18 Jan, 2021
Công nghiệp khoán ngoài Trung Quốc
Bẩy năm trước, nhiều nhà phân tích công nghiệp dã dự báo rằng Trung Quốc sẽ là người khổng lồ làm khoán ngoài CNTT tiếp theo Ấn Độ trước năm 2010, sẵn sàng cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ về vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, ngày nay việc làm khoán ngoài của Trung Quốc vẫn bị giới hạn vào vài nước láng giềng như Nhật Bản và Hàn Quốc thay vì toàn thể thị trường toàn cầu kể cả Mĩ và châu Âu.
Sự kiện là thị trường làm khoán ngoài CNTT toàn cầu trong năm 2009 đã có giá trị USD $180 tỉ đô la nhưng Trung Quốc chỉ làm xấp xỉ USD $8 tỉ đô la và đã chỉ tạo ra 30,000 việc làm mới trong khi Ấn Độ đã làm gần tới USD $97 tỉ và đã tạo ra vài triệu việc làm mới. Sự kiện là Trung Quốc vẫn còn trên đường dài để bắt kịp với Ấn Độ đã làm tôi ngạc nhiên cho nên tháng trước, khi tôi ở Trung Quốc, tôi đã hỏi vài người về ý kiến và khuyến cáo của họ.
Một người chủ công ti phần mềm bảo tôi: “Công nghiệp làm khoán ngoài của Trung Quốc có vài nhược điểm: Mặc dầu hệ thống đại học có thể tạo ra số lớn các công nhân kĩ thuật nhưng chỉ tạo ra vài người quản lí kĩ thuật. Có thiếu hụt người quản lí dự án phần mềm có kinh nghiệm có thể quản lí các dự án CNTT trung bình (50 đến 100 người) và dự án CNTT cỡ lớn (100 – 500 người) trong công nghiệp. Các loại dự án này là rất thông thường trong công việc được khoán ngoài vì phần lớn các công ti KHÔNG khoán ngoài các dự án nhỏ (5 tới 20 người). Trong số các chương trình đào tạo CNTT ở đại học, đại đa số các môn học hội tụ vào ngôn ngữ lập trình, phát triển web, và các công cụ kiểm thử chuyên dụng với ít nhấn mạnh vào vòng đời phần mềm, thiết kế hệ thống hay quản lí dự án. Ngay cả trong các trường kinh doanh kể cả Thạc sĩ quản trị kinh doanh Master of Business Administration (MBA) có nhiều môn học về kế toán, tài chính, tiếp thị nhưng rất ít về quản lí toàn cầu, tiếng nước ngoài và kĩ năng mềm. Đó là lí do tại sao Trung Quốc KHÔNG có đủ người quản lí có kĩ năng doanh nghiệp và ngôn ngữ để tương tác với các nước khác, đặc biệt là khách hàng ở Bắc Mĩ và châu Âu. Nếu hệ thống giáo dục không thay đổi, chúng tôi sẽ không có khả năng đạt tới mục đích của mình về việc lên hàng đầu. Nếu chúng tôi KHÔNG làm gì về điều đó sớm, các nước khác như Nga, Philippines có thể vượt qua chúng tôi lên vị trí hàng đầu.”
Một nhà phân tích bảo tôi: “Doanh nghiệp truyền thống kiểu như quan hệ gia đình trong môi trường kinh doanh nhỏ KHÔNG có tác dụng trong thế giới được toàn cầu hoá nơi mọi người thương lượng thoả thuận kinh doanh dựa trên chiến lược toàn cầu, KHÔNG dựa trên “ai biết ai” hay “ai có quan hệ với ai”. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của chúng tôi vẫn còn chủ trương cách thức truyền thống bởi vì các giáo sư chưa bao giờ biết về cách khác làm kinh doanh vì họ chưa bao giờ rời khỏi Trung Quốc hay làm việc trong công nghiệp. Điều đó đặt sinh viên chúng tôi vào tình huống bất lợi, nếu anh không biết cách thế giới làm kinh doanh thì anh không thể đi xa hơn được. Trung Quốc KHÔNG có đủ kĩ sư yêu cầu để thu được yêu cầu của khách hàng cho công việc được khoán ngoài vì kiểu đào tạo này không tồn tại trong hầu hết các chương trình đào tạo CNTT. Chúng tôi chỉ dạy cho sinh viên là công nhân chứ KHÔNG dạy làm người lãnh đạo doanh nghiệp. Đó là lí do tại sao nhiều công ti CNTT có khó khăn trong đấu thầu các hợp đồng nơi yêu cầu KHÔNG được xác định rõ. Ngay cả với vài triệu sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, phần lớn họ KHÔNG thể làm việc trong doanh nghiệp làm khoán ngoài do kĩ năng ngôn ngữ bị giới hạn. Kết quả là hơn ba phần tư công việc làm khoán ngoài của Trung Quốc được tập trung vào Nhật Bản và Hàn Quốc nơi công việc bị giới hạn vào kiểm thử, lập trình bởi vì Trung Quốc có nhiều người có thể nói tiếng Nhật Bản và Hàn Quốc. Nếu chúng tôi KHÔNG chủ trương đào tạo thêm về ngôn ngữ, chúng tôi không thể tăng trưởng được công nghiệp của chúng tôi.”
