07 Apr, 2021
Công thức thành công thần kì phần 2
Khởi nghiệp đã tiến hoá qua nhiều năm từ công ti khởi nghiệp trong ga ra (Hewlett Packard, Apple) tới công ti khởi nghiệp trong đại học (Google, Facebook). Với tiến bộ của công nghệ, hiển nhiên là phần lớn các công ti khởi nghiệp sẽ bắt đầu trong đại học hay phòng thí nghiệm nghiên cứu và rằng phần lớn các nhà doanh nghiệp sẽ là sinh viên đại học hay nhà khoa học giỏi về kĩ năng kĩ thuật. Trong quá khứ, khởi nghiệp là môn học được dạy chủ yếu trong chương trình kinh doanh nhưng ngày nay nó thường được dạy trong chương trình khoa học hay công nghệ.
Về căn bản công ti khởi nghiệp bắt đầu với một ý tưởng mà có thể được chuyển thành một doanh nghiệp thành công. Công thức thành công mà nhiều nhà doanh nghiệp dùng là: “Giải quyết một vấn đề mà nhiều người có và cung cấp cho họ lí do để trả tiền cho bạn về điều đó.” Yếu tố này ở chỗ công ti khởi nghiệp phải được thiết kế để tăng trưởng bằng việc nắm bắt nhiều khách hàng, có khả năng sinh lời cao, rồi cuối cùng tăng trưởng lớn hơn thành doanh nghiệp. Thành công của các doanh nghiệp này sẽ tạo ra phong trào khi nhiều người muốn trở thành nhà doanh nghiệp và bắt đầu công ti khởi nghiệp riêng của họ. Càng nhiều công ti khởi nghiệp, càng nhiều doanh nghiệp sẽ tác động vào xã hội, thay đổi cách mọi người sống và làm việc, thay đổi cách doanh nghiệp vận hành, dẫn lái kinh tế phát triển và đem tới nhiều việc làm hơn và thịnh vượng cho xã hội.
Điều quan trọng cần lưu ý là chỉ những công ti khởi nghiệp tốt nhất với công nghệ tốt nhất mới trở thành doanh nghiệp sinh lời. Câu hỏi thường được hỏi là công ti khởi nghiệp có thể được xây dựng chỉ với tri thức công nghệ không? Tất nhiên, một mình công nghệ là không đủ bởi vì bạn phải thương mại hoá nó và làm ra tiền. Do đó cả tri thức công nghệ và doanh nghiệp đều quan trọng cho thành công. Không có tri thức doanh nghiệp, nhà doanh nghiệp thường rơi vào triệu chứng “Nếu chúng ta làm ra nó, mọi người sẽ mua” và cố gắng xây dựng một “sản phẩm hoàn hảo” mà không hiểu nhu cầu thị trường. Không có tri thức công nghệ, nhà doanh nghiệp thường rơi vào triệu chứng “Nếu mọi người mua, chúng sẽ làm nó” và đưa ra hứa hẹn cho khách hàng mà không biết cách giải quyết vấn đề.
Để chắc rằng sinh viên kĩ thuật không phạm sai lầm doanh nghiệp, tôi thường chia “công thức thần kì” thành một số câu hỏi mà sinh viên phải trả lời khi họ bắt đầu cuộc hành trình khởi nghiệp:
1. Tuyên bố giá trị: Đích xác bạn muốn giải quyết vấn đề gì?
2. Phân đoạn khách hàng: Bạn giải quyết vấn đề đó cho ai? Ai là khách hàng của bạn? Họ có bao nhiêu người?
3. Kênh: Bạn đạt tới khách hàng như thế nào?
4. Quan hệ khách hàng: Làm sao bạn kiếm được khách hàng, giữ họ, và tăng số khách hàng?
5. Kích cỡ thị trường: Cơ hội lớn chừng nào? Bạn có thể có được bao nhiêu?
6. Cách đo/Thu nhập: Bạn sẽ đo thành công như thế nào? Bạn nghĩ bạn có thể bán sản phẩm của bạn được bao nhiêu? Chiến lược doanh nghiệp của bạn là gì?
7. Thị trường cạnh tranh: Phương án khác nào có đó? Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn?
8. Khác biệt: Tại sao bạn phù hợp nhất để theo đuổi điều này? Bạn có gì tốt hơn đối thủ cạnh tranh của bạn?
9. Quan hệ đối tác: Bạn có kế hoạch có đối tác không? Họ là ai?
10. Yêu cầu giải pháp: Yếu tố nào là mấu chốt cho thành công? Công nghệ nào bạn dùng để giải quyết những vấn đề này?
11. Rủi ro: Rủi ro là gì và làm sao bạn giảm nhẹ được chúng?
12. Nhu cầu: Bạn có kế hoạch gì để làm BÂY GIỜ? Bạn có nên bắt đầu hay bạn nên đợi – khi nào bạn bắt đầu?
—-English version—-
The magic success formula part 2
Entrepreneurship has evolved over the years from startups in garages (Hewlett Packard, Apple) to startups in universities (Google, Facebook). With the advancement of technology, it is obvious that most startups will begin in universities or research laboratories and that most entrepreneurs will be college students with strong technical skills or scientists. In the past, entrepreneurship is a course taught mostly in business programs but today it is often taught in science or technology programs.
Basically startup begins with a good idea that can be turned into a successful business. The success formula that many entrepreneurs use is: “To solve a problem that lots of people have and offer them a reason to pay you money for it.” The factor is startup must be designed to grow by captures more customers, be highly profitable, then eventually grow larger to an enterprise. The success of these enterprises will create a movement as more people want to become entrepreneurs and start their own startups. More startups, more enterprises will impact society, change the way people live and work, change the way business operates, drive the economy to grows and bring more jobs and prosperity to society.
It is important to note that only the best startup with the best technology will become a profitable enterprise. The question often asked is can startup be built only with technology knowledge? Of course, technology alone is not enough because you have to commercialize it and make money. Therefore both technology and business knowledge are important to succeed. Without business knowledge, entrepreneurs often fall into the “If we build it, people will buy” symptom and try to build a “perfect product” without understand the market needs. Without technology knowledge, entrepreneurs often fall into the “If people buy, we will build it” symptom and make promises to customers without knowing how to do solve the problem.
To make sure that technical students do not make business mistake, I often break down the “magic formula” to a number of questions that students must answer when they begin their entrepreneurship journey:
1. Value Proposition: Exactly what problem that you want to solve?
2. Customers segments: For whom do you solve that problem? Who are your customers? How many of them?
3. Channels: How do you reach your customers?
4. Customer relationships: How do you get customers, keep them, and increase the number of customers?
5. Market Size: How big is the opportunity? How much can you get?
6. Metrics/Revenue: How will you measure success? How much do you think you could sell your product for? What is your business strategy?
7. Competitive Market: What alternatives are out there now? Who are your competitors?
8. Differentiator: Why are you best suited to pursue this? What do you have that is better than your competitors?
9. Partnerships: Do you plan to have partners? Who are they?
10. Solution Requirements: What factors are critical to success? What technology so you use to solve the problems?
11. Risks: What are the risks and how do you mitigate them?
12. Needs: What do you plan to do NOW? Should you start or should you wait – when do you start?