09 Apr, 2021
Đối thoại về công ti khởi nghiệp Châu Âu
Trong nhiều năm, tôi có một câu hỏi nhưng không có câu trả lời: “Tại sao khởi nghiệp thành công thế ở Mĩ, ở Ấn Độ thậm chí cả ở Trung Quốc nhưng lại không thành công ở châu Âu? Tại sao các nước có văn hoá tương đồng và hệ thống giáo dục tốt như Đức, Pháp và Anh v.v không có mấy công ti khởi nghiệp?”
Tuần trước tôi đã gặp giáo sư kinh doanh Hans Werner từ Áo khi chúng tôi cùng tham dự một hội nghị công nghệ ở San Francisco. Khi chúng tôi thảo luận về khởi nghiệp, ông ấy giải thích vấn đề công ti khởi nghiệp ở châu Âu. Ông ấy nói: “Mặc dầu châu Âu có vài nhà doanh nghiệp thành công như Richard Branson hay Xavier Niel nhưng so với Mĩ hay ngay cả Ấn Độ, châu Âu vẫn còn thua sau vài năm. Sinh viên trẻ châu Âu ngưỡng mộ Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg, và Sergey Brin nhưng họ không có người nào như thế để làm mô hình. Khởi nghiệp vẫn là ý tưởng mơ hồ hay giấc mơ xa xăm trong các sinh viên. Phần lớn thậm chí không nghĩ tới khởi đầu công ti của họ vì thị trường châu Âu đã bị kiểm soát bởi vài công ti rất lớn, rất khó cho công ti khởi nghiệp cạnh tranh với họ.”
“Liên hiệp châu Âu (EU) về căn bản là thị trường phân mảnh, với nhiều nước. Mỗi nước có ngôn ngữ và văn hoá khác nhau. Do đó công ti khởi nghiệp sẽ cần nhiều thời gian và tiền bạc hơn để đạt tới số lớn khách hàng bởi vì thị trường địa phương bị giới hạn. Vì công ti khởi nghiệp phải dành nhiều nỗ lực để thay đổi sản phẩm của họ để thích ứng với các ngôn ngữ khác nhau, điều đó sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian hơn. Mặc dầu EU có thương mại tự do và di chuyển tự do về lao động, nhưng rất khó cho bất kì công ti nào tăng trưởng. Nếu công ti khởi nghiệp không thể tăng trưởng lớn hơn, nó không thể cạnh tranh được với những công ti lớn hơn hay không thể làm ra tiền.”
“Phần lớn các nước châu Âu có công đoàn mạnh và luật pháp mạnh bảo vệ cho công nhân khỏi bị sa thải. Công ti khởi nghiệp cần thuê công nhân để tăng trưởng nhưng nếu nó không thành công, nó phải để công nhân ra đi. Tuy nhiên các chính phủ châu Âu có luật pháp dành cho công nhân các gói thôi việc lớn. Công nhân có thể nhận được nhiều tháng lương sau khi họ đã bị sa thải. Điều này rất rủi ro cho công ti khởi nghiệp bởi vì nó không thể đảm đương được việc trả cho công nhân sau khi họ không còn làm cho công ti cho nên ít người thậm chí xem xét khởi đầu công ti riêng của họ. Bản chất của công ti khởi nghiệp là nhận rủi ro và thất bại là thông thường nhưng ở châu Âu, doanh nghiệp thất bại hay phá sản bị trừng phạt khắc nghiệt. Chẳng hạn ở Pháp một doanh nghiệp có thể cần 10 năm để phục hồi từ phá sản.”
“Châu Âu không có các trung tâm công nghệ như thung lũng Silicon hay thành phố New York nơi mọi người làm việc trong khu vực công nghệ cũng có thể cộng tác để tạo ra ý tưởng mới. Họ có thể khởi đầu công ti, nhận đầu tư từ các nhà tư bản mạo hiểm. Để khởi đầu một công ti và để tăng trưởng lớn hơn, vốn được cần tới, nhưng điều đó là rất khó ở châu Âu. Phần lớn các nhà đầu tư châu Âu ưa thích đưa tiền vào các doanh nghiệp đã thiết lập vững chắc và không sẵn lòng đầu tư vào các công ti khởi nghiệp đầy rủi ro. Điều đó có thể giải thích cho lí do mà trong 30 năm qua, chỉ có vài công ti khởi nghiệp ở châu Âu khi so với vài nghìn ở Mĩ.”
“Các chính phủ châu Âu thường nói về khởi nghiệp trong diễn văn. Họ có mục đích chiến dịch tạo ra 500 000 công ti khởi nghiệp để tạo ra nhiều việc làm hơn trong vài năm tới. Nhưng trong thực tại, chính phủ thích nói to, đặt mục đích tham vọng nhưng thường chẳng làm gì về sau. Cho dù họ muốn, họ cũng không thể làm được gì mấy vì không ai muốn thay đổi cái gì bởi vì thay đổi là mạo hiểm. Nếu họ thành công, không có thưởng nhưng nếu họ thất bại họ sẽ mất nghề cho nên không ai mạo hiểm vị trí của họ. Ở châu Âu, bảo thủ có trong mọi hệ thống và khó thay đổi luật pháp để thiên về khởi nghiệp. Hệ thống giáo dục là việc phản xạ của văn hoá không rủi ro và các nhà hàn lâm không muốn thay đổi cái gì và đó là lí do tại sao từ khu vực công nghệ, họ bị nhiều năm tụt lai sau Mĩ.”
