Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Theo cuộc điều tra này, suy thoái tài chính toàn cầu đã mở ra nhiều cơ hội cho các kĩ sư phần mềm Ấn Độ hơn bao giờ hết. Bản điều tra đã chứng tỏ rằng có một số vấn đề bên trong ngành công nghiệp này liên quan tới việc giữ công nhân và cách hấp dẫn những tài năng tốt nhất, nhưng phát hiện đáng ngạc nhiên nhất là ở chỗ trên 70% những người trả lời nói rằng họ đã xem xét tới việc làm việc ở nước ngoài để kiếm lương và cơ hội tốt hơn. Lí do là nhiều công nhân phần mềm Ấn Độ tin rằng họ có thể sang Mĩ hay châu Âu và làm được lương gấp mười lần so với lương hiện thời của họ cho nên nhiều người đang tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài hơn là trong nước họ. Ngay cả những người vẫn tiếp tục làm việc ở Ấn Độ dường như tuyệt đại đa số không thoải mái với lương hiện thời của họ. Hơn 90 % số người thừa nhận rằng họ hoặc tích cực tìm việc làm với các công ti khác hay ít nhất cũng để mắt tới thị trường việc làm. Bên cạnh đó, một tỉ lệ khá lớn những người trả lời (trên 35%) nói rằng họ đang xem xét làm việc cho bản thân mình như nhà tư vấn thay vì làm “ông chủ lớn” nào đó để giầu hơn. Trong bản điều tra về những người giầu nhất ở Ấn Độ, bẩy trong số mười người xuất thân từ công nghiệp phần mềm.

Điều cuộc điều tra này tìm ra là có sức ép ngày càng tăng để làm ra nhiều tiền hơn, bởi vì có nhiều nhu cầu hơn trên thị trường. Tuy nhiên các công nhân đang cảm thấy sức ép này và trở nên giận dữ hơn. Thành công của công nghiệp phần mềm Ấn Độ là ở chỗ họ có thể làm nhiều việc hơn với chi phí ít hơn nhiều cho nên Mĩ và châu Âu phải khoán ngoài nhiều công việc cho họ để giảm chi phí trong thời khủng hoảng tài chính này. Kết quả là, Ấn Độ đã đối diện với việc thiếu hụt kĩ năng chính bên trong ngành công nghiệp này cho nên việc mất người là tình huống nhiều công ti không thể đảm đương được, cho nên một số công ti bắt đầu nâng lương lên. Việc này tạo ra “cuộc chiến tiền lương” giữa các công ti và làm lẩy cò việc thay đổi công nhân cao, cao tới mức 35% hàng năm. Do nhu cầu cao, chính phủ cũng đặt nhiều sức ép lên các đại học nhà nước để sản xuất ra nhiều người phần mềm hơn nhằm đáp ứng cho nhu cầu và điều này lại tạo ra vấn đề khác của việc có “công nhân không đủ phẩm chất”.

Kế hoạch của chính phủ là tăng lực lượng công nghệ của mình lên 100 triệu người trước năm 2020. Theo bản kế hoạch này, Ấn Độ sẽ có lực lượng lao động trẻ và sung sức có thể được tính như một nửa của toàn bộ lực lượng lao động kĩ thuật trên thế giới hay một trong hai người làm việc trong công nghệ sẽ là người Ấn Độ. Bằng việc có loại lực lượng lao động này, Ấn Độ sẽ trở thành nhà cung cấp những người tài năng nhất của thế giới với một phần ba nền kinh tế của nó sẽ dựa trên công nghệ cao. Ts. Kapil Sibal, bộ trưởng giáo dục của Ấn Độ có bản kế hoạch đầy tham vọng về đầu tư ồ ạt vào giáo dục công nghệ cao kể cả sinh y học, công nghệ sinh học, thúc đẩy nghiên cứu phần cứng và phần mềm để cho để cho nó có thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng 10% mỗi năm trong mười năm tới. Tuần trước, trong một cuộc họp báo, ông ấy báo cáo rằng Ấn Độ ngày nay có 220 triệu trẻ em tới trường nhưng chỉ 12% số chúng lên tới đại học (so với 68% ở Mĩ và 74% ở Trung Quốc). Tương tự, trong đại thể 510 triệu công nhân hiện đang làm việc ở Ấn Độ, chỉ 12% có kĩ năng trong công nghệ. Và ngay cả những “công nhân có kĩ năng” đó vẫn thiếu kĩ năng thực hành sẽ làm cho họ thành hấp dẫn để làm việc bên ngoài Ấn Độ, và ông ấy muốn thay đổi điều đó.

NASSCOM, hiệp hội thương mại của công nghiệp CNTT Ấn Độ vừa mới đưa ra một báo cáo rằng 75% sinh viên kĩ nghệ là “không thể có việc làm” bởi vì họ không có “kĩ năng thực hành” để làm việc trong công nghiệp. Cho nên tiếp tục tỉ lệ tăng trưởng 10% như kế hoạch được Ấn Độ chỉ ra phải tạo ra thay đổi lớn cả về số lượng và chất lượng công nhân có kĩ năng của nó. Nhưng có sự bất đồng giữa các nhà giáo dục về phương tiện để đạt tới mục đích đó. Trong nhiều thập kỉ, thành tựu giáo dục đã được đo bằng bằng cấp, được ưa chuộng theo bằng đại học hay trên đại học. Nhưng người sử dụng lao động trong ngành công nghiệp phần mềm mới nổi lên đang tìm kiếm các công nhân có kĩ năng thực hành chứ không đầy tri thức lí thuyết. Có bất đồng giữa hàn lâm và công nghiệp về sinh viên cần học gì. Phần lớn các thể chế giáo dục ở Ấn Độ đã nỗ lực đạt tới “kinh tế theo qui mô” bằng việc sản xuất ra nhiều sinh viên nhất có thể được bằng việc dùng “giáo trình được xác định cứng nhắc” không thể nào được điều chỉnh theo nhu cầu của công nghiệp. Cho nên tranh cãi cứ tiếp diễn mãi.

