03 Jun, 2021
Đối thoại về phương pháp dạy
Ngày nay các đại học đang dùng “phương pháp dạy hỗn hợp” để làm tăng tính hiệu quả học tập của sinh viên. Kiểu phương pháp này hay các môn hỗn hợp bao gồm một tổ hợp các tương tác trên lớp giữa thầy và trò và các video trực tuyến, tài liệu đọc trước khi lên lớp. Sinh viên vẫn tới lớp, nhưng phải xem video hay đọc tài liệu như phần bổ sung cho hoạt động trên lớp. Mục đích là để tạo điều kiện cho việc học của sinh viên được tốt hơn, giảm đọc bài giảng trên lớp, và tăng tương tác qua thảo luận trên lớp.
Có bằng chứng rằng việc tổ hợp các video trực tuyến xem trước khi lên lớp và bài giảng trên lớp có thể cải tiến việc học của sinh viên. Tuy nhiên một số thầy giáo không thoải mái với phương pháp này, đặc biệt ở châu Á nơi đọc bài giảng vẫn là phương pháp chính. Vài năm trước khi tôi dạy ở châu Á, một thầy giáo bảo tôi: “Tôi nghĩ video không thể được dùng để thay thế cho bài giảng.” Tôi giải thích: “Video KHÔNG thay thế nhưng phụ thêm cho việc dạy của thầy. Không cái gì có thể thay thế được “thầy thực” và môn học hỗn hợp KHÔNG phải là lớp trực tuyến nơi sinh viên xem mọi thứ trên video. Trong phương pháp dạy này, sinh viên vẫn học từ bài giảng của thầy nhưng họ phải đọc một số bài đọc hay xem một đoạn video ban đầu để có ý tưởng nào đó về điều họ sẽ học trong lớp của thầy. Họ có thể hiểu chút ít hay không hiểu gì nhưng ít nhất họ tới lớp sẵn sàng để học nhiều hơn. Trong phương pháp này, thầy không phải đọc bài giảng mọi lúc nhưng dùng thời gian của lớp để đánh giá việc học của sinh viên qua thảo luận lớp.”
Anh ấy không được thuyết phục: “Vậy thì khác gì? Tôi đọc bài giảng trên video, họ xem video của tôi rồi tới lớp và lại nghe bài giảng của tôi sao?”
Tôi giải thích: “Trong phương pháp này, thầy chia các khái niệm chính thành các “đơn vị học rời rạc” nhỏ hơn. Chẳng hạn, một chương của sách giáo khoa có thể được chia thành nhiều chủ đề đặc thù nhỏ nơi thầy thiết lập mục đích học tập rõ ràng cho từng chủ đề. (như, thầy thực sự muốn sinh viên học cái gì) rồi phân chia các hoạt động dạy của thầy thành hai phần: trực tuyến và trên lớp. Thầy đánh dấu một video ngắn thầy giới thiệu cho sinh viên về khái niệm mà thầy muốn sinh viên biết trước khi tới lớp. Video này không nên nhiều hơn 10 tới 15 phút (Sinh viên sẽ không xem cái gì đó dài hơn 15 phút) rồi thầy thiết kế bài giảng để giải thích về tài liệu một cách chi tiết dể giúp cho sinh viên học nhiều hơn. Điều này có vẻ đơn giản nhưng không dễ vì thầy phải tự hỏi mình “Tôi thực sự muốn sinh viên học cái gì? Sinh viên có thể học cái gì trước khi tới lớp?” Và “Làm sao tôi có thể đảm bảo rằng sinh viên xem video hay đọc tài liệu trước khi lên lớp?”
Anh ấy không hài lòng: “Đó là nhiều công việc phụ. Tôi không thấy tại sao chúng tôi cần có video trước khi lên lớp hay thay đổi cách dạy của chúng tôi.”
Tôi bảo anh ấy: “Ngày nay sinh viên KHÔNG còn như sinh viên hai mươi hay năm mươi năm trước. Họ tích cực hơn và không thể ngồi yên được, không nghe được bài giảng dài nữa. Cho dù họ có thể ngồi đó nhưng tâm trí họ ở đâu đó khác cho nên họ không học mấy từ phương pháp đọc bài giảng. Để tăng hiệu quả dạy, chúng ta cần một cách tiếp cận mới mà có tính tương tác để cho họ có thể tham gia vào trong việc học. Vì nhiều sinh viên không thể giữ được chú ý lâu, thầy giáo cần chia các chủ đề thành nhiều đơn vị rời rạc mà có liên quan tới công việc họ sẽ làm sau khi tốt nghiệp. Sinh viên sẽ chú ý tới tài liệu liên quan nếu chúng giúp cho họ phát triển kĩ năng được cần.”
