Chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu hoá nơi công nghệ tạo khả năng chuyển sản phẩm và dịch vụ đi mọi nơi. Nó cũng làm thay đổi nền kinh tế của mọi nước vì nó cũng điều phối việc chuyển việc làm từ nước này sang nước khác.

Không lâu trước đây, mọi người di cư tới nơi có việc làm, ngày nay việc làm đang di chuyển tới nơi công nhân có kĩ năng sống. Theo nhiều nghiên cứu, có nhiều việc làm sẵn có hơn vì công nghệ yêu cầu nhiều công nhân có kĩ năng cho xã hội. Khi một số việc làm phát triển, số khác sẽ biến mất vì máy có thể thay thế việc làm lao động thủ công. Để sống còn, mọi người phải thu được những kĩ năng nào đó để duy trì việc làm của họ. Trong vài năm tới, nhiều việc làm có kĩ năng sẽ được cần tới nhưng sẽ ít việc làm thủ công hơn còn sẵn có bởi vì những việc làm này sẽ được tự động hoá bằng máy.

Để tận dụng ưu thế của nhu cầu công nghệ đang phát triển, giáo dục khoa học là quan trọng. Ngày nay, nhiều nước đang hội tụ vào đào tạo khoa học ở đại học, nhưng điều đó là quá trễ. Theo khảo cứu mới nhất của chính phủ Mĩ, để thúc đẩy giáo dục khoa học và chuẩn bị học sinh cho thế giới toàn cầu hoá, giáo dục khoa học phải bắt đầu sớm hơn trước khi học sinh tới đại học. Một kiểm điểm của khảo cứu này nhận diện ra một số vấn đề có tham gia vào trong dạy học sinh về cách công nghệ ảnh hưởng tới thế giới của chúng ta ngày nay và trong tương lai gần.

Khảo cứu này nhìn vào giáo dục khoa học trong hai mươi nước đã phát triển và thấy rằng hệ thống giáo dục hiện thời không cho phép đủ thời gian để dạy khoa học cả ở trường trung học và trường tiểu học. Trong hầu hết các nước châu Âu, ít hơn mười phần trăm thời gian trên lớp được dành cho hoạt động khoa học. Mĩ, Nhật, Hàn Quốc và các nước ở Scandinavia đã làm tốt hơn với mười bẩy phần trăm. Khảo cứu này kết luận rằng để chuẩn bị cho xã hội tri thức, học sinh cần dành hai mươi tới hai mươi hai phần trăm học tập của họ cho hoạt động khoa học.

Mặc dầu một số người coi trường tiểu học là quá sớm để bắt đầu học về khoa học, nhưng khảo cứu này đã thấy rằng học sinh trẻ hơn ở độ tuổi đó đã sẵn sàng về mặt phát triển để hiểu các khái niệm khoa học cơ sở. Họ tò mò hơn và có tưởng tượng cao hơn và nên được khuyến khích học nhiều hơn về khoa học. Ngày nay trẻ em trẻ hơn được phơi ra với công nghệ qua ti vi, máy tính, điện thoại di động và chúng có ý tưởng nào đó về cách công nghệ làm việc. Nếu được khuyến khích đủ, chúng có thể xuất sắc về khoa học về sau. Một khảo cứu của người Nhật đã thấy rằng có tương quan mạnh giữa số các lớp khoa học bậc tiểu học và số các nhà khoa học mà họ đã phát triển trong đại học. Trong các thành phố có nhiều trưng bày khoa học, có nhiều học sinh học khoa học hơn các ngành khác. Khảo cứu này đi xa hơn để phỏng vấn năm mươi nhà khoa học hàng đầu của họ và tất cả họ đều xác nhận rằng mối quan tâm của họ vào khoa học bắt đầu từ sớm hơn, từ trong trường tiểu học.

