22 Feb, 2021
Đối thoại với sinh viên Nhật Bản
Mùa hè năm ngoái khi tôi dạy ở Nhật Bản tôi có thảo luận không chính thức với vài sinh viên ở đó. Chủ đề đi vào vấn đề nhà doanh nghiệp. Một sinh viên hỏi: “Hệ thống giáo dục của chúng em là một trong những hệ thống tốt nhất, người kĩ thuật của chúng em đã đạt được nhiều điều nhưng em không biết tại sao chúng em không có các nhà doanh nghiệp như Bill Gates, Steve Jobs, hay Marc Zuckerberg?”
Tôi giải thích “Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi muốn biết bao nhiêu người trong các bạn sẽ đổi một đề nghị việc làm thành nhà doanh nghiệp và bắt đầu công ti riêng của bạn?”
Các sinh viên nhìn nhau, không ai giơ tay để cho họ biết rằng họ có câu trả lời. Họ toàn là những sinh viên giỏi nhất, học ở các đại học hàng đầu và khi tốt nghiệp, họ sẽ có việc làm tốt từ các công ti hàng đầu. Tất nhiên, không có lí do để bắt đầu một công ti mà không có đảm bảo thành công khi bạn có việc làm tốt và lương tốt. Tôi hỏi họ tại sao họ chọn làm việc cho ai đó khi bản thân họ có thể là người chủ riêng. Họ do dự và trả lời: “Không rủi ro.”
Tôi giải thích: “Tất nhiên, phần lớn mọi người đều không muốn rủi ro cái gì. Nhà doanh nghiệp là người có đam mê về cái gì đó và sẽ nhận mạo hiểm để có được nó. Nếu bạn không muốn mạo hiểm, bạn không thể là nhà doanh nghiệp được. Nhà doanh nghiệp là giống như việc có con nhỏ. Khi người mẹ muốn có con cô ấy quên về các thay đổi trong cuộc sống mà cô ấy sẽ chịu đựng trong 10 tháng tới; hay đau khi sinh con. Cô ấy quên mọi điều bởi vì cô ấy muốn có con. Cô ấy muốn là người mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc và sẵn lòng nhận rủi ro mọi thứ. Bắt đầu một công ti cũng giống như có con nhỏ, nếu bạn không muốn điều đó cho đủ, bạn sẽ không bao giờ có được nó. Để bắt đầu công ti, nhà doanh nghiệp quên về mạo hiểm rủi ro, và bất định đang chờ đợi phía trước vì họ đam mê về điều họ muốn làm. Không có đam mê, họ sẽ không có khả năng vượt qua chướng ngại. Một số sẽ từ bỏ khi họ đối diện với vấn đề. Phần lớn các bạn đều nhìn vào nhà doanh nghiệp thành công và ước muốn bạn là họ. Bạn cần biết rằng với mọi người thành công, có lẽ có cả nghìn người hay hơn đã thất bại.”
Một sinh viên bình luận: “Thầy nói đúng. Phần lớn chúng em nói về điều đó và ghen tị với người Mĩ nhưng trong thực tế; không ai muốn phiêu lưu vào cái gì đó như thế. Từ thời niên thiếu chúng em đã lớn lên trong môi trường mà mục đích của giáo dục là để có được việc làm tốt trong công ti tốt. Bố mẹ chúng em làm điều đó, ông bà chúng em làm điều đó, và chúng em theo họ. Chúng em không muốn thay đổi truyền thống.”
Sinh viên khác thêm: “Ở nước chúng em, nếu một sinh viên nói “Tôi muốn bắt đầu một công ti,” gia đình sẽ nghĩ: “Nó điên, nó muốn phí cuộc đời nó, và tiền của gia đình phí vào cái gì đó ngu xuẩn.” Trong văn hoá của chúng em, chúng em không bắt đầu công ti, chúng em làm việc cho công ti. Chính văn hoá của chúng em ngăn cấm việc là nhà doanh nghiệp.”
Một sinh viên nói: “Một phần của lí do tại sao chúng em chọn việc làm tốt thay vì bắt đầu công ti riêng của mình là thiếu mô hình vai trò. Chúng em không có “Bill Gates Nhật Bản” cho nên chúng em không có ai để theo.”
Một sinh viên khác nói thêm: “Ở nước chúng em, từ tiểu học tới trung học, và thậm chí ở đại học, mục tiêu duy nhất là có được điểm tốt và tốt nghiệp với xếp hạng cao. Đại học của chúng em không khuyến khích khám phá hay tự truy tìm. Chúng em được dạy tuân theo qui trình có trật tự chứ không là cái gì đó khác.”