Ts Prassad nói với tôi: “Họ đã từng tranh cãi về điều này trong suốt hai mươi năm qua, chẳng cái gì thay đổi cả. Tôi sợ khi người Ấn Độ còn đang cãi nhau, các nước khác tiến bộ lên. Có thể là Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia có thể sớm vượt chúng tôi nếu người của họ có thể nói tiếng Anh tốt. Nhiều người Ấn Độ không biết rằng ưu thế then chốt của họ là ở chỗ họ có tiếng Anh, hệ thống giáo dục của họ không tốt hơn Trung Quốc hay Malaysia cho nên nếu các nước này có đào tạo về ngôn ngữ và cải tiến hệ thống giáo dục của họ nhanh hơn, không ai biết điều gì sẽ xảy ra. Trong toàn cầu hoá, mọi sự xảy ra rất nhanh chóng và thị trường có thể thay đổi nhanh chóng nếu các nước đã phát triển tìm ra chỗ khác có hệ thống giáo dục tốt hơn, công nhân có kĩ năng tốt hơn, với giá thấp hơn, mọi sự có thể thay đổi rất nhanh chóng.

—-English version—-

Software industry in India

During my visit in India, Dr. Prasad a professor of software engineering shared with me a survey he did last month. According to the survey, the global financial recession has opened more opportunities for Indian software engineers than ever before. The survey results have shown that there are some problems within the industry regarding the retaining of workers and how to attract the best talent but the most surprising finding was that over 70% of respondents said that they were considering working abroad in search of better salaries and opportunity. The reason is many Indian software workers believe that they could go to the U.S or Europe and make ten times more than their current salaries so many are searching for opportunities abroad than in their country. Even those continue to work in India seemed predominantly uncomfortable with their current salaries. More than 90 % admitting that they are either actively seeking jobs with another companies or at least keeping an eye on the job market. In addition, a significant proportion of respondents (over 35%) said that they were considering working for themselves as consultants rather than making some “big bosses” getting richer. In the survey of the richest people in India, seven out of ten came from the software industry.

What this survey found is there is an increasing pressure to making more money because there are more demands in the market. However workers are feeling the pressure and getting angrier. The success of India software industry is that they can do more works for much less so the U.S and Europe are outsourced a lot of works to them to reduce costs in this financial crisis time. As a result, India has faced major skills shortages within the industry so losing people is a situation many companies cannot afford, so some begin to raise the salaries. This creates “salary war” among companies and triggers high turnover of worker, as high as 35% annually. Due to the high demand, government also put a lot of pressure to state universities to produce more software people to meet the demand and this also creates another problem of having “unqualified workers”.

The government plan is to increases its technology workforce to 100 million people by the year 2020. According to this plan, India will have a young and vigorous work force that could be accounted for half of the total technical workforce in the world or one for every two people working in technology would be Indian. By having this kind of workforce, India will become the world’s most talent providers with a third of its economy will be based on high technology. Dr. Kapil Sibal, India’s education minister have an ambitious plan of massively invest in high technology education including biomedical, biotechnology, advanced software and hardware research so it can achieve a 10% growth rate each year for the next ten years. Last week, in a press conference, he reported that India today has 220 million children go to school but only 12% of them make it to college (compared to 68% in the US and 74% in China). Similarly, out of the roughly 510 million workers currently employed in India, only 12% are skilled in technology. And even the “skilled workers” still lack the practical skills that would make them attractive to work outside of India, and he wants to change that.

NASSCOM, the Indian IT industry’s trade association just releases a report that 75% of the engineering graduates are “unemployable” because they do not have the “Practical skills” to work in industry. So to continue a 10% growth rate as the plan indicated India must dramatically improve both the quantity and quality of its skilled worker. But there were disagreements among educators on the means to achieve that goal. For many decades, educational achievement was measured by degree, preferably a college degree or above. But employers in the emerging software industry are seeking workers with practical skills not full of theoretical knowledge. There is disagreement between academia and industry on what students need to learn. Most public educational institutions in India have attempted to achieve “economies of scale” by producing as many students as possible using a “rigidly-defined curriculum” that couldn’t be adjusted to accommodate the industry’s needs. So the debate is still on going.

Dr Prassad told me: “They have been debating about this for the last twenty years, nothing change. I am afraid when Indian is debating, other countries are progressing. It is possible that China, Vietnam, Philippines, Malaysia could overtake us soon if their people can speak English well. Many Indians do not know that their key advantage is that they have the English language, India’s education system is not better than China or Malaysia so if they have language training and improving their education systems faster, no one know what will happen. In globalization, things happen very fast and the market can change quickly if developed countries find another place that has better education system, better skilled workers, at lower prices, thing could change very fast.