Như một phần của bài giảng toàn cầu hoá, tôi mới Zhang Qiwen, một quan chức điều hành của một công ti phần mềm lớn ở Trung Quốc tới cho bài giảng trong lớp Kĩ nghệ phần mềm của tôi. Sau đây là điều ông ấy nói:

“Trong mười năm qua, công nghiệp Công nghệ thông tin (CNTT) của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng nhưng cũng đối diện với một số thách thức nghiêm trọng. Tốc độ của toàn cầu hoá và thay đổi trong công nghệ đã tác động lớn lên công nghiệp CNTT vì nó KHÔNG thể điều chỉnh đủ nhanh để đáp ứng với nhu cầu toàn cầu. Công nghiệp CNTT không có các nhà chiến lược có kĩ năng để nhìn tới lập kế hoạch trước cho nên cấp quản lí quan liêu phải phản ứng với thay đổi, thường phạm sai lầm, và ngành công nghiệp của chúng tôi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt. So với công nghiệp phần mềm của Ấn Độ, Trung Quốc vẫn còn có con đường dài để đuổi kịp.”

“Ngành công nghiệp phần mềm của Trung Quốc còn nhỏ khi so sánh với Ấn Độ. Chẳng hạn, mọi xuất khẩu phần mềm của Thượng Hải làm ít hơn nhiều so với Infosys, một công ti phần mềm Ấn Độ. Có trên mười nghìn công ti phần mềm ở Trung Quốc nhưng phần lớn đều rất nhỏ. Chỉ vài công ti có trên 1000 nhân viên nhưng vấn đề KHÔNG là KÍCH CỠ mà là KĨ NĂNG. Phần lớn các công ti phần mềm Trung Quốc không có tri thức chuyên gia chuyên lĩnh vực và kĩ năng quản lí dự án. Đa số trong họ vẫn hội tụ vào viết mã và kiểm thử nhưng không có quản lí và đào tạo đúng, phần lớn các dự án đều hỗn loạn, có tỉ lệ lỗi cao và đó là lí do tại sao Trung Quốc mất nhiều kinh doanh cho Ấn Độ. Ngày nay công nghiệp phần mềm của Trung Quốc có trên 600,000 người mà vẫn là nhỏ so với năm triệu người ở Ấn Độ. Cung cấp hàng năm người tốt nghiệp CNTT ở Trung Quốc được ước lượng quãng 180,000 so với nhu cầu 850,000 người cho nên có thiếu hụt nghiêm trọng công nhân CNTT, đặc biệt người quản lí dự án phần mềm và các chuyên gia chuyên lĩnh vực.”

“Chất lượng trong các công ti phần mềm Trung Quốc là yếu khi so với Ấn Độ. Mặc dầu ISO và CMMI là phổ biến trong các công ti phần mềm Trung Quốc nhưng sự kiện là chúng phần lớn để trưng ra hơn là thực tại. Có nhiều công ti nhận CMMI mức 5 nhưng nó chỉ là trên giấy tờ vì chất lượng thực của họ chẳng khác gì hơn bất kì mức thấp hơn nào. Vấn đề chính là đào tạo đại học vẫn dựa trên chương trình “cổ điển” của những năm 1960 và 1970 nơi viết mã và kiểm thử là hội tụ chính. Sinh viên được đào tạo để viết mã nhưng không được dạy về kĩ nghệ, qui trình hay thiết kế. Ngay cả ngày nay kĩ nghệ phần mềm vẫn còn tương đối không được biết tới và các kĩ năng chuyên lĩnh vực chỉ được dạy ở các đại học hàng đầu. Hiện thời khó mà thuê được các giáo sư trẻ vì phần lớn trong họ ưa thích làm việc trong công nghiệp thay vì hàn lâm. Phần lớn các đại học chỉ có “các giáo sư già” người được đào tạo từ ba mươi tới bốn mươi năm trước, họ chỉ dạy điều họ biết và sinh viên là nạn nhân của hệ thống giáo dục cổ lỗ. Ngay cả với nhiều sức ép từ chính phủ, hệ thống giáo dục vẫn chậm thay đổi mặc cho nhu cầu của công nghiệp phần mềm về số lớn công nhân có kĩ năng. Vì đào tạo giáo dục phần mềm là yếu, có sút giảm dần về chất lượng của những người tốt nghiệp đại học điều buộc nhiều sinh viên phải tìm giáo dục ở nước ngoài.”

