02 Apr, 2021
Công thức khởi nghiệp
Công ti khởi nghiệp bao giờ cũng có rủi ro, mỗi năm hàng nghìn người khởi đầu công ti nhưng chỉ ít người thành công. Mọi người có thể vẫn còn nhớ vào tháng 3 năm 2000, sau hai năm tăng trưởng vũ bão với hàng trăm nghìn công ti khởi nghiệp mang tên “DOT.COM” đột nhiên thị trường sụp đổ, phần lớn các công ti khởi nghiệp biến mất và nhiều mơ ước tan tành.
Một khảo cứu của chính phủ thấy rằng trong thời gian đó, hàng nghìn nhà chuyên môn doanh nghiệp, những người đã quen làm việc cho các công ti lớn và được thiết lập vững chắc đã bỏ việc làm của họ để khởi đầu công ti công nghệ. Từ tháng 6/1998 cho tới tháng 3/2000 đã có số tiền khổng lồ được chuyển từ các tài khoản đầu tư truyền thống vào các công ti khởi nghiệp ở thung lũng Silicon, bị cám dỗ bởi những hứa hẹn của các công ti khởi nghiệp ra thị trường chứng khoán Initial Stock Offering (IPO) mà có thể làm hàng triệu hay hàng tỉ đô la cho những người đầu tư. Tuy nhiên phần lớn các công ti khởi nghiệp chưa bao giờ sinh lời được vì họ đã dựa trên “mong đợi” hơn là nền tảng tài chính vững chắc. Mục đích của các nhà doanh nghiệp là thiết lập công ti nhanh nhất có thể được rồi bán chúng cho nhà đầu tư, không ai có kế hoạch kiếm tiền và tăng trưởng. Những nhà doanh nghiệp này với những chức danh to tát như CEO, CFO, và Chủ tịch của “DOTCOM” đã tiêu tiền của nhà đầu tư thay vì làm tiền cho họ. Khi các nhà đầu tư dừng đầu tư và rút tiền của họ ra, toàn thể thị trường DOTCOM sụp đổ.
Những nhà doanh nghiệp tương lai có thể học được cái gì từ những bài học này? Thứ nhất, bạn không thể khởi đầu một công ti dựa trên “ý tưởng và ước ao”. Bạn cần bằng chứng vững chắc để kiểm nghiệm ý tưởng của bạn về khởi đầu công ti. Thứ hai, bạn không thể tăng trưởng công ti mà không sinh lời; bạn không thể lệ thuộc vào tiền của nhà đầu tư mà công ti bạn phải làm ra tiền. Thứ ba, bạn không thể bắt đầu một công ti và hi vọng làm ra hàng triệu đô la trong một thời gian ngắn; điều đó cần thời gian để tăng trưởng cho nên bạn phải học kiên nhẫn. Khởi đầu một công ti là khó, làm ra lợi nhuận là khó hơn và tăng trưởng nó thành một doanh nghiệp là rất khó. Bạn cần ai đó hướng dẫn bạn trên con đường. Không may, khởi nghiệp không phải là kĩ năng có thể dễ dàng được dạy trong trường, cho dù nhiều trường kinh doanh đang dạy điều đó. Làm sao bạn tìm được ai đó có kinh nghiệm để dạy kĩ năng này? Bạn có được các nhà doanh nghiệp thành công ở đâu để chia sẻ kinh nghiệm của họ? Những người như Steve Jobs, Bill Gates, và Sergey Brin đã có vài bài nói nhưng chưa bao giờ viết sách giáo khoa.
Với nhiều công ti khởi nghiệp thế bị thất bại, một khảo cứu gần đây của đại học King ở London đã gợi ý rằng: “Khởi nghiệp có thể là trong máu, liên quan nhiều tới gen hơn là lớp học.” Tác giả kết luận: Nhà doanh nghiệp thành công như Gates hay Jobs chưa bao giờ học xong trường, chưa bao giờ theo lớp kinh doanh nào. Nhiều nhà doanh nghiệp có bằng cấp chuyên sâu trong kinh doanh và tài chính nhưng vẫn thất bại. Không ai có thể dạy chủ đề này bởi vì khởi nghiệp KHÔNG phải là khoa học mà là nghệ thuật.” Không có gì ngạc nhiên là nhiều trường kinh doanh lập tức “làm vô hiệu lực” quan niệm này. Một giáo sư kinh doanh viết: “Nếu nó là từ trong gen, tôi muốn biết đó là gen gì? Chúng ta có thể lấy mẫu gen của Steve Jobs hay Bill Gates và chứng minh rằng chúng là khác với người khác. Cách nhìn này là sai hoàn toàn.”
