14 Jan, 2021
Công ti phần mềm Ấn Độ
Các công ti phần mềm ở Ấn Độ hiểu rằng chất lượng là yếu tố phân biệt then chốt cho thành công của họ ở hải ngoại. Họ cũng biết rằng phần mềm chất lượng tuỳ thuộc vào chất lượng của qui trình tạo ra phần mềm cho nên họ chú ý nhiều tới các qui trình của họ.
Đó có lẽ là lí do tại sao nhiều người chọn mô hình trưởng thành năng lực tích hợp – Capability Maturity Model Integration (CMMI) làm chuẩn chất lượng của họ. Bạn tôi Chandra nói với tôi rằng vì CMMI Mức 5 là thành tựu cao nhất có thể, phần lớn các công ti không muốn có đánh giá chừng nào họ còn chưa chắc rằng họ sẽ đạt tới ít nhất CMMI Mức 3 hay tốt hơn. Vấn đề ở đây là “thổi phồng phạm vi”, nhiều công ti đã quảng cáo để lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Chẳng hạn, nếu một nhóm nhỏ trong công ti đạt tới CMMI mứcl 5 thì họ kêu toàn công ti đã đạt tới CMMI level 5. Bởi vì sự “cường điệu” này, tôi KHÔNG ngạc nhiên khi thấy rằng nhiều công ti thế đã đạt tới CMMI mức 5, ISO 9000, Six Sigma, và bất kì chuẩn nào họ có thể công bố. Khi tôi tới thăm những công ti này, họ tự hào chỉ cho tôi tuyển tập những tài liệu ấn tượng như được yêu cầu bởi CMMI, nhiều tài liệu trông như “mác mới”. Khi tôi hỏi người phát triển phần mềm về điều này, nhiều người cười và xác nhận rằng những tài liệu đó để trưng bày, nhưng KHÔNG được dùng. Khi tôi bảo họ rằng không có yêu cầu về chuẩn như vậy để làm kinh doanh toàn cầu, họ đều ngạc nhiên. Họ bảo tôi rằng chất lượng nghĩa là đáp ứng yêu cầu của khách hàng, trong phạm vi chi phí và lịch biểu với ít khiếm khuyết hơn. Không công ti nào mà tôi biết lại yêu cầu các nhà cung cấp phải có CMMI mức 5 hay Six sigma làm điều kiện cho việc làm kinh doanh. Tôi cũng bảo họ “việc quảng cáo giả” đó có thể làm hại chứ không giúp ích vì khách hàng có thể có mong đợi cao hơn và nếu họ bị kém hơn mong đợi, điều đó sẽ xấu cho kinh doanh của họ.
Mặc cho vấn đề này, tôi thấy rằng hầu hết các công ti quả có tuân theo chuẩn chất lượng của riêng họ một cách chặt chẽ khi họ dùng đa dạng mô hình phát triển phần mềm như thác đổ, xoáy ốc, agile, và phát triển ứng dụng nhanh. Nhiều công ti có các tài liệu và tài liệu sử dụng nội bộ của họ được lưu trên intranet của họ cho nên mọi người có thể truy nhập và học mọi thứ một cách nhanh chóng. Tôi cũng bị ấn tượng với cách họ thu thập dữ liệu và dùng độ đo để quản lí dự án. Bạn tôi Chandra bảo tôi rằng cách tiếp cận của công nghiệp phần mềm tới quản lí dự án đã tiến bộ đáng kể dựa trên kinh nghiệm của họ với khách hàng toàn cầu. Ngày nay nhiều người đang dùng quản lí qui trình định lượng bởi vì độ đo dẫn lái tất cả các hoạt động phát triển. Người quản lí dự án đưa tổ dự án tham gia sớm và quản lí dự án của họ tương ứng với kế hoạch dự án, kế hoạch chất lượng, và kế hoạch quản lí cấu hình. Nhiều người định nghĩa qui trình dự án của họ bằng việc dùng mô hình ETVX với tiêu chí vào, nhận diện nhiệm vụ, phương pháp trắc nghiệm, và tiêu chí ra cho từng yếu tố qui trình. Người quản lí cấp cao giám sát tình trạng dự án bằng các công cụ phát triển trong cơ quan chỉ trên cơ sở hàng tháng và hành động được lấy ngay lập tức nếu vấn đề xảy ra. So sánh các kỉ luật kĩ nghệ giữa công ti Ấn Độ và các chỗ khác mà tôi đã tới thăm, tôi phải nhận rằng tôi rất bị ấn tượng với cả người quản lí và người phát triển.