Một giáo sư khác giải thích: “Trong nhiều năm, kinh tế Trung Quốc tập trung vào “phát triển sản phẩm” nhưng việc khoán ngoài CNTT là về “chuyển giao dịch vụ”. Có khác biệt nền tảng giữa sản phẩm và dịch vụ. Với phát triển sản phẩm, yếu tố then chốt là lao động rẻ hơn và tiện nghi chế tạo tốt hơn. Trung Quốc có nhiều công nhân lao động và chính phủ đã chi hàng tỉ trong phát triển nhiều xưởng máy tốt. Tuy nhiên, trong công nghiệp dịch vụ, yếu tố then chốt là tri thức và kĩ năng điều có nghĩa là sự tập trung phải được dịch chuyển sang đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục hiện thời KHÔNG có năng lực đáp ứng cho những nhu cầu này. Có cấp bậc trong hệ thống giáo dục của chúng tôi với các trường quốc gia bậc hàng đầu, các trường quốc gia bậc hai và các trường địa phương bậc ba. Các trường hàng đầu nhận được sự chú ý quốc gia và sự hỗ trợ mạnh của chính phủ cho nên họ có thể tạo ra được các sinh viên xuất sắc. Sinh viên tốt nghiệp của họ không có vấn đề trong tìm việc làm nhưng số lượng họ rất hạn chế, có thể vài nghìn người từng năm. Sinh viên tốt nghiệp từ các trường bậc hai và bậc ba, tính chiếm tới hơn 80% số sinh viên, không có ưu thế đó. Họ chịu đựng việc lớp học quá đông, sách giáo khoa cổ lỗ, phòng thí nghiệm cũ kĩ, chương trình đào tạo lạc hậu, giáo sư có kĩ năng trung bình và đó là lí do tại sao nhiều người gặp lúc khó khăn tìm việc. Mỗi năm, chúng tôi có vài triệu sinh viên tốt nghiệp không có việc làm và có một số ngày càng tăng những người thất nghiệp trong những người đã tốt nghiệp. Họ học ở khu vực này rồi làm việc ở khu vực khác, phần lớn không liên quan gì tới giáo dục của họ. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy những người tốt nghiệp làm việc trong các cửa hàng, bán quần áo, bán và mua các thiết bị điện tử cũ, bán bảo hiểm, hay thậm chí phục vụ trong các quán ăn. Vấn đề này gợi nên lo lắng lớn trong thanh niên của chúng tôi về giá trị của hệ thống giáo dục đại học của chúng tôi và cơ hội kiếm sống tốt. Công việc vất vả của họ và đầu tư vào giáo dục phụ thuộc vào hệ thống giáo dục và nó có thể thay đổi nhanh chóng thế nào để đáp ứng nhu cầu. Như hiện nay, KHÔNG thay đổi gì mấy. Trong nhiều năm, có nhiều tranh cãi về cách thay đổi và thay đổi cái gì nhưng cho tới giờ không ai làm gì về điều đó cả. Không có chương trình đào tạo chuẩn để tập trung vào kĩ năng CNTT đặc thù nào, thay vì thế từng trường có chương trình riêng của họ, tuỳ theo việc có sẵn các giáo sư bởi vì có thiếu hụt lớn về các giáo sư CNTT có chất lượng. Nếu chúng tôi KHÔNG bắt đầu tạo ra chương trình đào tạo mới hội tụ vào nhu cầu của khách hàng, điều là nhu cầu của công nghiệp và có công nhân có kĩ năng thì chúng tôi sẽ KHÔNG có khả năng nắm bắt được cơ hội vàng này.”