Sinh viên khác không đồng ý: “Nhưng nền giáo dục của chúng em đã thay đổi rồi. Chúng em bắt đầu áp dụng khái niệm mới và khuyến khích tư duy độc lập nhiều hơn bây giờ. Tất nhiên vẫn có lỗ hổng do cách nhìn của chúng em về cấp bậc từ trên xuống nhưng điều đó sẽ thay đổi. Điều đó có thể cần thời gian nhưng mọi sự sẽ thay đổi. Ngày nay sinh viên cần hướng dẫn và phơi ra cho ý tưởng mới, khái niệm mới mà không sẵn có bây giờ. Nếu chúng em được đào tạo về là nhà doanh nghiệp, chúng em có thể làm cho điều đó xảy ra.”
Tôi giải thích: “Tôi không nghĩ bạn có thể đào tạo một người để là nhà doanh nghiệp. Điều đó phải có ở trong máu họ, trong óc họ và trong đam mê của họ. Họ phải theo đuổi cái gì đó mà họ tin vào. Nhật Bản có nhiều nhà doanh nghiệp trong lịch sử nhưng bằng cách nào đó nhiều người trong các bạn quên mất. Các bạn chỉ nhìn vào Bill Gates, Steve Jobs như anh hùng nhưng nhiều năm trước Gates và Jobs, đã có Masaru Ibuka và Akio Morita người đã bắt đầu một công ti nhỏ để sửa radio ở Tokyo. Trong cuộc viếng thăm Mĩ trong những năm 1950, Ibuka nghe nói về phát minh transistor. Ông ấy đã mua bằng phát minh công nghệ transistor đem về Nhật Bản và đã phát triển radio transistor. Trong khi một số công ti Mĩ đã xây dựng radio transistor đầu tiên nhưng radio transistor của người Nhật Bản là kinh doanh thương mại thành công nhất vào thời đó. Trong những năm 1960 quãng 85% thị trường radio transistor thuộc về Nhật Bản. Chính radio transistor đã cho sinh thành ra công nghiệp điện tử ở Nhật Bản. Tên công ti đó là Sony.”
“Ngày nay một số trong các bạn nghĩ là nhà doanh nghiệp là cái gì đó nước ngoài cho nên các bạn nhìn ra những người như Bill Gates hay Steve Jobs và không bao giờ nhìn vào trong cho thành công riêng của bạn. Nhà doanh nghiệp là về đam mê, động cơ và thỉnh thoảng là sự cần thiết. Một số trong các nhà doanh nghiệp giỏi nhất ở nước bạn đã làm điều đó do sự cần thiết cơ bản của họ. Họ đã kinh nghiệm sự tàn phá của Thế chiến II cho nên họ có đam mê xây dựng lại, bắt đầu mới. Thay vì đọc sách về Bill Gates hay Steve Jobs, bạn nên đọc sách về Akio Morita và cách ông ấy đã biến đổi Sony thành một trong những công ti điện tử lớn nhất trên thế giới. Tôi đã đọc về cuốn sách của ông Morita nhiều năm trước và tôi vẫn còn đọc lại nó vì nó cho tôi nhiều ngưỡng mộ lòng dũng cảm của ông ấy trong thời cực kì khó khăn.”
“Nhiều người trong các bạn đã không biết rằng anh hùng của Steve Jobs là Akio Morita và ông ấy thường liên hệ với ông Morita để xin lời khuyên trong những năm đầu tại Apple. Đây là vài lời khuyên mà ông Morita đã cho Steve Jobs mà có thể làm các bạn ngạc nhiên: “Nếu bạn muốn đem tới cái gì đó cho thị trường, nó phải là cái gì đó khác, cái gì đó mà không ai khác đã làm.” …. “Bạn không cần làm nghiên cứu thị trường hay theo ai đó khác, cẩn thận quan sát cách mọi người sống, lấy trực cảm về điều họ có thể muốn và rồi đi cùng nó.” … “Nếu bạn đi qua cuộc đời được thuyết phục rằng cách của bạn bao giờ cũng là tốt nhất, mọi ý tưởng mới trên thế giới sẽ đi qua bên bạn. Quan sát và học tập, đừng sợ phạm sai lầm. Nhưng phải chắc bạn không phạm cùng sai lầm hai lần.” … “Một mình quảng cáo và xúc tiến sẽ không duy trì được sản phẩm kém hay sản phẩm ra không đúng thời. Tạo ra sản phẩm tốt nhất, sản phẩm chất lượng cao nhất đi …”
—-English version—-
Conversation with Japanese Students
Last summer when I taught in Japan I had an informal discussion with a few students there. The subject came to the topic of entrepreneur. One student asked: “Our education system is one of the best, our technical people have achieved many things but I do not know why we do not have entrepreneurs like Bill Gates, Steve Jobs, or Marc Zuckerberg?”
