04 Jun, 2021
Đào tạo giáo viên
Khi tôi dạy ở một số nước, tôi ngạc nhiên rằng chỉ ít giáo viên trở lại trường để cập nhật tri thức của họ nhưng đa số không thấy nhu cầu về cải tiến nghề nghiệp của họ. Một giáo sư bảo tôi: “Chúng tôi đã có bằng cấp và đã từng dạy trong nhiều năm rồi, sao chúng tôi cần trở lại trường?”
Nếu chúng ta nhìn vào các nghề như y tế, phi công, và kĩ nghệ, việc đào tạo hàng năm là được yêu cầu để đảm bảo sự nhất quán về chất lượng và cập nhật các kĩ năng. Những nghề này giữ đảm nhiệm riêng cho công việc của họ và yêu cầu họ chứng tỏ có kĩ năng được cập nhật nhất trước khi họ có thể tiếp tục làm việc. Chẳng hạn, bác sĩ y tế thực hiện giải phẫu, xử lí bệnh tật; phi công bay máy bay, và kĩ sư xây dựng nhà và cầu và tất cả họ đều làm điều đó tương ứng theo chuẩn nào đó và phải đổi mới chứng nhận công việc của họ hàng năm để làm công việc. Tôi nghĩ các giáo viên phải có qui tắc tương tự để chuyển giao việc đào tạo có chất lượng. Không có kĩ năng cập nhật làm sao chúng ta có thể chắc rằng thế hệ tương lai nhận được tri thức cập nhật để phát triển kĩ năng điều tạo khả năng cho họ là người có năng suất cho xã hội?
Nghề dạy học hiện thời ở nhiều nước phụ thuộc chủ yếu vào nỗ lực cá nhân. Không có tri thức chuẩn được cần tới một khi giáo viên bắt đầu dạy. Không có hướng dẫn về cải tiến nghề nghiệp liên tục cho nên có biến thiên cực lớn trong kĩ năng dạy giữa các giáo viên. Không có hệ thống hỗ trợ cho nghề này, các giáo viên bị bỏ lại cho cách riêng của họ để cải tiến kĩ năng riêng của họ với kết quả không dự đoán được. Nếu chúng ta nhìn vào các nước có nền giáo dục tốt nhất như Phần Lan, Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc chúng ta có thể thấy rằng việc đào tạo giáo viên của họ là rất có tính lựa chọn với những hướng dẫn nghiêm ngặt và chuẩn cao. Một người bạn ở Phần Lan bảo tôi: “Dễ vào trường y hơn là trường giáo dục; chỉ một người trong số hàng trăm ứng viên là được chọn làm giáo viên vì Phần Lan coi nghề giáo là rất nghiêm túc và lương là cao như bác sĩ y khoa.” Khi tôi ở Phần Lan, tôi cũng thấy rằng giáo viên ở đây dành nhiều thời gian vào việc cải tiến kĩ năng dạy của họ, một số người quay video việc dạy trên lớp của họ để về sau xem lại mình để tìm cách cải tiến kĩ thuật dạy của họ. Tôi không ngạc nhiên là Phần Lan hiện thời được xếp hạng là có hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới.
Không may ở các nước khác mà tôi tới thăm, nghề dạy học không được đối xử cao như tôi mong đợi. Bằng đại học thường được yêu cầu để dạy nhưng không có cách đo kĩ năng dạy. Không có yêu cầu đào tạo hàng năm và giáo viên có thể dạy cùng môn trong nhiều năm bằng việc dùng cùng tài liệu mà không có thay đổi gì. Đó là lí do tại sao nhiều người tốt nghiệp đang có tri thức lỗi thời và hoàn toàn không được kết nối với những thực tại của thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Vì lương giáo viên ở những nước đó thường thấp, nhiều người phải làm việc phụ thêm để kiếm sống, họ không có thời gian để cải tiến kĩ năng của họ hay học các môn phụ thêm để cải tiến tri thức của họ. Trong kiểu hệ thống này, thầy dạy càng lâu, lương của họ càng khá hơn cho nên một giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm có xu hướng ở lại cùng một trường dạy cùng một môn và giáo viên trẻ hơn sẽ gặp khó khăn cạnh tranh về việc làm.