Công nghiệp phần cứng của “Trung Quốc” nằm trong số tốt nhất trên thế giới. Trung Quốc là nhà chế tạo phần cứng lớn thứ ba sau Mĩ và Nhật Bản. Kết cấu nền viễn thông và vật lí của Trung Quốc cung cấp nền tảng quan trọng cho phát triển đất nước. Chính phủ đầu tư năng nổ vào nâng cấp đường sá, sân bay, cầu cống và các kết cấu nền vật lí khác, đặc thù trong vùng công nghiệp hoá đặc biệt ở khu vực ven biển. Nhiều công ti chế tạo phần cứng nước ngoài được định vị lại tại đó và họ cung cấp đào tạo phụ thêm cho công nhân và điều đó giúp cho phát triển khu vực chế tạo máy tính và viễn thông. Nhưng ngày nay phần cứng đang bắt đầu mất ưu thế cạnh tranh. Để bành trướng thị trường nhập khẩu, các công ti hạ thấp giá của họ cho nên lợi nhuận của họ giảm nhanh. Để thay thế cho thiếu hụt này, công nghiệp phần mềm bây giờ được coi là quan trọng. Trung Quốc nhận ra rằng nó không thể phụ thuộc vào một mình phần cứng mà phải thúc đẩy công nghiệp phần mềm vì đó là “linh hồn” của công nghiệp thông tin trong việc chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin.”

“Để thúc đẩy phát triển thị trường phần mềm, Trung Quốc có thể học từ kinh nghiệm của Ấn Độ. Ngày nay thị trường dịch vụ CNTT toàn cầu của Ấn Độ đã đạt tới US $102 tỉ đô la và có thể đạt tới $200 tỉ trước năm 2020. Tăng trưởng cao của họ, giá trị cao là trong chuyên môn hoá lĩnh vực, tích hợp hệ thống, quản lí dịch vụ, hỗ trợ phần mềm, hỗ trợ phần cứng; và tư vấn và giáo dục CNTT. Tất cả những điều này là kinh doanh sinh lời với lợi nhuận cao hơn kĩ năng thấp về viết mã và kiểm thử. Chẳng hạn một công nhân chuyên môn trong miền di động có thể làm được trên US$ 3,000 theo hợp đồng hàng tháng khi so với người lập trình Java có hợp đồng hàng tháng $400 – $ 600. Để có tính cạnh tranh, Trung Quốc phải thay đổi đào tạo hiện thời ở đại học để phát triển công nhân có kĩ năng người có thể cạnh tranh về việc làm tốt hơn. Mặc dầu bộ công nghệ thông tin đã thúc đẩy tới các kế hoạch phát kiến để tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp phần mềm nhưng có sự chống lại vì bất kì thay đổi nào cũng đe doạ cho vị trí của một số người. Không có đào tạo đúng, không thể phát triển được ngành công nghiệp phần mềm mạnh và không có lực lượng lao động có kĩ năng, Trung Quốc không thể xuất khẩu được phần mềm và giữ cho nền kinh tế của nó tăng trưởng. Nếu Trung Quốc có thể cải tiến giáo dục phần mềm của nó, nó có thể nắm được thị trường CNTT lớn vì có thiếu hụt công nhân có kĩ năng trên khắp thế giới.”