Cho dù có thiếu hụt nghiêm trọng những người phát triển có kĩ năng, các công ti phần mềm Ấn Độ vẫn có tiêu chí nghiêm khắc về thuê người. Chỉ những sinh viên xếp hạng hàng đầu mới được lựa và họ phải trải qua nhiều kì thi kĩ thuật trước khi họ được thuê. Sau đó, họ vẫn phải trải qua nhiều tháng đào tạo trước khi họ có thể làm việc trong các dự án. Chandra giải thích: “Có lỗ hổng lớn giữa đào tạo hàn lâm tại đại học nhà nước và điều công nghiệp cần. Để tốt nghiệp, sinh viên phải qua được kì thi quốc gia cho nên nhiều người “học nhồi nhét” vì kì thi và ghi nhớ mọi điều thay vì học cách áp dụng tri thức của họ. Kết quả là nhiều sinh viên tốt nghiệp, gần 60% số họ KHÔNG có kĩ năng để làm việc trong công nghiệp. Đó là lí do tại sao cho dù các đại học của chúng tôi cho tốt nghiệp gần nửa triệu kĩ sư hàng năm, vẫn có thiếu hụt trầm trọng công nhân có phẩm chất. Đây là lí do tại sao hầu hết những người tốt nghiệp phải dành nhiều tháng trong đào tạo thêm, điều rất tốn kém cho công ti và đó là lí do tại sao nhiều công ti mở các đại học riêng của họ để đảm bảo rằng sinh viên của họ có kĩ năng đúng. Trong quá khứ, phần lớn các công ti thuê người tốt nghiệp khoa học máy tính nhưng gần đây nhiều công ti ưa thích kĩ sư phần mềm khi họ đang chuyển nhiều vào các công việc giá trị cao hơn về quản lí hệ thống, phân tích yêu cầu, kiến trúc và thiết kế và khoán ngoài viết mã và kiểm thử. Với thành công cực kì của chúng tôi trong khoán ngoài, chúng tôi có thể đi tới những vị trí tốt hơn và cuối cùng sẽ đi tới phát triển và quản lí toàn bộ hệ thống. Không có nhiều lợi nhuận trong viết mã hay kiểm thử cho nên chúng tôi khoán ngoài những việc đó cho các nước khác, người của chúng tôi sẽ làm việc trên những việc lợi nhuận cao hơn.”
Tuy nhiên, có vấn đề khác với những người phát triển có kĩ năng được đào tạo tốt vì nhu cầu đang cao thế, nhiều người thường đổi việc làm để có lương tốt hơn. Tỉ lệ tiêu hao người ở Ấn Độ thay đổi giữa 15 phần trăm tới 30 phần trăm. Ngày nay, nhiều người có kĩ năng cũng muốn di cư sang Mĩ hay châu Âu để có vị trí tốt hơn khi nhiều công ti ở đó sẵn lòng thu xếp visa làm việc cho họ. Các công ti phần mềm Ấn Độ đang phải đương đầu với vấn đề này bởi việc bành trướng ra hải ngoại tạo cơ hội cho những người phát triển này làm việc ở nước ngoài. Chandra bảo tôi: “Với thành công của chúng tôi, nhiều công ti Ấn Độ đang mua các công ti Mĩ và châu Âu để giữ vững thị trường địa phương và gửi người phát triển của họ tới làm việc ở đó. Liệu người của họ muốn làm việc cho công ti Ấn Độ ở hải ngoại hay đổi việc sang các công ti địa phương ở Mĩ hay châu Âu thì vẫn là câu hỏi.”
Vì khan hiếm người phát triển có kĩ năng vẫn tiếp tục và khi các công ti phải nâng lương để làm cho các công nhân đáp ứng với nhu cầu cao, “ưu thế giá Ấn Độ” có lẽ sẽ thay đổi trong vài năm tới. Có những quốc gia hi vọng thay thế Ấn Độ làm “Điểm tới rẻ hơn tiếp sau” nhưng Chandra bảo tôi: “Bao giờ cũng có công ti đi tìm lao động rẻ hơn nhưng qui tắc đã đổi khi ngày càng nhiều công ti bây giờ đang tìm tri thức và kĩ năng chứ không còn quan tâm tới lao động rẻ nữa. Có thiếu hụt trầm trọng “công nhân tri thức” trên khắp thế giới và các công ti phần mềm hàng đầu của chúng tôi, những công ti vẫn tự hào về công việc của họ, hi vọng cạnh tranh nghiêm khắc trên cơ sở kĩ năng, chất lượng và giá trị. Một ngày nào đó, mọi người sẽ KHÔNG coi kĩ sư Ấn Độ là “lao động rẻ” mà là “công nhân có kĩ năng cao”.
Mặc cho khủng hoảng tài chính, xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng trong vài năm qua. Tôi thấy rằng phần lớn các công ti phần mềm Ấn Độ đặt giá trị lớn vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng của họ và cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhất có thể được. Tất nhiên, ngôn ngữ không phải là vấn đề vì tiếng Anh là ngôn ngữ của kinh doanh ở Ấn Độ. Tôi cũng lưu ý tới thái độ lạc quan và tin tưởng về tương lai của họ ở mọi chỗ và mọi người mà tôi gặp. Chandra bảo tôi: “Chúng tôi biết rằng chúng tôi đang trên tiến trình đúng, chúng tôi biết rằng phần mềm là hướng đúng, và chúng tôi biết rằng chẳng chóng thì chầy chúng tôi sẽ là siêu cường CNTT.”
