22 Jan, 2021
Công việc vật lí và công việc tri thức
Ở nhiều nước đã phát triển, có sự dịch chuyển ra khỏi công việc vật lí sang công việc tri thức. Xu hướng này là hiển nhiên hơn nếu chúng ta nhìn vào sự phát triển của công nghiệp tri thức dưới dạng số lượng.
Ngày nay, 60% dân số trong các nước đã phát triển đang làm việc trong công nghiệp tri thức. Ngành công nghiệp này đại diện cho quãng 80% GDP của Mĩ và quãng 60% GDP của nhóm G8. Ngàng công nghiệp này bao gồm khu vực công nghệ; khu vực kĩ nghệ; khu vực y tế và chăm sóc sức khoẻ; khu vực kinh doanh và tài chính; và khu vực quản lí dịch vụ v.v. Tất cả chúng đều yêu cầu vài năm giáo dục đại học hay cao hơn.
Dịch chuyển từ công việc vật lí sang công việc tri thức bắt đầu từ những năm 1970 khi nhiều xưởng máy ở Mĩ được chuyển sang Mexico. Lí do chính để tận dụng ưu thế của chi phí lao động thấp nhưng lí do thực là để tránh vấn đề ô nhiễm; để tập trung vào chuyển đổi và hiện đại hoá của công nghiệp Mĩ; và để tăng lợi nhuận cho các công ti. Cùng điều này đang xảy ra ở châu Âu trong những năm gần đây khi nhiều nhà máy đang chuyển từ tây sang đông Âu. Giữa những năm 1980 – 2000, các xưởng máy trong các nước đã phát triển được hiện đại hoá và tự động hoá nơi máy móc đang thay thế cho công nhân lao động thủ công. Khi nhu cầu về công nhân lao động thủ công giảm đi, nhu cầu về công nhân tri thức tăng lên. Những người thường làm việc trên dây chuyền lắp ráp được đào tạo lại để kiểm soát và vận hành các máy tự động. Thay vì dùng cơ bắp của họ, họ bây giờ dùng bộ não. Thay vì dùng công cụ, họ thu thập thông tin máy móc để xác định tính hiệu quả của vận hành để cho họ có thể cải tiến năng suất. Tất nhiên, trong thời kì chuyển tiếp này, các công ti vẫn phải dựa vào cách thức cũ của xây dựng sản phẩm. Đó là lí do tại sao nhiều nhà máy được bố trí lại sang các nước đang phát triển cho tới khi việc hiện đại hoá của họ về các xưởng máy và đào tạo công nhân được hoàn tất. Điều gì sẽ xảy ra? Họ sẽ đóng cửa những nhà máy lạc hậu dựa trên công nhân lao động thủ công khi họ mở các xưởng máy tự động hoá hiện đại của họ có dùng điều khiển bằng máy tính với công nhân tri thức vận hành chúng. Điều gì sẽ xảy ra cho những lao động thủ công này? Họ sẽ để lại điều đó cho chính quyền địa phương giải quyết với thất nghiệp lớn của công nhân lao động thủ công.
Tình huống này đã xảy ra ở Mexico. Năm 1970, chính phủ Mĩ và Mexico kí một thoả thuận được biết tới là “chính sách Maquiladora”. Chính sách này cho phép các công ti Mĩ thiết lập các nhà máy chế tạo ở Mexico, dọc theo biên giới giữa hai nước này nơi vật tư và các bộ phận được vận chuyển tới đó để lắp ráp. Sản phẩm cuối cùng được đưa trở về Mĩ để bán mà không có thuế xuất nhập khẩu nào. Trong vùng đặc biệt này, các công ti Mĩ thuê công nhân Mexico làm hầu hết công việc lao động thủ công. Mĩ được lợi từ lương lao động thủ công thấp và luật pháp ít nghiêm ngặt hơn về ô nhiễm. Mexico được lợi bằng việc có công việc được bố trí cho nước họ. Trong vòng vài năm, hàng nghìn công ti Mĩ chuyển sang Mexico và hàng triệu người Mexico có việc làm. Mexico tận hưởng thịnh vượng kinh tế và các công ti Mĩ nhận được lợi nhuận đáng kể do khác biệt chi phí lao động thủ công. (Trung bình $12/giờ ở Mĩ so với $1.8/giờ ở Mexico.) Tuy nhiên, năm 1990 khi Trung Quốc đưa ra phương án tốt hơn bằng việc xây dựng các nhà máy chế tạo tương tự ở các vùng đặc biệt dọc theo bờ biển của họ với công nhân lao động thủ công có lương trung bình $.0.57/giờ thì nhiều công ti Mĩ đóng nhà máy ở Mexico và chuyển sang Trung Quốc để có lợi nhuận tốt hơn. Điều gì xảy ra cho vùng Maquiladora? Nó có hàng nghìn nhà máy trống rỗng với đất đai ô nhiễm không còn thích hợp cho nông nghiệp và hàng triệu người thất nghiệp. Công nghiệp Maquiladora mất trên 1.5 triệu việc làm chỉ trong vài năm. Rolando Gonzalez, chủ tịch của Uỷ ban công nghiệp quốc gia Maquiladora cay đắng phàn nàn: “Đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà quốc gia chúng tôi đã thấy trong 35 năm qua. Chúng tôi mất việc làm của mình, mất đất đai và mất lòng tự hào.” Với thất nghiệp đạt tới 38% tổng lực lượng lao động, nền kinh tế sụp đổ, và chính phủ thất bại trong cuộc tuyển cử. Ngay cả bây giờ Mexico vẫn không phục hồi được từ khủng hoảng này.