I explained: “Before answer your question, I want to know how many of you would turn down a job offer to become an entrepreneur and start your own company?”
The students looked at each other; no one raised their hands so they know that they had the answer. They were all best students, studied at top universities and when graduate, they will get good jobs from top companies. Of course, there is no reason to start a company with no guarantee of success when you have good jobs and good salaries. I asked them why they chose to work for somebody when they could be their own bosses themselves. They hesitated and answered: “No risks”.
I explained: “Of course, most people do not want to risk anything. Entrepreneur is about having passion for something and willing to take the risk to get it. If you do not want risk, you cannot be entrepreneur. Entrepreneurship is like having a baby. When a mother wants to have a baby she forgets about the changes in life that she will endure for the next 10 months; or the labor pain she will have while delivering the baby. She forgets everything because she wants a baby. She wants to be a nourishing, caring mother and willing to risk everything. Starting a company is also like having a baby, if you do not want it enough, you will never get it. To start company, entrepreneurs forget about the risk, and uncertainties waiting ahead because they are passionate about what they want to do. Without passion, they will not be able to overcome obstacles. Some would quit when they face problem. Most of you look at successful entrepreneurs and wish you were them. You need to know that for every one who succeed, there are probably thousands or more people who failed.”
A student commented: “You are correct. Most of us talk about it and envy the American but in reality; no one wants to venture into something like that. From childhood we grow up in an environment where the aim of education is to get a good job in a good company. Our parents do that, our grandparents do that, and we follow them. We do not want to change our tradition.”
Another student added: “In our country, if a student says “I want to start a company”, the family would think: “He is crazy, he wants to waste his life, and his family’s money on something stupid”. In our culture, you do not start a company, you work for a company. It is our culture that prohibits entrepreneurship.”
One student said: “Part of the reason why we choose a good job rather than start our own company is lack of role model. We do not have “Japanese Bill Gates” so we have no one to look up to.”
A student added: “In our country, from elementary to high school, and even college, the only objective is to get good grade and graduate with high ranking. Our university does not encourage discovery or self enquiry. We are taught to follow an orderly process rather than something else.”
Another student disagreed; “But our education has changed. We start to apply new concept and encourage more independent thinking now. Of course still there are gaps due to our view of hierarchical from top down but it will change. It may take time but things will change. Today students need guidance and exposure to new ideas, new concepts which are not available now. If we are trained in entrepreneurship, we can make it happen.”
I explained: “I do not think you can train a person to be an entrepreneur. It has to be in their blood, in their minds, and in their passions. They must pursue something that they believe in. Japan had many entrepreneurs in history but somehow many of you forget. You only look at Bill Gates, Steve Jobs as your heroes but many years before Gates and Jobs, there were Masaru Ibuka and Akio Morita who started a small company to repair radio in Tokyo. During a visit to the U.S in 1950s, Ibuka heard about the invention of the transistor. He brought the license of the transistor technology back to Japan and developed the transistor radio. While some American companies already built the first radio transistor but Japanese‘s transistor radio was the most successful commercial venture at that time. In the 1960s about 85% of the transistor radio market belonged to Japan. It was the transistor radio that gave birth to the electronic industry in Japan. The name of the company is Sony.”
“Today some of you think entrepreneurship is something foreign so you look outward to people like Bill Gates or Steve Jobs and never look inward to your own success. Entrepreneurship is about passion, motivation and sometime necessity. Some of the best entrepreneurs in your country did it for their basic necessity. They have experienced the devastation of World War II so they have the passion to rebuilt, to start anew. Instead of reading books about Bill Gates or Steve Jobs, you should read the book about Akio Morita and how he transformed Sony into one of the largest electronic company in the world. I read Mr. Morita’s book many years ago and I still reread it as it gave me a lot of admirations for his courage under extreme difficulty time.”
“Many of you probably did not know that Steve Jobs’ hero is Akio Morita and he often contacted Mr. Morita for advices during his early years at Apple. Here are some advices that Mr. Morita gave Steve Jobs that may surprised you: “If you want bring something to the market, it had to be something different, something that nobody else was making.” …. “You do not need to do market research or follow somebody, carefully watch how people live, get an intuitive sense as to what they might want and then go with it.” … “If you go through life convinced that your way is always best, all the new ideas in the world will pass you by. Observe and learn, don’t be afraid to make a mistake. But make sure you don’t make the same mistake twice.” … “Advertising and promotion alone will not sustain a bad product or a product that is not right for the times. Create the best product, the highest quality product …”