Ngày nay nhiều trường kinh doanh vẫn đang dạy khởi nghiệp dựa trên lí thuyết kinh doanh truyền thống. Sinh viên học các lí thuyết kinh tế vĩ mô và vi mô, tài chính, kế toán, tiếp thị, kĩ thuật quản lí, luật kinh doanh và một hay hai môn về khởi nghiệp nơi sinh viên tin rằng có thể phát triển một ý tưởng, khởi đầu một công ti, kiếm tiền từ các nhà đầu tư, xây dựng sản phẩm, bán sản phẩm, và làm ra nhiều tiền. Tất nhiên mọi người đều biết “chuyện cổ tích” cổ điển về sinh viên đại học ngồi trong thư viện phát minh ý tưởng mới cho một công nghệ. Họ rời khỏi trường, khởi đầu công ti từ số tiền nhỏ vay từ bạn bè. Thành công sớm của họ cho phép họ họ có thêm tiền từ các nhà đầu tư; tạo ra sản phẩm kì diệu và đem nó vào thị trường. Họ tăng trưởng công ti, thuê bạn bè và phát hành cổ phần. Cổ phần của họ cứ tăng lên và rồi mọi người trở thành triệu phú và tỉ phú. “Chuyện cổ tích” này được kể cho sinh viên ở mọi nơi và họ thích điều đó. Không ai kiểm lại logic và không ai hỏi nếu sự việc đơn giản thế thì sao chỉ vài người mới thành công? Sao chỉ có một Bill Gates và không có hàng trăm hay hàng nghìn?
Có những câu hỏi mà tôi đã tự hỏi mình: Nếu ý tưởng của công ti khởi nghiệp là công nghệ thì tại sao nó không tới từ trường kinh doanh? Sinh viên kinh doanh với tri thức trong kinh tế và tài chính biết gì về công nghệ? Có xung đột giữa đào tạo quản lí truyền thống để tránh rủi ro và đào tạo khởi nghiệp điều yêu cầu nhận rủi ro không? Thay vì thế công ti khởi nghiệp và việc khởi nghiệp có nên được dạy trong trường khoa học, công nghệ và kĩ nghệ không? Cái gì làm cho một sinh viên nổi lên với kĩ năng trong máy tính và điện tử biết về doanh nghiệp? Cái gì làm cho sinh viên máy tính có kĩ năng lập trình và tri thức thuật toán biết về tiếp thị và bán hàng?
Các giáo trình kinh doanh đã đưa ra cả bộ các lí thuyết và qui trình cho quản lí công ti và đầu tư. Chúng đã rất thành công nhưng khi đi tới công nghệ và phát kiến, chúng thành ra không biết gì cả. Các giáo trình kĩ nghệ và khoa học máy tính cũng đã đưa ra tập các lí thuyết và qui trình để phát triển phát kiến và công nghệ. Chúng đã rất thành công nhưng khi đi tới quan hệ khách hàng hay luồng thu nhập, chúng cũng chẳng biết gì cả. Chúng ta đang ở bình minh của thế kỉ mới; chúng ta cần một giáo trình mới để giúp chúng ta thịnh vượng trong thách thức này. Tôi tin khởi nghiệp nên được dạy như một lĩnh vực mới được tạo ra bởi việc tích hợp Doanh nghiệp và Công nghệ (CNTT, sinh học và na nô). Các công ti khởi nghiệp nên được dạy dựa trên ý tưởng phát kiến để phát triển công nghệ đột phá nhưng tuân theo qui trình doanh nghiệp để đảm bảo rằng chúng đạt tới mục đích sinh lời được và tăng trưởng thành doanh nghiệp. Nếu bạn muốn là nhà doanh nghiệp, bạn phải bắt đầu với nền tảng trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) và tuân theo “qui trình doanh nghiệp động” để đảm thảo thành công và đó là công thức khởi nghiệp.