—-English version—-
Indian software companies
Software companies in India understand that quality is the key discriminator for their success oversea. They also know that the quality software is depending on the quality of the process that creates the software so they pay a lot of attention to their processes. That is probably the reason why many select the Capability Maturity Model Integration (CMMI) as their quality standard. My friend Chandra told me that since CMMI Level 5 is the highest achievement possible, most companies did not want to have an appraisal until they are sure that they will achieve at least a CMMI Level 3 or better. The issue here is the “Scope inflation” that many companies advertised to get attention of customers. For example, if a small group in the company achieves CMMI level 5 then they claim the whole company achieves CMMI level 5. Because of this “Hype”, I am NOT surprised to find that so many companies have achieved CMMI level 5, ISO 9000, Six Sigma, and whatever standards that they can claimed. When I visited these companies, they proudly showed me collection of impressive documents as required by the CMMI, many look “Brand new”. When I asked software developers about this, many laughed and confirmed that those documents were for show, but NOT used. When I told them that there is no requirement for such standard for doing business globally, they were surprised. They told me that they were under the impression that they need at least CMMI Level 3 to do business in the U.S. I told them that quality means meeting customers’ requirements, within costs and schedule with fewer defects. No company that I know requires suppliers to have CMMI level 5 or Six sigma as condition to do business. I also told them that “false advertising” may hurt not help as customers may have higher expectation and if they underperform, it would be bad for their businesses.
Despite this issue, I found that most companies do follow strict quality standards of their own as they use a variety of software development models such as waterfall, spiral, agile, and rapid application development. Many companies have in-house documents and manuals stored on their intranets so their people can access and learn things quickly. I was also impressed with the way they collect data and use metrics to manage projects. My friend Chandra told me that the software industry’s approach to managing projects has improved significantly based on their experiences with global customers. Today many are using quantitative process management because metrics drive all development activities. Project managers involve with project teams early and manage their projects according to project plans, quality plans, and configuration management plans. Many define their project’s process using the ETVX model with entry criteria, task identification, verification methods, and exit criteria for each process element. Senior managers monitor projects status with in-house development tools on a monthly basis and actions are taken immediately if problem happens. Comparing the engineering disciplines between India companies and other places that I have visited, I have to note that I was very impressed with both the managers and developers.
Even there is a critical shortage of skilled developers, Indian software companies are still having strict criteria for hiring. Only the top of the class students are selected and they have to pass several technical tests before they get hired. After that, they still have to undergo several months of training before they can work in projects. Chandra explained: “There is a big gap between academic training at state universities and what the industry needs. To graduate, students must pass state exams so many “cram” for exams and memorize things rather than learning how to apply their knowledge. The result is many graduates, almost 60% of them do NOT have the skills to work in the industry. That is why even our universities graduate almost half million engineers per year, there is still a critical shortage of qualified workers. This is why most graduates must spend several months in additional trainings which is very expensive to company and that is why many companies are open their own universities to ensure that their students have the right skills. In the past, most companies hired computer science graduates but recently many prefer software engineers as they are moving more into higher value works of system management, requirements analysis, architect and design and outsource code and test. With our tremendous success in outsourcing, we can move to better positions and eventually will get into total systems development and management. There is not much profit in coding or testing so we outsource them to other countries, our people should be working on higher profits works”.
However, there is another issue with well-trained skilled developers as the demand is so high, many frequently change jobs for better salaries. The attrition rate in India varied between 15 percent to 30 percent. Today, many skilled developers also want to emigrate to the United States or Europe for better positions as many companies there are willing to make arrangements for work visa. Indian software companies are countering this problem by expanding more oversea to create opportunities for their developers to work abroad. Chandra told me: “With our success, many Indian companies are acquiring companies in the U.S and Europe to have a firm hold to the local market and sending their developers to work there. Whether their people want to work for Indian companies oversea or change jobs to local U.S or European companies is still the question”.
As the shortage of skilled developers continues and as companies have to raise salaries to get workers to meet high demands, the “Indian price advantage” will probably change within the next few years. There are countries hoping to replace India as “The next cheaper destination” but Chandra told me: “There will always be company who look for cheaper labors but the rule has changed as more companies are now looking for knowledge and skills and no longer care about cheap labors anymore. There is a critical shortage of “knowledge workers” all over the world and our top software companies who take pride in their works hope to compete strictly on the basis of skills, quality and values. Someday, people will NOT consider Indian engineers as “Cheap Labors” but “Highly Skilled Workers”.
Despite the financial crisis, India’s software export continue to increase over the past several years. I found that most Indian software companies placed great value in meeting their customers’ needs and providing the highest quality services possible. Of course, language is not a problem since English is the language of business in India. I also noticed a very confident and optimistic attitude about their future in every places and people that I met. Chandra told me: “We know that we are on the right course, we know that software is the right direction, and we know that sooner or later we will be an IT superpower”.