“Tất nhiên thanh niên kĩ thuật những người quan tâm tới công ti khởi nghiệp thường tới Mĩ, điều đó dễ dàng hơn và bao giờ cũng được đón chào ở đây. Về căn bản các nước châu Âu mất nhiều nhà doanh nghiệp giỏi nhất và lỗi lạc nhất cho Mĩ. Câu hỏi là ai sẽ cung cấp việc làm tương lai và tăng trưởng kinh tế? Đặc biệt trong khu vực công nghệ? Vì các nền kinh tế của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hi Lạp đã chạm đáy, khủng hoảng tiếp sẽ là ở Italy và Pháp và với hàng triệu người tốt nghiệp trẻ không có việc làm, tương lai rất buồn. Không phải là bất thường mà thấy người tốt nghiệp đại học đi làm trong nhà hàng hay bán đồ lưu niệm cho khách du lịch, điều đó là lãng phí tài năng. Nếu châu Âu không chịu khó suy nghĩ về vấn đề này và cố gắng khuyến khích nhiều công ti khởi nghiệp để tạo ra việc làm bây giờ, tôi nghĩ sẽ có hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế trong tương lai.”
—-English version—-
A conversation about European startup
For several years, I have a question but do not have the answer: “Why entrepreneurship is so successful in the U.S, in India and even in China but not in Europe? Why countries with similar culture and good education systems such as Germany, France, and England etc. do not have many startups?
Last week I met Business Professor Hans Werner from Austria when we both attended a technology conference in San Francisco. As we discussed about entrepreneurship, he explained the startup issues in Europe. He said: “Although Europe does have few successful entrepreneurs such as Richard Branson or Xavier Niel but compare with the U.S. or even India, Europe is still many years behind. Young European students there admired Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg, and Sergey Brin but they do not have anyone like that as role models. Entrepreneurship is still a vague idea or a far away dream among students. Most do not even think about starting their company because European market was controlled by few very large companies, it is very difficult for startups to compete with them.”
“European Union (EU) is basically a fragmented market, with several countries. Each has different languages and cultures. Therefore a startup will need more time and money to reach a large number of customers because local market is limited. Since startup has to spend a lot of efforts to modify their products to adapt to difference languages it will be costly and take longer time. Although the EU has free trade and free movement of labor but it is very difficult for any company to grow. If a startup cannot grow bigger, it cannot compete with larger companies or make money.”
“Most European countries have strong unions and strong laws protecting workers from being laid off. Startup needs to hire workers to grow but if it is not successful, it must let workers go. However European governments had laws that gave workers large severance packages. Workers could receive many months of full salary after they were laid-off. This is very risky for startup because it cannot afford to pay workers after they no longer with the company so few people even consider to start their own company. The nature of startup is to take risks and failure is common but in Europe, a failed business or bankruptcies are punished harshly. For example in France a business may need 10 years to recover from a bankruptcy.”
“Europe does not have technology centers like Silicon Valley or New York City where people working in technology areas can collaborate to create new ideas. They can start company, get investments from venture capitalists. To start a company and to grow bigger, capital is needed, but that is very difficult in Europe. Most European investors prefer to put money into well established businesses and are not willing to invest in risky start-ups. It may explain the reason that in the past 30 years, there were only few startups in Europe as compare with several thousands in the U.S.”
“The European governments often talk about entrepreneurships in speeches. They have campaign goals to create 500,000 start-ups to create more jobs over the next few years. But in reality, government likes to talk big, set ambitious goals but often do nothing afterward. Even if they want, they could not do much as nobody wants to change anything because change is risky. If they succeed, there is no reward but if they fail they will lose their career so nobody would risk their positions. In Europe, conservative is in every systems and it is difficult to change the laws to favor entrepreneurship. The education systems are a reflection of the no-risk culture as academicians do not want to change anything and that is why from the technology area, they are many years behind the U.S.”
“Of course young technical people who are interested in startup are often coming to the U.S, it is much easier and always welcomed here. Basically European countries lost a lot of the best and the brightest entrepreneurs to the U.S. The question is who is going to provide the future jobs and economic growth? Especially in the technology area? Since the economies of Spain, Portugal and Greece was already hit bottom, the next crisis will be in Italy and France and with millions of young graduates that have no job, the future is very sad. It is not unusual to see college graduates work in restaurants or sale souvenirs for tourists, it is a waste of talents. If Europe do not think hard about this problem and try to encourage more startups to create more jobs now, I think there will be serious consequences for the economy in the future.”