Một nhà phân tích công nghiệp bảo tôi: “Nhược điểm then chốt của chúng tôi là KHÔNG có chính sách của chính phủ trung ương để hỗ trợ cho doanh nghiệp làm khoán ngoài. Ấn Độ có kế hoạch chiến lược CNTT quốc gia từ 1992 và nó rất hiệu quả. Chính phủ của chúng tôi KHÔNG có khả năng gắn sự hội tụ quốc gia mạnh vào việc làm khoán ngoài CNTT. Cho dù họ đã chỉ định 20 thành phố là trung tâm làm khoán ngoài CNTT nhưng để điều đó lại cho chính quyền địa phương thực hiện nó. Đó là lí do tại sao có cạnh tranh cao về kinh doanh làm khoán ngoài giữa các thành phố và chính quyền tỉnh. Vì chính quyền địa phương đã biết được từ thành công của họ trong đầu tư vào phát triển sản phẩm, họ lập tức xây dựng các trung tâm CNTT lớn, các công viên công nghệ lớn với kết cấu nền mạnh và hi vọng rằng doanh nghiệp CNTT sẽ tới. Họ KHÔNG làm khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ bởi vì không ai đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Ngày nay Trung Quốc có công viên công nghệ lớn với nhiều toà nhà trống rỗng bởi vì không có công nhân có kĩ năng, cái là yếu tố then chốt trong chuyển giao dịch vụ CNTT, họ không thể thu được kinh doanh làm khoán ngoài của nước ngoài. Khi ông đi thăm Ấn Độ, ông chỉ thấy ba tới bốn trung tâm công nghệ CNTT ở Bangalore, Chennai, Hyderabad, và Mumbai bởi vì chính phủ Ấn Độ biết cách tập trung vào vài trung tâm xuất sắc nơi họ có tập trung tốt các công nhân. Điều này ngược lại với Trung Quốc nơi gần như ở mọi thành phố chính, ông có thể thấy các công viên công nghệ lớn. Bởi vì nỗ lực rải rác này, không ai làm tốt cả vì họ cứ cạnh tranh lẫn nhau. Ngoại lệ duy nhất là Đại Liên, Bắc Kinh và Tô Châu bởi vì họ nhận được công việc từ Nhật Bản, và Hàn Quốc. Nếu chúng tôi KHÔNG hội tụ vào vài khu vực và đưa nỗ lực cần thiết vào để phát triển công nhân có kĩ năng, chúng tôi sẽ KHÔNG có khả năng thịnh vượng từ việc làm khoán ngoài CNTT.”
Một quan chức chính phủ giải thích: “Mặc dầu Trung Quốc vẫn được xem xét cho công việc làm khoán ngoài CNTT vì chúng tôi vẫn được xếp hạng số hai sau Ấn Độ nhưng thực ra, phần lớn các công ti ở Trung Quốc KHÔNG thể tăng qui mô hoạt động để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Phần lớn các công ti làm khoán ngoài đều là nhỏ so với Ấn Độ hay Philippines. Công ti lớn nhất có quãng 10,000 công nhân phần mềm khi năm công ti Ấn Độ hàng đầu có 80,000 tới 120,000 công nhân. Thực tại, phần lớn các công ti Trung Quốc, về trung bình, có quãng 100 tới 500 người, về căn bản quá nhỏ để có được công việc khoán ngoài. Năm ngoái, một công ti phương tây bảo chúng tôi rằng dự án được khoán ngoài của họ xấp xỉ quãng 300 tới 500 người và họ muốn khoán ngoài quãng mười tới hai mươi dự án mỗi năm. Chúng tôi chỉ có hai công ti đáp ứng được yêu cầu này cho dù điều đó có nghĩa là toàn bộ công ti phải làm việc cho các dự án đó. Đến cuối cùng, hợp đồng chuyển sang Ấn Độ thay vì Trung Quốc. Nếu chúng tôi tiếp tục thái độ doanh nghiệp nhỏ truyền thống bằng việc tiếp tục duy trì mức nhỏ và không tăng trưởng thì chúng tôi không thể cạnh tranh được trong kinh doanh toàn cầu.”