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến cùng điều đó trên khắp thế giới khi các nước đã phát triển chuyển các nhà máy chế tạo sang các nước đang phát triển. Ít người hiểu xu hướng dịch chuyển từ công việc vật lí sang công việc tri thức hay học được gì từ điều đã xảy ra cho các nước nơi các nhà máy chế tạo bị chuyển đi. Không lâu trước đây, khi tôi ở Đông Âu, tôi đã thấy các báo chí của họ ca ngợi việc phát triển các vùng kinh tế đặc biệt nơi người tây Âu chuyển tới các nhà máy lắp ráp của họ ở đó. Họ sung sướng về số việc làm mà nó tạo ra, nhiều nhà máy không yêu cầu đào tạo, chỉ làm công việc vật lí. Tôi tự hỏi bao nhiêu người trong số họ biết điều đã xảy ra ở Maquiladora của Mexico? Trong bài giảng của mình tại một đại học về nhu cầu cải tiến giáo dục, một sinh viên bình luận “Tại sao chúng tôi cần đầu tư vào giáo dục đại học khi chúng tôi có thể dễ dàng kiếm được việc làm ở các vùng đặc biệt?” Đây có lẽ là cùng suy nghĩ của nhiều sinh viên khi tôi thấy về sau rằng tỉ lệ bỏ học trong các sinh viên đại học là rất cao vì nhiều người bị quyến rũ làm việc trong các vùng đặc biệt này. Làm sao chúng ta có thể trách được họ khi bạn bè họ tất cả đều có laptop và iPhone mới nhất bằng làm việc trong các vùng đặc biệt đó? Làm sao chúng ta có thể thuyết phục được họ vào đại học cho tương lai tốt hơn khi có nhiều việc làm sẵn có hôm nay mà không yêu cầu đào tạo nào?
Năm ngoái, khi tôi ở Trung Quốc tôi đã thấy việc đóng cửa của một số nơi chế tạo của Mĩ ở Thượng Hải và Thẩm Quyến. Theo báo chí địa phương, đối diện với việc chi phí tăng lên, GE, NCR, Caterpillar, và Ford đã chuyển một số cơ xưởng chế tạo của họ về Mĩ bởi vì lương của người Trung Quốc và chi phí vận chuyển đã tăng lên nhanh chóng cho nên họ không còn có lợi nhuận nữa. Khi trở về Mĩ tôi đọc thấy rằng một số chương trình hiện đại hoá và tự động hoá của các công ti này đã hoàn thành với các robot và máy số tiếp quản công việc lao động thủ công. Chế tạo ở New Jersey, Alabama, và Nam Carolina là tốt hơn nhiều, rẻ hơn và nhanh hơn là làm ở bất kì chỗ nào khác. Một người quản lí nói với tôi rằng một robot hàn trong chế tạo xe hơi có thể tốn trên một triệu đô la hay quãng lương hàng năm của mười công nhân thủ công. Tuy nhiên, robot làm việc 24 giờ một ngày và có chất lượng tốt hơn và năng suất cao hơn cho nên chỉ vài tháng công ti đã hoà vốn cho đầu tư ban đầu và phần còn lại là lợi nhuận của công ti.
Trong công nghiệp tri thức, công nghệ đóng vai trò sống còn. Với tự động hoá cao cho mọi qui trình chế tạo và dùng công nghệ thông tin để thu thập và xử lí dữ liệu đặc thù, giáo dục chuyên sâu được cần tới. Rõ ràng, công nhân không thể được đào tạo cho loại công việc này theo cùng cách như họ được đào tạo để cày đất hay lắp ráp tấm thép vào ô tô. Những việc làm mới này yêu cầu tri thức mới như giải quyết vấn đề, phân tích qui trình và ra quyết định. Nó yêu cầu cách nghĩ khác và đào tạo khác chỉ vài nước có. Đó là lí do tại sao công nghiệp tri thức tăng trưởng nhanh đang kinh nghiệm thiếu hụt lớn công nhân có kĩ năng trong khu vực y tế, khu vực dược, khu vực kĩ nghệ và khu vực công nghệ thông tin v.v. Chừng nào những kĩ năng này còn chưa được dạy rộng rãi và tạo ra nhiều công nhân tri thức hơn, việc dịch chuyển từ công việc vật lí sang tri thức sẽ mất thời gian lâu hơn là nhiều người đã hi vọng.
