và phân công bài tập về nhà từ năm nọ qua năm kia cho nên sinh viên không thể gian lận được bằng việc dùng kì thi năm trước. Tôi không cho họ cơ hội để gian lận trong kì thi bằng việc đi quanh lớp để giới hạn bất kì ý định gian lận nào.”

Anh ấy nói: “Điều đó có thể ngăn ngừa việc gian lận nào đó nhưng nếu thầy không chú ý sinh viên sẽ vẫn gian lận.”

Tôi nói: “Tôi không thích đe doạ họ nhưng giải thích mong đợi và qui tắc của tôi cho lớp. Tôi bảo họ rằng họ tới lớp tôi để học cho nên nếu họ dùng bất kì tài liệu tham khảo nào, họ phải giải thích rõ ràng nguồn họ lấy chúng. Chừng nào họ còn viết ra đoạn đó tới từ internet hay websites nào đó, điều đó có nghĩa là họ đang dùng trích dẫn từ tác giả nào đó và điều đó không phải là gian lận. Trong trường hợp đó họ phải đọc, họ phải học từ ai đó để hoàn thành bài tập về nhà của họ. Tôi ưa thích dùng thảo luận trên lớp để xác định liệu sinh viên có thực biết tài liệu hay không thay vì cho điểm họ về bài tập về nhà cá nhân. Tôi yêu cầu họ giải thích cho lớp về điều họ đã học, cho dù họ học từ ai đó trên internet hay websites rồi cho điểm họ về việc hiểu của họ. Tôi để họ biết rõ ràng hành vi nào là gian lận và hành vi nào là không.”

Anh ấy nói: “Điều đó không hiệu quả, thầy không thể yêu cầu cả lớp làm điều đó được, thầy có thời gian giới hạn thôi.”

Tôi giải thích: “Trong nhiều năm các giáo sư đã đe doạ sinh viên bằng “Đừng có gian lận nếu không các em sẽ bị đuổi” nhưng điều đó không có tác dụng. Sinh viên gian lận biết hậu quả và đằng nào thì họ cũng vẫn gian lận. Lí do mà sinh viên gian lận là vì họ sợ thất bại hay bị điểm thấp hơn. Lí do họ đi tới lớp là để học cho nên tôi mong đợi họ học từ sai lầm của họ nữa. Từng sinh viên đều học khác nhau cho nên thay vì trừng phạt họ nghiêm khắc, tôi cho họ cơ hội thứ hai bằng việc yêu cầu họ về nhà và học nó lần nữa rồi quay lại để giải thích cho lớp về điều họ đã học. Tôi bảo họ rằng tôi đánh giá cao chuẩn chính trực (trung thực, kính trọng, trách nhiệm, công bằng và đáng tin) thay vì giám sát và kiểm soát họ. Tôi đối xử với họ như người lớn có trách nhiệm và phần lớn trong họ thường hành động theo cách đó. Nếu bạn đối xử với họ một cách công bằng họ sẽ hành động công bằng và nếu bạn đối xử xấu với họ thì họ cũng sẽ hành động xấu. Tôi không dùng kì thi như việc đo về họ tốt thế nào nhưng dùng cách họ áp dụng tri thức vào giải quyết vấn đề để đo. Tôi khuyến khích làm việc tổ, để cho họ thảo luận giữa họ với nhau và tạo điều kiện cho việc học. Vì tôi có bài kiểm tra hàng tuần, tôi giữ cho tất cả họ đều bận rộn và nếu họ không làm được bài kiểm tra, họ phải làm lại nó cho tới khi họ có mọi câu đều đúng. Nếu họ không biết câu trả lời trong bài kiểm tra, họ có thể đánh dấu nó rằng họ cần thời gian để học thì tôi để cho họ về nhà học lại nó. Tất nhiên họ sẽ chỉ có một nửa điểm khi so sánh với những người khác học tốt ngay lần đầu. Quan điểm của tôi là điều họ học là quan trọng hơn điều họ có được trong bài kiểm tra. Vì sinh viên biết rằng họ có cơ hội thứ hai, họ không gian lận vì không có lí do để làm điều đó.

Chìa khoá để chấm dứt gian lận là thiết kế môn học thúc đẩy học tập hơn là để cho sinh viên đỗ hay trượt. Thực ra, gian lận là triệu chứng của sợ và nếu có sợ trong lớp học, không có việc học. Bằng việc xoá bỏ nhân tố sợ, sinh viên sẽ học nhiều hơn.

—English version—

Cheating in class

Last week I had a conversation with a young professor, he was angry about students who cheated in his class. He showed me a study that showed over 40% college students admitted to cheat on exams. He said: “The number is high enough that demand stronger action from us and we should dismiss them all.”

I told him: “This is not new; cheating is as old as the education system itself. Students who cheat will continue to cheat until they got caught. If there is 40% who cheat then it also means 60% of students are not cheating too. We often spend too much energy on monitoring, preventing and punishing students who cheated, but not much on encourage integrity and learning in the classroom. There are lots of negative things in the classroom already but I prefer to focus on the positive side with good students who are serious about learning.”

He did not agree: “That is weak, without stronger action and disciplines, education will become a big cheating game.”

I explained: “My view is different. I do not see cheating is a student issue but a teaching and learning issue. Cheating happens because students have the chance and the motivation to do it. The motivation is about passing exam or getting good grade but if cheating does not benefit them, it would not happen. To prevent cheatings, I change my exams and homework assignments from year to year so students cannot cheat by using last year exams. I do not give them a chance to cheat during exam by walk around classroom to limit any temptations for cheating.”

He said: “It may prevent some cheatings but if you do not pay attention students will still cheat.”

I said: “I do not like to threaten them but explain my expectations and rules for my class. I told them that they come to my class to learn so if they use any reference materials, they should clearly explain the sources where they get them. As long as they wrote that the paragraph come from the internet or some websites, it means they are using quotation from some authors and that is not cheating. In that case they have to read, they have to learn from somebody to complete their homework. I prefer to use class discussion to determine whether students really know the materials or not rather than grade them on individual homeworks. I ask them to explain to the class on what they have learned, even they learned from somebody on the internet or websites then grade them on their understanding. I clearly let them know which behaviors are cheating and which are not.”

He said: “That is not effective, you cannot ask the whole class to do that, you have limited time.”

I explained: “For years professors have threatened students with “Don’t cheat or you will be dismissed” but it did not work. Students who cheat know the consequences and they still cheat anyway. The reason that students cheat because they are afraid of failing or getting lower grade. The reason they come to class is to learn so I expect them to learn from their mistakes too. Each student learn differently so rather than give them hard punishment, I give them a second chance by asking them to go home and learn it again then come back to explain to the class of what have they learned. I told them that I value integrity standards (honesty, respect, responsibility, fairness and trustworthiness) rather than monitoring and control them. I treat them as responsible adults and most of them often act that way. If you treat them fairly they will act fairly and if you treat them badly then they will act badly too. I do not use exam as a measurements for how good they are but use the way they apply knowledge in solving problems. I encourage teamwork, let them discuss among themselves and facilitate learning. Since I have test every week, I keep all of them busy and if they fail a test, they have to do it again until they have it all corrects. If they do not know the answer in a test, they can mark it that they need time to learn then I let them go home to learn it again. Of course they will only have half of the point as compare with other who do well the first time. My view is what they learn is more important than what they get in a test. Since students know that they have second chance, they do not cheat as there is no reason to do so.

The key to stop cheating is to design courses that promote learning rather than to pass or fail students. In fact, cheating is a symptom of fear and if there are fears in classroom, there is no learning. By eliminate the fear factors, students will learn more.