Anh ấy không thích điều đó: “Dường như là chúng tôi đang làm cho sự việc dễ dàng hơn cho họ? Đấy là mục đích của việc dạy ngày nay sao?”
Tôi giải thích: “Mục đích là làm cho việc dạy hiệu quả hơn và làm cho sinh viên học nhiều hơn. Thầy phải làm cho sự việc thành háo hức với họ để cho họ muốn học nhiều hơn. Năm ngoái, tôi đã làm một video ngắn nơi người quản lí của Google đã nhắc tới năm kĩ năng quan trọng mà Google cần và tôi đã nói về những kĩ năng này trong thuật ngữ chung. Ngày hôm say, mọi sinh viên tới lớp với những câu hỏi vì họ muốn biết nhiều hơn. Họ đã nghe cẩn thận bài giảng của tôi và đã tham gia tích cực trong thảo luận trên lớp. Đến cuối lớp, tất cả họ đều đạt được mục đích học tập mà tôi đã đặt ra cho hôm đó. Kĩ thuật để làm cho họ xem video và đọc tài liệu trước khi tới lớp là làm cho những điều này thành liên quan tới mục đích học tập của họ. Tôi cũng yêu cầu những người tốt nghiệp đang làm việc chia sẻ kinh nghiệm của họ trong một bài báo ngắn mà tôi đưa cho sinh viên như tài liệu đọc thêm. Điều đó động viên sinh viên của tôi học nhiều hơn khi họ tới lớp.”
Anh ấy tò mò: “Làm sao thầy đặt được mục đích học tập cho lớp?”
Tôi giải thích: “Mục đích học tập phải có tính thách thức nhưng đạt tới được. Mục đích KHÔNG là phát triển các “học giả” người biết nhiều điều nhưng không thể làm được mấy, mục đích học tập của tôi là hội tụ vào phát triển các “nhà chuyên nghiệp” người có thể áp dụng tri thức của họ vào một khu vực đặc biệt. Điều đó yêu cầu nỗ lực cộng tác và tương tác giữa thầy giáo và sinh viên. Thầy giáo xác định mục đích học tập cho lớp; thiết kế các hoạt động dạy; thực hiện trong hai phần: cơ sở trước khi lên lớp và chi tiết trên lớp rồi đo việc hiểu của sinh viên, sửa sai lầm của họ, và tạo khả năng cho họ áp dụng điều họ đã học để làm cái gì đó. Một khi họ làm chủ kĩ năng đó thì thầy giáo có thể tăng độ phức tạp khái niệm bằng việc dùng nhiều bài tập, trường hợp khảo sát v.v. Thầy giáo phải thường xuyên thông báo cho sinh viên về tiến bộ của họ dựa trên công việc thực tại của họ trong lớp. Sinh viên không phải ghi nhớ các thứ vì với laptop và điện thoại thông minh, họ có thể “Google” bất kì thông tin nào mà họ cần trong vài giây nhưng họ cần biết cách áp dụng tri thức của họ. Ngày nay việc học đang thay đổi từ “ghi nhớ” sang “áp dụng” và vì sinh viên học mọi thứ một cách khác đi, họ phải được cho sự linh hoạt nào đó để cho họ có thể thử những cách khác để học.”
“Là thầy giáo, thầy quyết định sự cân bằng giữa các hoạt động trong lớp và học trực tuyến trước khi lên lớp, và rồi cuối cùng việc học của sinh viên sẽ xảy ra. Lúc ban đầu sinh viên có thể xem video ngắn hay đọc bài báo ngắn trước khi tới lớp để làm quen với phương pháp này. Là thầy giáo, thầy phải bắt đầu bằng những bước nhỏ rồi quan sát để xem liệu việc học thực có xảy ra dựa trên hiểu biết của học sinh không. Qua thời gian thầy sẽ giao cho nhiều bài đọc hơn và và tăng chiều dài của video và làm ngắn lại bài giảng của thầy để dành nhiều thời gian cho thảo luận trên lớp để giám sát việc tham gia của sinh viên để xem liệu họ có đang học thêm không.”