—-English version—-
Physical work and knowledge work
In many developed countries, there is a shift away from physical work to knowledge work. The trend is more obvious if we look at the development of the knowledge industry in quantitative terms. Today, 60% of the population in developed countries is working in the knowledge industry. This industry represents about 80% of the U.S GDP and about 60% of the G8 group’s GDPs. This industry includes the technology area; the engineering area; the medical and healthcare area; the business and finance area; and the services management area etc. All of them require several years of college education or higher.
The shift from physical to knowledge work begun in the 1970s where many factories in the U.S. were moved to Mexico. The main reason was to take advantages of the lower labor costs but the real reasons were to avoid the pollution issue; to focus on the transition and modernization of U.S. industry; and to increase profits for companies. The same things are happening in Europe in recent years when many factories are moving from western to eastern Europe. Between 1980s – 2000s, factories in developed countries are being modernized and automated where machines are replacing labor workers. As the demand for labor workers decreases, the need for knowledge workers are increasing. People who used to work on assembly lines were being retrained to control and operate automated machines. Instead of use their muscles, they are now using their brains. Instead of using tools, they are collecting machine data to determine the efficiency of the operation so they can improve productivity. Of course, during this transition period, companies still have to rely on the old ways of building products. That is why many factories are relocated to developing countries until their modernization of factories and training of workers are completed. What will happen then? They will close old and obsolete factories that are relying on labor workers as they open their modern automated factories that use computer control with knowledge workers who operate them. What will happen to these labor workers? They will leave it to local governments to deal with their large unemployment of labor workers.
This situation already happened in Mexico. In 1970, the U.S and Mexico government signed an agreement known as “Maquiladora policy”. This policy allow U.S companies to set up manufacturing plants in Mexico, along the border between the two countries where materials and parts are shipped there for assembling. The finished product is returned to the U.S. for sale without any import/export taxes. In this special zone, U.S. companies hired Mexican workers to do most of the labor works. The U.S benefits from lower labor wages and less restricted laws on pollutions. Mexico benefits by having works relocated to their country. Within few years, thousands U.S. companies moved to Mexico and several million Mexican had jobs. Mexico enjoyed the economic prosperity and U.S companies received significant profits due to the labor cost differences. (Average $12/hour in U.S vs. $1.8/hour in Mexico). However, in 1990 when China offered a better deal by building similar manufacturing plants in special zones along their coastal with labor workers working for an average $.0.57/hours then many U.S. companies closed factories in Mexico and moved to China for better profits. What happened in the Maquiladora zone? It has thousands empty factories plants with polluted land that is no longer suitable for agriculture and millions unemployed people. The Maquiladora industry lost over 1.5 million jobs in just a few years. Rolando Gonzalez, president of the National Maquiladora Industry Council bitterly complained: “This is the most serious crisis that our nation has seen in the last 35 years. We lost our jobs, lost our land, and lost our prides”. With unemployment reached 38% of the total labor force, the economy collapsed, and the government lost the election. Even now Mexico has not recovered from this crisis.
Today we are witnessing the same thing all over the world when developed countries move manufacturing plants to developing countries. Few people understand the trend of shifting from physical work to knowledge work or learn anything about what happened to countries where manufacturing plants moved out. Not long ago, when I was in Eastern Europe, I saw their newspapers praised the development of special economic zones where western European moved their manufacturing assembly plants there. People were so happy about the number of jobs that it created, many required no trainings, only physical works. I wondered how many of them know what has happened in Mexico’s Maquiladora? During my lectures at one university about the need for education improvement, a student commented “Why do we need to invest in college education when we can easily get jobs in the special zones?” This was probably the same thinking of many students as I found out later that the dropout rate among college students was quite high as many were lured to work in these special zones. How could we blame them when their friends all have the latest laptops and iPhone by working in those special zones? How could we convince them to go to university for a better future when there are so many jobs available today that do not require any training?
Last year, when I was in China I saw the closing of some U.S. manufactures in Shanghai and Shenzheng. According to the local newspapers, facing with rising costs, GE, NCR, Caterpillar, and Ford were moving some its manufactures back to the U.S. because Chinese wages and shipping costs have risen so quickly so they were no longer profitable. When returned to the U.S. I read that some of these companies’ modernization and automation programs have completed with robots and numerical machines take over labor works. It is much better, cheaper, and faster to do it in New Jersey, Alabama, and South Carolina than anywhere else. A manager told me that a welding robot in car manufacturing may cost over a million dollars or about ten labor workers’ yearly wages. However, the robot works 24 hours a day and has better quality and higher productivity so it just few months, the company already break even the initial investment and the rest is profits.
In the knowledge industry, technology plays a vital role. With the highly automation of all manufacturing processes and the use of information technology to collect and process specific data, advanced education is needed. Clearly, workers cannot be trained for this kind of work in the same way as they are trained to plough the land or assemble a sheet of steel into cars. These new jobs require new knowledge such as problem solving, process analysis and decision making. It requires a different mindsets and different trainings that only few countries have. That is the reason why the fast growing knowledge industry is experiencing a significant shortage of skilled workers in the medical area, pharmaceutical area, engineering area and information technology area etc. Unless these skills are widely taught and produce more knowledge workers, the shift from physical to knowledge work will take much longer than many people have hope for.