—-English version—-
Entrepreneurship formula
Startup is always risky, each year thousands of people start company but only few succeed. People may remember in March 2000, after two years of tremendous growth with hundred thousand startups called “DOT.COM” suddenly the market crashed, most startups disappeared and many dreams were shattered.
A government study found that during that time, thousand of business professionals who used to work for big and well established companies left their jobs to start technology companies. From June 1998 until March 2000 there was huge number of money transferred from traditional investment accounts to startups in Silicon Valley, lured by the promises of startups Initial Stock Offering (IPO) that could make million or billion dollars for investors. However most startups were never profitable because they were based on “Expectations” rather a solid financial foundation. Entrepreneurs’ goals were to set up company as fast as possible then sell them to investors, no one has any plan to earn money and grow. These entrepreneurs with big tittles like CEO, CFO, and President of “DOTCOM” spent investors’ money rather than made money for them. When investors stopped invest and pulled their money out, the whole DOTCOM market crashed.
What can future entrepreneurs learned from this lesson? First, you cannot start a company based on “ideas and wishes”. You need solid evidence to validate your idea of starting a business. Second, you cannot grow the company without being profitable; you cannot depend on investors’ money but your company must make money. Third, you cannot start a company and hope to make million dollars within a short time; it needs time to grow so you must learn to be patience. To start a company is difficult, to make profit is more difficult and grow it into an enterprise is very difficult. You need someone to guide you along the way. Unfortunately, entrepreneurship is not a skill that can easily be taught in school, even many business schools are teaching it. How do you find someone with experience to teach this skill? Where do you get successful entrepreneurs to share their experience? People like Steve Jobs, Bill Gates, and Sergey Brin gave few speeches but never wrote textbooks.
With so many startup failures, a recent study by King’s College in London has suggested that: “Entrepreneurship may be in the blood, more to do with genes than classroom teaching.” The author concluded: Successful entrepreneurs like Gates or Jobs never finish school, never take a business class. Many entrepreneurs had advanced degrees in business and finance but still failed. No one can teach this subject because entrepreneurship is NOT a science but an art.” Not surprisingly many business schools immediately “invalidated” this notion. A business professor wrote: “If it is in the genes, I like to know what gene? Can we get a sample of Steve Jobs or Bill Gates genes and prove that they are different from other people. This view is completely wrong.”
Today many business schools are still teaching entrepreneurship based on traditional business theories. Students learned macro and micro economic theories, finance, accounting, marketing, management techniques, business laws and a course or two in entrepreneurship where students believe that it is possible to develop an idea, start a company, get money from investors, build a product, sell the product, and make a lot of money. Of course everybody know the classic “fairy tale” about college students sitting in the library invent new idea for a technology. They quit school, start the company from little money borrow from friends. Their early success allows them to get additional money from investors; create wonderful product and bring it to the market. They grow the company, hire their friends and issue stocks. Their stocks go up and up then everybody became millionaires and billionaires. This “fairy tale” is told to students everywhere and they love it. No one checks the logic and no one asks if it is so simple then why only few succeed? Why there is only one Bill Gates and not hundreds or thousands?
There are questions that I have asked myself: If startup idea is a technology then why does it come from business school? What does a business student with knowledge in economics and finance know about technology? Is there a conflict between traditional management training to avoid risks and entrepreneurship training which require risk taking? Should startups and entrepreneurship be taught in science, technology and engineering school instead? What does an engineering student with skills in computer and electronics know about business? What does a computer science student with programming skills and knowledge of algorithms know about marketing and sales?
Business curriculum has proven set of theories and processes for managing companies and investing. They have been very successful but when it comes to technology and innovation, they are clueless. Engineering and computer science curriculum also have proven set of theories and processes for develop innovation and technology. They have been very successful but when it comes to customer relationship or revenue streams, they are also clueless. We are at the dawn of a new century; we need a new curriculum to help us thrive in this challenge. I believe entrepreneurship should be taught as a new field created by the integration of Business and Technology (IT, Bio and Nano). Startups should be taught based on innovation idea to develop disruptive technology but follows a business process to ensure that they achieve profitable goals and grow into an enterprise. If you want to be an entrepreneur, you must start with a foundation in Science, Technology, Engineering and Math (STEM) and follow a “dynamic business process” to ensure success and that is the entrepreneurship formula.