Một người chủ công ti phần mềm bảo tôi: “Có cạnh tranh về công nhân có kĩ năng trong các công ti địa phương. Tỉ lệ thay người cao trong các công nhân CNTT đang tồi tệ hơn mỗi năm với công nhân trung bình đổi việc làm cứ sau mười sáu tháng. Nhiều công ti thuê người tốt nghiệp CNTT, đào tạo họ trong vài tháng, đầu tư nhiều vào họ nhưng sau khi có được kĩ năng, phần lớn sẽ rời bỏ đi sang công ti khác để có lương tốt hơn. Đó là lí do tại sao nhiều công ti dừng thuê người tốt nghiệp CNTT. Vấn đề này đang ngày càng khó hơn bởi vì gần đây, nhiều công ti CNTT Ấn Độ đã lập các trung tâm vận hành ở Trung Quốc để cạnh tranh với công ti địa phương. Các công ti Ấn Độ như TCS, Wipro, Infosys đã đưa ra lương cao hơn nhiều và phúc lợi tốt hơn các công ti Trung Quốc. Trong vài năm qua, những công ti khổng lồ Ấn Độ này cũng đã mua nhiều công ti CNTT nhỏ ở Trung Quốc và bắt đầu đóng vai trò chính trong kiểm soát kinh doanh làm khoán ngoài ở đó. Khi có liên quan tới các công ti Ấn Độ, phần lớn công việc sinh lời sẽ chuyển về Ấn Độ nhưng phần kém sinh lời hơn nhưng yêu cầu nhiều lao động hơn như viết mã, kiểm thử sẽ được chuyển cho Trung Quốc. Mọi người đều biết rằng kinh doanh làm khoán ngoài là lớn và cứ ngày càng lớn hơn vì nhu cầu giảm chi phí và tìm công nhân có kĩ năng vẫn tiếp tục trên toàn thế giới. Vấn đề là chúng tôi đang cạnh tranh với nhau về công nhân và không chú ý tới người khổng lồ Ấn Độ và có thể là chúng tôi không thể cạnh tranh được với Ấn Độ nếu họ có thể chi phối thị trường địa phương của chúng tôi.”
Một quan chức chính phủ khác giải thích: “Chúng tôi vẫn có nhiều điều phải học về toàn cầu hoá, chúng tôi vẫn có nhiều điều phải học về kinh doanh toàn cầu vì chúng tôi cần tiếp thị thương hiệu của chúng tôi cho thế giới. Ngày nay mọi người đều biết về các công ti Ấn Độ như TCS, Wipro, Infosys nhưng không ai thậm chí nghe nói tới các công ti CNTT Trung Quốc. Trong nhiều năm, chúng tôi đã tiếp thị bản thân chúng tôi như rẻ hơn Ấn Độ và điều này tuyệt đối sai. Chúng tôi chưa bao giờ nhắc tới chất lượng, chúng tôi chưa bao giờ nhắc tới kĩ năng, chúng tôi chưa bao giờ nhắc tới kết cấu nền hiện đại của chúng tôi mà còn tốt hơn nhiều nước. Về cơ bản chúng tôi KHÔNG biết về tiếp thị và vì không có bằng chứng của các dự án làm khoán ngoài được chuyển giao một cách thành công bởi các công ti Trung Quốc, chúng tôi không thể xây dựng được danh tiếng tốt. Nếu chúng tôi không có danh tiếng tốt thì rẻ hơn chẳng có nghĩa gì. Ngày nay chúng tôi không có “thương hiệu” mạnh cho năng lực làm khoán ngoài của Trung Quốc bởi vì chúng tôi không có dự án lớn nào để chứng minh kĩ năng của chúng tôi. Chúng tôi chỉ làm việc lập trình và kiểm thử nhỏ cho các nước khác điều không khác gì với các nước khác như Việt Nam, Bangladesh, và các nước châu Phi. Chúng tôi vẫn cạnh tranh giữa các thành phố của chúng tôi về làm cho các doanh nghiệp nước ngoài nơi mọi người đều công bố rằng họ là tốt nhất mà không có bằng chứng nào. Điều này làm tổn thương hình ảnh quốc tế của chúng tôi bởi vì nó phân mảnh nỗ lực quốc gia của chúng tôi. Vì tầm quan trọng của danh tiếng là mấu chốt trong kinh doanh toàn cầu, vẫn có nhiều thứ chúng tôi phải làm để cải tiến hình ảnh của chúng tôi nhưng trước tiên chúng tôi phải bỏ “hình ảnh rẻ hơn và kĩ năng thấp” mà chúng tôi đã quảng cáo trong nhiều năm. Chúng tôi phải học từ sai lầm quá khứ và trưởng thành trong khu vực này bởi vì thế kỉ 21 là khu vực nhanh nhất cho tăng trưởng kinh tế của chúng tôi. Chúng tôi không thể dựa trên chế tạo thêm nữa, chúng tôi phải dựa trên sức mạnh của chúng tôi, điều là một tỉ người có kĩ năng cao, sẵn sàng làm kinh doanh ở bất kì đâu.”