“Ngành công nghiệp phần mềm hiện của Ấn Độ hiện thời dựa trên chiến lược xuất khẩu hội tụ vào hai thị trường CNTT lớn nhất, Mĩ và Anh nhưng bỏ qua các thị trường không nói tiếng Anh như Nhật Bản, Đức, Pháp và Italy. Các nước này chiếm tới 30% thị trường CNTT toàn cầu, với tiềm năng $45 tỉ đô la hàng năm và những thị trường này bây giờ mở cho cạnh tranh. Các nước khác như Hà lan, Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan và Áo cũng đưa ra tiềm năng tăng trưởng cùng với các thị trường Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha và Bỉ, cho nên có nhiều thị trường mở ra cho cạnh tranh. Để nắm thị trường này, Trung Quốc hiện thời cải tiến kết cấu nền công nghệ thông tin của nó để làm tốt hơn năng lực cạnh tranh của nó. Chiến lược của chúng tôi không phải là bản sao của xuất khẩu dịch vụ Ấn Độ mà khác. Vì chế tạo phần cứng của chúng tôi đã được thiết lập tốt, chúng tôi sẽ bán trang thiết bị với giá thấp nhưng yêu cầu khách hàng dùng phần mềm sở hữu riêng của chúng tôi. Mục đích tối thượng là tạo ra cả sản phẩm phần cứng và phần mềm với quyền sở hữu trí tuệ riêng của nó, KHÔNG sao chép của ai đó khác.”

“Để đạt tới điều đó, Trung Quốc đã bắt đầu cải tiến hệ thống giáo dục bằng việc hội tụ hơn vào công nghệ phần mềm điều kết nối mọi thiết bị phần cứng vào trong một hệ thống trung tâm có tên là “Internet của mọi thứ” nơi mọi thứ được kiểm soát bằng phần mềm. Chính phủ Trung Quốc xem xét lại kĩ lưỡng công nghiệp phần mềm truyền thống để cải tiến năng lực của nó bằng việc khuyến khích sát nhập và mua nhiều công ti nhỏ thành tập đoàn lớn hơn để cho họ có thể cạnh tranh hiệu quả hơn trong thị trường toàn cầu. Những công ti này phải có khả năng chuyển giao các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng cho yêu cầu của khách hàng. Chúng nên được chuyển giao đúng hạn, phải làm việc lần đầu, và thân thiện người dùng và có thiết kế kĩ thuật tốt. Điều này chỉ có thể được đạt tới bằng việc có công nhân chuyên môn giỏi người có ý thức về thoả mãn của khách hàng. Điều này chỉ có tác dụng khi mọi công nhân tuân theo qui trình được xác định tốt, dùng phương pháp và công cụ phát triển tốt nhất. Do đó đào tạo kĩ sư phần mềm là mấu chốt cho phát triển văn hoá chất lượng có thể đáp ứng mọi yêu cầu này.”

“Công nghiệp phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu vào cùng lúc, nhưng khác biệt giữa hai nước đã trở nên lớn hơn trong hai thập kỉ đầu của phát triển. Lí do chính cho lỗ hổng lớn là giáo dục và đào tạo không hiệu quả và việc bảo vệ không đủ cho sở hữu trí tuệ. Nếu chúng tôi có thể giải quyết được ke hở này bằng việc cải tiến hệ thống giáo dục và bảo vệ sở hữu trí tuệ, chúng tôi có thể phát triển ngành công nghiệp phần mềm mạnh hơn mà có thể cạnh tranh được với bất kì nước nào trên thế giới.”

—English version—

China’s software industry

As part of the globalization lecture, I invited Zhang Qiwen, an executive of a large software company in China to give a lecture to my Software Engineering class. Following is what he said:

“In the past ten years, the Information Technology (IT) industry of China has developed rapidly but also faced some serious challenges. The speeds of globalization and changes in technology have impacted the IT industry significantly as it can NOT adjust quickly enough to meet global demand. The IT industry does not have skilled strategists to look forward to plan ahead so the bureaucracy management has to react to changes, often make mistakes, and our industry have missed many good opportunities. Compared with India’s software industry, China still has a long way to catch up.”

“China’s software industry is small as compare with India. For example, all of Shanghai’s software export is making much less than Infosys, a single Indian software company. There are over ten thousand software companies in China but most are very small. Only few companies have over 1000 employees but the issue is NOT SIZE but SKILLS. Most Chinese software companies do not have domain expertise and project management skills. The majority of them are still focusing on coding and testing but without proper management and trainings, most projects are chaotic, have high defect rate and that is why China is losing a lot of business to India. Today China’s software industry has over 600,000 people which are still small as compare with over five millions in India. The annual supply of IT graduates in China is estimated at 180,000 against a demand of 850,000 so there is a severe shortage of IT workers, especially software project managers and domain specialists.”