—English version—
A conversation about teaching method
Today universities are using “blending teaching method” to increase students’ learning effectiveness. This type of method or blended course involves a combination of classroom interactions between teachers and students and online videos, pre-class reading materials. Students still go to class, but must watch videos or reading materials as supplement to their classroom activities. The goal is to facilitate better student’s learning, reduce classroom lectures, and increase interactions via classroom discussions.
There are evidences that the combination of pre-class online videos and in-class lectures can improve students’ learning. However some teachers are uncomfortable about this method, especially in Asia where lecturing is still the main method. Few years ago when I taught in Asia, a teacher told me: “I do not think a video can be used to substitute lecture.” I explained: “Videos are NOT substituted but additional to your teaching. Nothing can replace a “Real teacher” and blended course is NOT online class where students watching everything on videos. In this teaching method, students still learn from your lecture but they must do some readings or watching a short video first to get some ideas about what they will learn in your class. They may understand a little or nothing but at least they come to class ready to learn more. In this method, you do not have to lecture all the time but use class time to assess students’ learning via class discussion.”
He was not convinced: “So what is the difference? I lecture on video, they watch my video then go to class and listen to my lecture again?”
I explained: “In this method, you divide a major concept into smaller “discrete unit of learnings”. For example, a chapter of the textbook can be divided into several particular topics where you establish clear learning goals for each topic. (i.e., what do you really want students to learn) then divide your teaching activities into two parts: Online and classroom. You tape a short video where you introduce students to the concept that you want students to know before coming to class, This video should be no more than 10 to 15 minutes (Students will not watch something longer than 15 minutes) then you design your lecture to explain the materials in detail to help students to learn more. This sound simple but not easy as you must ask yourself “What do I really want students to learn? What things can student learn prior to class?” And “How can I ensure that students watch the video or read the materials prior to class?”
He was not happy: “That is a lot of extra works. I do not see why we need to have a video before the class or change our way of teaching.”
I told him: “Today students are NOT the same as students twenty or fifty years ago. They are more active and cannot sit quiet, listen to a long lecture anymore. Even they may sit there but their minds are somewhere so they do not learn much from lecturing method. To increase the teaching effectiveness, we need a new approach that is interactive so that they can engage in the learning. Since many students cannot keep attention well, teachers need to breakdown learning subjects into several discrete units that are relevant to the work that they will do after graduated Students will pay attention to relevant materials if they help them to develop the needed skills.”
He did not like it: “It seemed that we are making thing easier for them? Is it the goal of teaching today?
I explained: “The goals are making the teaching more effective and making students to learn more. You must make thing exciting for them so they want to learn more. Last year, I made a short video where a Google manager mentioned five important skills that Google needed and I talked about these skills in a general terms. The next day, all students came to class with questions as they wanted to know more. They listened carefully to my lecture and actively engaged in class discussion. By the end of the class, they all achieved the learning goals that I set for that day. The technique to make them watch videos and read materials before coming to my class is to make these relevant to their learning goals. I also asked graduates who are working to share their experiences in a short article that I gave students as extra reading materials. It motivated my students to learn more when they come to class.”
He was curious: “How do you set your learning goals for a class?
I explained: “The learning goals must be challenging but achievable. The goal is NOT develop “scholars” who know many things but cannot do much, my learning goal is focusing on develop “professionals” who can apply their knowledge in a particular area. That requires collaborative and interactive efforts between teachers and students. Teachers define the learning goals for the class; design the teaching activities; implement in two parts: Pre-class basics and in-class details then measure students’ understanding, correct their mistakes, and enable them to apply what they have learned to do something. Once they master that skill then teacher can increase the concept complexity using more exercises, case studies etc. Teachers should constantly informed students of their progress based on their actual works in class. Students do not have to memorize things since with laptops and smartphones, they can “Google” any information that they need in few seconds but they need to know how to apply their knowledge. Today learning is changing from “memorization” to “application” and since students learn things differently, they must be given some flexibility so they can try different ways to learn.”
“As Teacher, you decide the balance between in class activities and pre-class online learning, and then eventually students’ learning will happen. In the beginning students may watch a short video or read a short article before come to class to get familiar with this method. As teacher you must start with small step then watch to see if the real learning is happening based on their understanding. Overtime you will assign more readings and increase the length of the video and shorten your lecture to spend more time for class discussions to monitor students’ engagement to see if they are learning more.”