—-English version—-
China outsourcing industry
Seven years ago, many industrial analysts had predicted that China will be the next IT outsourcing giant by 2010, ready to compete directly with India for the top position. However, today China’s IT outsourcing is still limited to few neighboring countries like Japan and Korea instead of the entire global markets including the U.S and Europe. The fact is the global IT outsourcing markets in 2009 was valued at USD $180 billion but China only made approximately USD $8 billion and created only 30,000 new jobs when India made close to USD $97 billion and created several million new jobs. The fact that China is still a long way to catch up with India surprised me so last month, when I was in China, I asked several people for their opinions and recommendations.
A software company owner told me: “China’s IT outsourcing industry has several weaknesses: Although the university system can produce large number of technical workers but only few technical managers. There is a shortage of experienced software project managers that can manage medium (50 to 100 people) and large size IT projects (100 – 500 people) in the industry. These kinds of project are very common in outsourced works since most companies do NOT outsource small projects (5 to 20 people). Among the IT training programs in university, the majority of courses are focusing on programming languages, web developments, and specific testing tools with little emphasis on the software lifecycle, system design or project management. Even in business schools including the Master of Business Administration (MBA) there are many courses on accounting, finance, marketing but very few on global management, foreign languages and soft skills. That is why China does NOT have enough managers with business and language skills to interact with other countries, especially customers in North America and Europe. If the education system do not change, we will not be able to reach our goal of being on the top. If we do NOT do anything about it soon, others such as Russia, Philippines could bypass us and be on top positions”.
A business analyst told me: “Traditional business such as family relationship in small business environment do NOT work in a globalized world where people negotiate deals based on global strategy, NOT on “who know whom” or “who is related to whom”. However, our training programs are still advocate the traditional ways because professors never learn about another way of doing business as they never leave China or work in the industry. That put our students in a disadvantage situation, if you do not know how the world is doing business than you cannot go further. China does NOT have enough requirements engineers to obtain customer’s requirements for outsourced works as this type of training does not exist in most IT training programs. We only teach students to be workers NOT business leaders. That is why many IT companies have difficulty in bidding on contracts where requirements are NOT well defined. Even with several million students graduating each year, most of them can NOT work in the outsourcing business due to limited language skills. As a result, more than three-fourths of China’s outsourcing works are focused on Japan and S. Korea where the works are limited to testing, programming because China has many people who can speak Japanese and Korean languages. If we do NOT advocate more language training, we cannot grow our industry”.
Another professor explained: “For many years, China’s economy is focusing on “Product development” but IT outsourcing is about “Service delivery”. There is a fundamental difference between product and service. For product development, the key factors are cheaper labor and good manufacturing facilities. China has plenty of labor workers and government already spent billion in developing many good factories. However, in service industry, the key factors are knowledge and skills which means the focus must be shifted to investment in education and training. However, the current education system is NOT capable of meeting these needs. There is a tier system in our education system with top tier national schools, second tier state schools and third tier local schools. Top schools receive national attention and strong government supports so they can produce excellent students. Their graduates have no problem of finding jobs but the number of them is very limited, maybe a few thousand each year. Graduates from second-tier and third tier schools, which accounts for more than 80% of students population, do not have that advantages. They suffered from overcrowded classrooms, old textbooks, archaic laboratories, obsolete training programs, average skilled professors and that is why many are having difficult time to find jobs. Each year, we have several million unemployed graduates and there is a growing number of under-employment among graduates. They study one area then work at different area, mostly has nothing to do with their education. One can easily find graduates working in department stores, selling clothes, selling and buying old electronics devices, selling insurance, or even serve foods in restaurants. This issue raises significant anxiety among our young people about the value of our college education system and the chance of making a good living. Their hard work and investment in education is depending on the education system and how fast can it change to meet the demand. As of now, it is NOT changing much. For several years, there are plenty of debates about how to change and what to change but so far no one would do anything about it. There is no standard training program to focus on any particular IT skills, instead each school has their own program, depending on the available of professors because there is significant shortage of qualified IT professor. If we do NOT begin to create new training program that focus on what customers’ needs, what industry’s needs and having skilled workers than we will NOT be able to capture this golden opportunity”.