Bên ngoài điều trẻ em đã biết, các nhà nghiên cứu đã nhận diện vài yếu tố khác ảnh hưởng tới việc phát triển tư duy khoa học. Đầu tiên, chủ đề khoa học thường chỉ đạo thành công của học sinh trong lớp học. Chẳng hạn, trẻ lớp năm giỏi nhiều trong việc hiểu các khái niệm vật lí hơn là chúng làm tranh luận xã hội. Bên cạnh đó, học sinh thành công hơn với việc hoàn thành các nhiệm vụ nơi chúng phải nhận diện ra nguyên nhân, thay vì tạo ra một kết quả đặc thù.

Bởi vì quá trình khoa học là phức tạp, có nhiều cách tiếp cận tới việc dạy khoa học. Chẳng hạn, thầy giáo có thể hỏi một câu hỏi nhưng có vào cách trả lời nó. Cách truyền thống hội tụ vào câu trả lời đúng hay không đúng. Cách hiện đại hội tụ vào hiểu “tại sao” học sinh trả lời theo cách đó. Thay vì hội tụ vào câu trả lời (đúng hay sai) thầy giáo sẽ hội tụ vào cách học sinh trải qua quá trình suy nghĩ để làm ra câu trả lời của họ. Thay vì cho câu trả lời, thầy giáo thách thức học sinh hình dung ra cái gì xảy ra và cho phép họ dùng quá trình logic và khoa học để đi tới câu trả lời. Khảo cứu này kết luận rằng bởi vì phương pháp dạy hiện đại, giáo dục của Mĩ thúc đẩy nhiều phát kiến và các nhà khoa học hơn các nước khác.

Có ba kiểu giảng dạy khoa học: phương pháp truyền thống hay “trực tiếp”, phương pháp “học qua hành”, và phương pháp “khám phá”. Phương pháp truyền thống là nơi thầy giáo giảng giải thực nghiệm và kết quả của nó, rồi học sinh phải ghi nhớ chúng. “Học qua hành” là nơi thầy giáo nêu ra vấn đề, học sinh phải thực hiện thực nghiệm với hướng dẫn từ thầy giáo để giải thích kết quả. Kiểu tốt nhất và thách thức nhất là phương pháp “Khám phá” nơi học sinh nghĩ ra, thực thi, và diễn giải thực nghiệm riêng của họ, thường với vài cái vào từ thầy giáo. Đây là cách hiệu quả nhất để đẩy mạnh tính sáng tạo nhưng nó bị giới hạn chỉ vào vài sinh viên được lựa chọn.

Theo khảo sát này của chính phủ: Phương pháp truyền thống nơi thầy giáo làm hầu hết việc dạy là cách hiệu quả nhất để giúp học sinh tiểu học học về khoa học. Những học sinh trẻ này nhận được chỉ dẫn trực tiếp và họ là giỏi hơn trong việc nhớ kết quả và công thức. “Học qua hành” nơi thầy giáo đóng vai trò hỗ trợ là có hiệu quả ở trường trung học và đại học nơi học sinh học bằng “làm thực tế” hơn là chỉ ghi nhớ cho nên họ hiểu “cái gì” và “thế nào” của quá trình khoa học. “Khám phá” là phù hợp nhất cho các học sinh trong trường đã tốt nghiệp hội tụ nhiều vào nhân quả (cái gì, tại sao, thế nào, ở đâu và khi nào) cho nên họ có thể tiến hành nghiên cứu khoa học.

Tất nhiên, không phương pháp nào là hoàn hảo và không nhà nghiên cứu nào lẫn nhà giáo dục nào đồng ý về cái gì có tác dụng tốt nhất. Điều hiển nhiên là ở chỗ phát triển của trẻ nhỏ và hiểu biết hiện thời của chúng về thế giới quanh chúng là quan trọng. Được cho đủ việc phơi ra và hướng dẫn, có thể phát triển nhiều nhà khoa học bằng việc bắt đầu dạy về khoa học sớm hơn. Trong thế giới công nghệ thay đổi nhanh chóng này, mọi nước đều cần nhiều dân số có tâm trí khoa học, tư duy tiến tới trong tương lai, và trường tiểu học là chỗ bắt đầu.