Tất nhiên, thay đổi hệ thống giáo dục truyền thống là khó. Họ sẽ yêu cầu nhiều nỗ lực và tiền bạc để làm cho việc dạy thành nghề tương tự như y tế. Nhưng không thay đổi sẽ còn hại hơn vì với toàn cầu hoá, cạnh tranh là dữ dội và không có lực lượng lao động có kĩ năng mạnh, đất nước sẽ thấy bản thân nó không thể nào cạnh tranh được. Năm ngoái, nhiều nhà kinh tế đã dự báo rằng Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc (BRIC) sẽ là những nền kinh tế mạnh nhất trong hai mươi năm tới do tăng trưởng kinh tế hiện thời của họ, tôi không đồng ý. Tôi nghĩ Phần Lan, Singapore và Hàn Quốc sẽ là mạnh hơn vì họ có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới. Trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, KHÔNG phải dân số hay tài nguyên tự nhiên là đáng kể mà “bí quyết” và quản lí phát kiến mới tạo ra khác biệt. Chẳng hạn, các nước châu Phi có tài nguyên thiên nhiên dư thừa nhưng không có hệ thống giáo dục đúng và nguồn lực có kĩ năng, nhiều nước đã trở hành nạn nhân của chiến tranh và nghèo đói. Ấn Độ và Trung Quốc có dân số lớn nhưng không có hệ thống giáo dục đúng, họ đã vật lộn với các vấn đề xã hội và kinh tế trong nhiều năm mãi gần đây hệ thống giáo dục của họ đang bắt đầu thay đổi, kinh tế của họ được khấm khá lên.
Thay đổi kinh tế là có thể, nhưng chỉ nếu chúng ta hội tụ vào thay đổi hệ thống giáo dục trước hết và coi nghề dạy là nhân tố quan trọng nhất trong việc làm cho điều đó xảy ra. Chúng ta phải đầu tư vào đào tạo giáo viên và lương của họ như đầu tư chính vào tương lai vì họ đang giữ chìa khoá cho thịnh vượng tương lai: họ đào tạo lực lượng lao động tương lai xây dựng nên tương lai của chúng ta.
—English version—
Teachers’ training
When I taught in some countries, I was surprised that only few teachers go back to school to update their knowledge but a majority does not see the need for improving their profession. One professor told me: “We already have degree and have been teaching for many years, why do we need to go back to school?”
If we look at professions like medicine, pilot, and engineering, annual trainings are required to ensure consistency of quality and up to date skills. These professions are holding individual accountable for their works and requiring them to show the most up to date skills before they can continue to work. For example, Medical doctors perform surgery, treat diseases; pilots fly airplane, and engineers build buildings and bridges and they all do that according to certain standards and must renew their work-certification annually in order to do work. I think teachers should have similar rule for deliver quality trainings. Without skills update how can we be sure that the future generation is receiving the up to date knowledge to develop skills that enable them to be productive to society?
Currently teaching profession in many countries depends mostly on individual efforts. There is no standard knowledge required once a teacher starts teaching. There is no guidance for continuous professional improvement so there is a huge variation in teaching skills among teachers. Without a system to support the profession, teachers are left on their own to improve their own skills with unpredictably results. If we look at countries that have the best education such as Finland, Japan, Singapore, and South Korea we can see that their teachers’ trainings are very selective with rigorous guidelines and high standards. A friend in Finland told me: “It is easier to get into Medical school than Education school; only one among hundred applicants get selected to be teacher since Finland takes teaching profession very seriously and the salary is as high as a Medical doctor.” When I was in Finland, I also found that teachers here spent a lot of time on improving their teaching skills, some videotape their classroom teaching to watch them later to find way of improve their teaching technique. I am not surprised that Finland is currently rated as the best education system in the world.
Unfortunately in other countries that I visited, the teaching profession is not treated as high as I would expect. A college degree is usually required to teach but there is no measurement of teaching skill. There are no annual training requirements and a teacher can teach the same subject for many years using the same materials without any change. That is why many graduates are having obsolete knowledge and completely disconnected from the realities of the fast changing world. Because teacher salary in those countries is often low, many have to do extra works to make a living, they do not have time to improve their skills or take additional courses to improve their knowledge. In this type of system, the longer they teach, the better their salary so a teacher with many years of experience have a tendency to stay in the same school teaching the same subject and younger teachers will have difficulty compete for the job.
Of course, changing a traditional education system is difficult. They will require a lot of efforts and money to make teaching as a profession similar to medicine. But failure to change will be more harmful as with globalization, competition is fierce and without a strong skilled workforce, a country will find itself unable to compete. Last year, many economists predicted that Brazil, Russia, India, and China (BRIC) will be the strongest countries in the next twenty years due to their current economic growth, I disagreed. I think Finland, Singapore and South Korea would be stronger because they have the best education systems in the world. In this technology driven world, it is NOT population or natural resources that count but the “know-how” and innovation management that will make a difference. For example, Africa countries have abundant natural resources but without proper education systems and skilled resources, many countries have become victims of wars and poverty. India and China have the largest population but without proper education systems, they have been struggled with social and economic problems for many years until recently when their education systems are beginning to change, their economies are getting better.
Economic change is possible, but only if we focus on changing the education system first and consider teaching profession as the most important factor in making it happens. We must invest in teachers training and their salaries as a major investment in the future because they are holding the key to the future prosperity: they train the future workforce that builds our future.