“Quality in China’s software companies is weak as compared with India. Although ISO and CMMI are popular among Chinese software companies but the fact is they are mostly for display rather than actual. There is several companies received CMMI level 5 but it is only on paper as their actual quality is no different than any lower level. The main problem is university’s trainings are still based on the “Classic” program of the 1960s and 1970s where coding and testing are the main focus. Students are trained to write code but not taught about engineering, process or design. Even today software engineering is relatively unknown and domain specific skills are only taught in top universities. Currently it is difficult to hire young professors as most of them prefer to work in the industry rather than academic. Most universities only have “old professors” who were trained thirty to forty years ago, they only teach what they know and students are victims of an archaic education system. Even with many pressures from government, the education system is still slow to change despite the software industry’s demand for a large number of skilled workers. Because software education training is weak, there is a steadily decline in the quality of university graduates which force many students to seek education oversea.”

“China‘s hardware industry is among the best in the world. China is the third largest hardware manufacturer after the U.S. and Japan. China’s physical and telecommunications infrastructure provides an important foundation for the development of the country. The government invested aggressively in upgrading roads, airports, ports and other physical infrastructure, particularly in the special industrialized zones in coastal areas. Many foreign hardware manufacturing companies are relocated there and they provide additional trainings to workers and it helps the development of the computer and telecommunications manufacturing sectors. But today hardware is beginning to lose the competitive edge. To expand the import market, companies lower their prices so their profits are decreasing fast. To make up this deficit, software industry is now considered important. China recognizes that it cannot depend on hardware alone but must promote the software industry as it is the “soul” of the information industry during the transition from the industrial age to the information age.”

“To promote the development of software market, China can learn from the experience of India. Today India’s global IT services market have achieved US $102 billion and could reach $200 billion by 2020. Their high growth, high values are in domain specialization, systems integration, services management, software support; hardware support; and IT consulting and education. All of these are lucrative business with high profits than the low level skills of coding and testing. For example a domain specific worker in mobility can make over US$ 3,000 on a monthly contract as compare with a Java programmer with $400 – $ 600 monthly contract. To be competitive, China must change the current training in university to develop skilled workers who can compete for better jobs. Although the ministry of information technology has pushed forward innovation plans to facilitate the development of software industry but there are resistances as any change would threaten some people’s positions. Without proper trainings, it is impossible to develop a strong software industry and without a skilled workforce, China cannot export software and keep its economy growing. If China can improve its software education, it can capture a large IT market because there is a shortage of skilled workers all over the world.”

“Currently India’s software industry is based on its export strategy that focusing on two largest IT markets, the U.S and the U.K but ignore the non-English-speaking markets like Japan, Germany, France and Italy. These countries which account for 30% of global IT market, a potential of $45 billion annually and these markets are now open for competition. Other countries such as the Netherlands, Sweden, Norway, Finland and Australia also offer growth potential along with Switzerland, Spain and Belgium markets, so there are many open markets to compete. To capture this market, China is currently improving its information technology infrastructure to better its competitive capability. Our strategy is not a copy of India’s service export but different. Since our hardware manufacturing is well established, we will sell our equipments at lower prices but require customers to use our proprietary software. The ultimate goal is creating both hardware and software products with its own intellectual property rights, NOT copy of somebody else.”

“In order to achieve that, China has begun to improve the education system by focus more on software technology that connects all hardware devices into one central system called “The Internet of Things” where everything is controlled by software. China government is overhauling the traditional software industries to improve its capability by encouraging merging and acquisition of many small companies into larger conglomerates so they can compete more effectively in the global market. These companies must be able to deliver products and services that meet customer requirements. They should be delivered on time, must work the first time, and is user friendly and technically well-designed. This can only achieved by having good professional workers who are conscious of customer satisfaction. This only work when all workers are following well-defined processes, using the best development method and tools. Therefore the training of software engineer is critical to develop a quality culture can meet all these requirements.”

“China’s and India’s software industries started at the same time, but the difference between the two countries grew bigger during the first two decades of development. The main reasons for the big gap are the insufficient education and training and the insufficient protection of intellectual property. If we can solve this gap by improve the education system and protects intellectual property, we can develop a stronger software industry that can compete with any country in the world.”