—-English version—-

Teaching science

We are living in a globalized world where technology enables the movement of products and services everywhere. It also changes every country’s economy as it also coordinate the movement of jobs from one country to another. Not long ago, people migrate to where the jobs are, today jobs are migrating to where skilled workers live. According to several studies, there are more jobs available as technology requires more skilled workers for society. As some jobs grow, others will disappear as machines can take over manual labor jobs. To survive, people must acquire certain skills in order to retain their job. In the next few years, more skilled jobs will be needed but fewer manual jobs will be available because these jobs will get automated by machines.

To take advantage of the growing technology needs, science education is important. Today, many countries are focusing on training of science in college, but that is too late. According to the latest U.S government study, to promote science education and to prepare students for the globalized world, science education must begin earlier before students reach college. A review of this study identifies some issues involved in teaching students about how technology influences our world today and in the near future.

The study looks at science education in twenty developed countries and found that current education systems do not allow enough time for teaching science in both high school and elementary school. In most European countries, less than ten percent of classroom time was devoted to scientific activities. The U.S, Japan, S. Korea and countries in the Scandinavia did better with seventeen percent. The study concluded that to prepare for the knowledge society, students need to spend twenty to twenty five percent of their study on science activities.

Although some people consider elementary school is too early to start learning about science, but the study has found that younger students at that age are developmentally ready to understand basic scientific concepts. They are more curious and have higher imagination and should be encouraged to learn more about science. Today younger children are exposed to technology with TV, computers, mobile phones and they have some ideas about the way technology works. If encouraged enough, they could excel in science later. A Japanese study has found that there is a strong correlation between number of elementary science classes and number of scientists that they developed in college. In cities that have more science exposures, there are more students study science than others. The study went further to interview fifty of their top scientists and they all confirmed that their interests in science started earlier, during elementary school.

Beyond what children already know, researchers have identified few other factors that affect the development of scientific thinking. First of all, the science subject often dictates students’ success in the classroom. For example, fifth-graders are much better at understanding physical concepts than they are at social reasoning. Additionally, students are more successful at completing tasks where they have to identify a cause, rather than produce a particular outcome.

Because scientific process is complicated, there are many approaches to teaching science. For example, the teacher may asked a question but there are several ways to answer it. The traditional way focuses on correct or incorrect answer. The modern way focuses on understand “Why” students answer that way. Instead of focus on the answer (Right or wrong) the teacher would focus on how students go through a thinking process to make their answers. Instead of give the answer, teacher challenges students to figure out what happened and allows them to use logic and scientific process to come up with the answer. The study concluded that because of the modern teaching method, U.S education fosters more innovations and scientists than other countries.

There are three types of science instructions: The traditional or “direct” method, the “Learning by Doing” method, and the “Discovery” method. The traditional method is where the teacher explains an experiment and its results, then students must memorized them. The “Learning by Doing” is where the teacher raises a question, the students must perform an experiment with guidance from the teacher to explain the results. The best and most challenging is the “Discovery” method where students devise, execute, and interpret their own experiments, often with few inputs from teacher. This is the most effective way in foster creativity but it is limited only to few selected students.

According to the government study: The traditional method where teachers do most of the teaching is the most effective way to help elementary students to learn about science. These  young students receive direct instruction and they are better at remembering results and formulas. The “Learning by Doing” where teachers play a supporting roles is effective in high school and college where students learned by “actually doing” than just memorization so they understand the “what” and the “how” of scientific process. The “Discovery” is best suit for students in graduated schools which focuses more on the cause and effects (What, Why, How, Where and When) so they can conduct scientific research.

Of course, no method is perfect and neither researchers nor educators have agreed on what works best. What is obvious is that children’s development and their current understanding of the world around them is important. Given enough exposure and guidance, it is possible to develop more scientists by starting the teaching of science earlier. In this fast changing technology world, every country need more forward-thinking, scientifically minded population in the future, and elementary school is the place to start.