An industrial analysts told me: “Our key weakness is there is NO central government policy to support outsourcing business. India had a National IT strategy plan since 1992 and it is very effective. Our government have NOT been able to put together a strong nationwide focus on IT outsourcing. Even they designated 20 cities to be IT outsourcing centers but leave it up to local governments to implement it. That is why there is high competition for outsourcing business among cities and provincial governments. As local government learned from their success in investment for product development, they immediately build large IT centers, large technology parks with strong infrastructures and hope that IT business will come. They do NOT differentiate between product and service because no one invest in education and training. Today China has large technology parks with many empty buildings because without the skilled workers which are the key factor in deliver IT services, they cannot obtain foreign outsourcing business. When you travel in India, you only saw three to four IT technology centers in Bangalore, Chennai, Hyderabad, and Mumbai because India government know how to focus on a few centers of excellence where they have a good concentration of workers. This contradict with China where in almost every major cities, you can find large technology parks. Because of this scatter effort, no one is doing well as they keep competing with each other. The only exception is Dalian, Beijing and Suzhou because they received works from Japan, and S. Korea. If we do NOT focus on few areas and put in the necessity efforts to develop skilled workers, we will NOT be able to prosper from IT outsourcing”.
A government officer explained: “Although China is still being considered for IT outsourcing works as we are still ranked as number two behind India but in reality, most companies in China can NOT scale up operations to meet the global demand. Most outsourcing companies are small compare with India or the Philippines. The largest company has about 10,000 software workers when the top five India companies have 80,000 to 120,000 workers. Actually, most Chinese companies, on the average, have about 100 to 500 people, basically too small to get outsourced works. Last year, one western company told us that their outsourced project was approximately about 300 to 500 people and they want to outsource about ten to twenty projects per year. We had only two companies that meet the requirement even that means the entire company must work on those projects. In the end, the contract went to India instead of China. If we continue the traditional small business attitude by continue to stay small and not growing than we cannot compete in global business”
A software company owner told me: “There is a competition for skilled workers among local companies. The turnover rate among IT workers is getting worst each year with average workers change jobs every sixteen months. Many companies hire IT graduates, train them for several months, invest a lot on them but after acquire the skills, most would left to another companies for better wages. That is why many companies stop hiring IT graduates. This issue is getting more difficult because recently, many Indian IT companies have set up operating centers in China to compete with local companies. Indian companies like TCS, Wipro, Infosys have offered much higher wages and better benefits than Chinese companies. In past few years, these Indian giants have also acquired many smaller IT companies in China and began to play a major roles in control the outsourcing business there. As far as Indian companies’ concern, most of the profitable works will go to India but the less profitable but require more labor intensive such as coding, testing will be moved to China. Everyone know that outsourcing business is large and keep getting larger as the need to reduce cost and finding skilled workers continue throughout the world. The problem is we are competing with each others for workers and not pay attention to these Indian giants and it is possible that we cannot compete with India if they can dominate our local market”.
Another government officer explained: “We still have a lot to learn about globalization, we still have a lot to learn about global business as we need to market our brand to the world. Today everybody knows about Indian companies such as TCS, Wipro, Infosys but no one even heard of Chinese IT companies. For years, we have market ourselves as cheaper than India and this is absolutely wrong. We never mention about quality, we never mention about skills, we never mention about our modern infrastructure which are much better than many countries. Basically we do NOT know about marketing and since there is no evidence of outsourcing projects successfully delivered by Chinese companies we cannot build a good reputation. If we do not have good reputation than cheaper does not mean anything. Today we have no strong “brand” for China’s outsourcing capabilities because we do not have any large projects to prove our skills. We only do small programming and testing for others which is no different from other countries such as Vietnam, Bangladesh, and African countries. We are still compete among our cities for foreign business where everybody claimed that they are the best without any evidences. This hurt our international image because it fragment our national effort. As the importance of reputation is critical in global business, there is still a lot of things that we must do to improve our image but first we must abandon the “Cheaper image and low skills” that we have advertised for many years. We must learn from past mistakes and grow in this area because in the 21st century this is the fastest area to grow our economy. We cannot rely on manufacturing anymore, we must rely on our strength which is a billion people with highly skills, ready to do business anywhere”.